Những vấn đề của cuộc khủng hoảng Kosovo - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Những vấn đề của cuộc khủng hoảng Kosovo



 
LỜI MỞ ĐẦU
I. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG KOSOVO
II. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG
1. Nguyên nhân bên trong
2. Nguyên nhân bên ngoài
III. GIẢI PHÁP CHO CUỘC KHỦNG HOẢNG
1. Giải pháp trên thực tế
2. Giải pháp quân sự cho Kosovo - cái được và những cái tồn tại
3. Đề xuất giải pháp cho khủng hoảng Kosovo
IV. KẾT LUẬN CHUNG
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI MỞ ĐẦU
Sự kiện Kosovo còn là một ví dụ hết sức cần thiết để chứng tỏ rằng giải pháp sử dụng vũ lực luôn là một yếu tố hạ sách nhất cho dù nó có đạt được một chút ít kết quả đi chăng nữa. Kosovo được xem là quan trọng hơn cả khi nó luôn là một vấn đề được xem xét và nghiên cứu đối với rất nhiều quốc gia trong giai đoạn hiện nay, trong thời điểm mà các xung đột về sắc tộc, tôn giáo xung đột giữa phong trào li khai và chống li khai... đang còn rất nhiều và thậm chí có xu hướng gia tăng. Xem xét sự kiện rồi rút ra bài học để làm sao xử lý tốt các vấn đề tương tự còn tồn tại đối với nước mình là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo cũng như của những người nghiên cứu hay làm trong công tác đối ngoại. Cụ thể hơn là xử lý làm sao để tránh được những tác động xấu đối với quốc gia giống như là việc bị bên ngoài dùng vũ lực can thiệp và đưa ra được các khả năng thực thi nhất cho xung đột.
Bài tiểu luận này dựa trên những vấn đề của cuộc khủng hoảng Kosovo và từ đó đề xuất một số giải pháp cho chính vấn đề này trong giai đoạn hiện nay, khi mà nhiều giải pháp trước đó đã bộc lộ những mặt hạn chế nhiều hơn những cái được mà chúng mang lại. Do sự phức tạp của sự kiện, giải pháp trong bài này được đưa ra chưa chắc đã phải là tối ưu, mong thầy cô và các bạn bình luận và đóng góp thêm ý kiến.
I. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG KOSOVO
Nguyên nhân cuộc khủng hoảng Kosovo là do xung đột sắc tộc giữa người Serbia và người Kosovo gốc Albani. Sự kiện này dẫn đến một tình trạng hết sức căng thẳng trong lòng Châu Âu bởi xung đột có nguy cơ lan rộng do có rất nhiều người gốc Albnia khác sống ở các nước khác trong lục địa này tiến hành các hoạt động phản đối Nam Tư. Đồng thời, đấu tranh ly khai ở Kosovo sẽ tạo ra một tiền tệ nguy hiểm và có thể là nguy cơ làm cho Châu Âu bị chia nhỏ hơn nữa. Các cuộc thương lượng, đàm phán giữa 2 bên cũng như những cố gắng của nhiều nhà thương thuyết quốc tế nhằm đi đến giải pháp chính trị cho Kosovo cuối cùng vẫn chưa thể làm cho xung đột chấm dứt. Lợi ích của 2 bên còn khác xa nhau và các cuộc ẩu đả vẫn tiếp tục thậm chí còn tăng lên. Mỹ và Nato do vậy đã quyết định tăng cường sức ép đơn phương đối với Nam Tư bằng vũ lực để ép nước này chấm dứt việc tấn công quân sự đối với cộng đồng người Albania Kosovo và thực hiện giải pháp chính trị cho tỉnh này. Hành động trên của Mỹ và các nước trong khối Nato đã tạo ra phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế bởi sự việc này tạo ra những tác động rất xấu trong quan hệ quốc tế như việc một tổ chức khu vực tấn công vào 1 nước có chủ quyền và không thuộc tổ chức này là một ví dụ.
Sau khi Mỹ và Na To hoàn thành việc trút bm đạn xuống Nam Tư, tình hình của Kosovo có lắng xuống nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại. Giải pháp quân sự của NaTo cũng không phải là không có một chút tác dụng nào nhưng những mặt chưa được của nó còn để tồn để lại rất nhiều. Vậy cụ thể của nguyên nhân cuộc khủng hoảng và vấn đề giải pháp đã được thực hiện ở đây là như thế nào?
II. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG
1. Nguyên nhân bên trong
Đây là nguyên nhân mang tính chất mấu chốt của khủng hoảng Kosovo. Người Serbia vốn lập lên Nhà nước mình ở khu vực Ban Căng đã lâu và đến khoảng đầu thế kỷ XIV Vương quốc Serbia trở nên cường thịnh và bao gồm cả Boxnia, Slovenia, Croatia. Trong thế kỷ này Kosovo được coi là một biểu tượng hào hùng cho tinh thần đấu tranh chống đế quốc Ottoman của dân tộc Serbia. Nhưng đế quốc Ottoman đã thành công trong việc thôn tin khu vực này. Sự cai trị của đế quốc Ottoman trên vùng đất của Serbia mang theo những xáo trộn về dân số và tôn giáo. Người Albania, đạo Hồi cùng theo đó xâm nhập vào đây. Trong những thế kỷ sau đó, cả Ban Căng bị chia sẻ, giành giật giữa đế quốc Ottoman và triều đại Hax - bu - rơ, tiếp theo đó là đế quốc Áo - Hung. Sự di dân, qúa trình đấu tranh đòi độc lập dân tộc xen kẽ với các đế quốc cai trị chống lại liên minh của dân tộc khác và đế quốc khác là nguyên nhân tồn tại cùng một lúc hai quá trình trái ngược nhau. Quá trình phân tách và quá trình đồng hoá dân tộc, tôn giáo. Điều này giải thích cho hiện tượng đa dân tộc, đa tôn giáo và sự bố trí nhiều khi xen kẽ giữa các cộng đồng dân tộc và tôn giáo khác nhau, cũng như những mối hiềm khích giữa các cộng đồng ở Ban Căng. Vào đầu thế kỷ XIX, sau cuộc nổi dậy của người Serbia. Nhà nước Serbia ra đời và không ngừng mở rộng đất đai, đặc biệt là thông qua các cuộc chiến tranh Ban Căng. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ I, Serbia trở thành Nam Tư và bao gồm cả Kosovo, Vovoidin, Mongtenegro, Boxnia, Croatia, Slovenia và là một quốc gia đa dân tộc.
Trong chiến tranh thế giới II, Nam Tư bị phát xít chiếm và chia cắt (Kosovo lúc đầu bị đưa cho Albania, sau đó Italia sát nhập). Kết thúc chiến tranh, phát xít bị thua, Nam Tư lại được thừa nhận là một nước gồm 6 nước: Serbia, Slovenia, Croatia, Boxnia, Mongtenegro, Maxedonia và 2 khu vực tự trị Kosovo và Vovoidin.
Những năm 80, kinh tế Nam Tư đi xuống, các căng thẳng xã hội tăng lên, trong đó đặc biệt có vấn đề mâu thuẫn dân tộc. Tình trạng này dẫn đến việc xoá bỏ quyền tự trị cho 2 tỉnh Vovoidin và Kosovo vào năm 1989 dưới chính quyền của Tổng thống Molosevic, đồng thời cũng đưa đến việc 4 trong 6 nước cộng hoà của Liên Bang tách ra độc lập: Slovenia, Coroatia (1991), Boxnia, Masedonia (1992).
Tại Kosovo nơi có 90% là người Albania theo đạo hồi, 10% là người Serbia theo đạo cơ đốc chính thống, mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo lên cao từ khi một chính phủ của người Albania bí mật ra đời, tồn tại song song cùng chính phủ hợp pháp và đặc biệt khi người Albania ở Kosovo đã thành lập lực lượng vũ trang chống đối bí mật có tên gọi "Quân đội giải phóng Kosovo (KLA)" với chủ trương bạo động. Được sự giúp đỡ bí mật của phía Albnia, lực lượng này tiến hành các hoạt động khủng bố để đối phó với chính phủ Trung ương đang tăng cường các hành động để đối phó lại với phong trào này.
Sự phân biệt đối xử trong chính sách của Tổng thống Milosevic đối với các dân tộc không phải là người Serbia cũng như chính sách cứng rắn và thiếu khôn khéo của ông là nguyên nhân không nhỏ đẩy mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo vốn có từ lâu đời lên cao. Nhưng bên cạnh đó, nếu không có sự can thiệp của bên ngoài thì có lẽ không có khủng hoảng bùng nổ rộng như tình hình vừa qua.
2. Nguyên nhân bên ngoài
Đây là nguyên nhân làm cho xung đột trở nên căng thẳng hơn. Bắt đầu là từ phía Đức, trên cơ sở những mối quan hệ văn hoá truyền thống gần gũi với miền Tây Nam Tư cũ cùng với mong muốn khẳng định vai trò ảnh hưởng của mình ở Châu Âu đã ủng hộ Slovenia, Croatia tách ra độc lậpu. Các nước Tây Âu khác ban đầu ủng hộ việc bảo toàn thống nhất Liên Bang Nam Tư chứ không muốn vấn đề Nam Tư sẽ tạo ra một phản ứng lây lan đòi phân tách của các cộng đồng dân tộc khác nhau. Nhưng sau đó do các nước Châu Âu không muốn để Đức hoàn toàn bị chi phối chiều ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status