Một vài tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Mường ở Phú Thọ hiện nay - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Một vài tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Mường ở Phú Thọ hiện nay



MỤC LỤC
 
Mở đầu
Chương I : Nguồn gốc lịch sử của người Mường ở Phú Thọ
I. Nguồn gốc lịch sử của người Mường ở Phú Thọ
Chương II : Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường ở Phú Thọ
2.1. Khái niệm tín ngưỡng
2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường ở Phú Thọ hiện nay
Chương III : Hoạt động thờ cúng tổ tiên của người Mường ở Phú Thọ hiện nay - Thực trạng và giải pháp
3.1. Thực trạng của xu hướng hoạt động thờ cúng tổ tiên của người Mường ở Phú Thọ hiện nay
3.2. Phương hướng, giải pháp nhằm định hướng đúng đắn hoạt động thờ cúng tổ tiên của người Mường ở Phú Thọ hiện nay
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trong quá trình hình thành và tồn tại, đều có chức nông nghiệp đền bù hư ảo và xoa Dịu nỗi đau hiện thực và hướng tới sự giải thoát về tinh thần.
Ph.Ănghen cho rằng : “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ ; chỉ là sự phản ánh trong đó có lực lượng trần thế đã mang hình thức siêu thần thế” (16) và “bên cạnh những lực lượng siêu nhiên, lại còn có các lực lượng xã hội tác động - những lực lượng này đối lập với con người một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy” (17).
Như vậy tín ngưỡng, tôn giáo là một tiểu hệ thống các kiến trúc thượng tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng đã sinh ra chúng và phản ánh sự bất lực của con người trước các lực lượng tự nhiên và xã hội. Nhìn tổng quát tuy có mặt tích cực nhưng mặt tiêu cực là phần nhiều. Thực tế lịch sử đã chứng minh, tín ngưỡng, tôn giáo là vật cản rất lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại.
2- Tín ngưỡng, tôn giáo đều là sự thể hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người đối với một thực thể siêu việt nào đấy như thượng đế, thần, phật, tổ tiên. .. Niềm tin trong tín ngưỡng, tôn giáo là một niềm tin đặc biệt của chủ thể nhận thức, chủ thể có thể là cá nhân, có thể là nhóm người, cộng đồng người… Niềm tin nó được hình thành trên cơ sở những nhận định thiếu hụt về khách thể và do giai đoạn lịch sử, nên nó hình thành nên các ý niệm, biểu tượng tôn giáo.
Niềm tin tôn giáo còn được hình thành trong hoàn cảnh tù túng, bất lực của con người trước cuộc sống họ không làm chủ được mình “hay đánh mất mình” và có nhu cầu được đền bù xoa Dịu bằng niềm tin vào lực lượng siêu nhiên. Nó được hình thành và tồn tại trên cơ sở tình cảm tâm lý tôn giáo. Bản chất niềm tin tôn giáo là khẳng định sự tồn tại và khả năng cứu giúp con người của thần thánh.
Như vậy, niềm tin vào cái siêu thực, đấng thiêng liêng là hạt nhân của tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng, tôn giáo đều có chức năng đền bù hư ảo nỗi khổ đau hiện thực của con người.
3- Tín ngưỡng, tôn giáo đều có hệ thống nghi lễ, bao gồm những biểu tượng mang tính thần thánh, những điều răn dạy, kiêng kỵ, hệ thống nghi lễ, hình thức, phương tiện để chuyển tải ý thức. Niềm tin tôn giáo, nó giữ vai trò quan trọng cho sự hoà nhập cộng đồng, nâng sức mạnh của con người lên trên bản thân mình và giúp họ cảm nhận về thế giới của thần linh.
Bên cạnh những cái giống nhau thì tín ngưỡng, tôn giáo cũng có những điểm khác nhau cơ bản sau :
1- Tín ngưỡng xét về mặt lôgic hình thức thì là khái niệm có nội hàm hẹp hơn tôn giáo. Bởi vậy tôn giáo thì lúc nào cũng là tín ngưỡng, con mọi hình thức tín ngưỡng chưa chắc đã phải là tôn giáo.
2- Tín ngưỡng được hình thành ngay từ trong cuộc sống rất phong phú và đa dạng, chủ yếu là do xúc cảm và kinh nghiệm mang lại. Nó phản ánh thiếu sự tính chất sàng lọc, khái quát, thiếu cơ sở lý luận chặt chẽ. Thường mang tính dân gian đời thường. Còn tôn giáo được hình thành trên cơ sở lý luận chặt chẽ, có cơ sở thế giới quan là chủ nghĩa duy tâm. Mặt khác tôn giáo đi giải thích thế giới từ những thực tế tinh thần khách quan có trước, sáng tạo và chi phối thế giới hiện thực và hàng loạt các kinh, sách ra đời để chứng minh cho sự đúng đắn của đức tin tôn giáo. Nó được diễn ra như : linh hồn, thượng đế, thiên đàng, địa ngục, niết bàn…
3- Tín ngưỡng có kết cấu rất đơn giản, nó được hình thành và tồn tại dựa vào cơ sở của các phép lạ, đấng siêu nhiên, vào thế giới vô hình như : thần linh, tổ tiên, thần sông, núi, âm ty, địa ngục, ma, quỉ… niềm tin ấy nó mang tính huyền bí hay mờ ảo, không rõ ràng, chưa đạt đến chính xác và khái quát cao, mang tính giản đơn và dựa vào cảm tính là chính. Còn tôn giáo thì có cấu trúc khá phức tạp có mối quan hệ qua lại với thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức, tâm lý, tình cảm, niềm tin, đức tin…
Ở Tôn giáo, thì đức tin được đề cao, song cũng đòi hỏi sự lý giải mang tính hệ thống, lôgic xây dựng và củng cố trên cơ sở của thế giới quan tôn giáo các chức sắc trong tổ chức tôn giáo thường tuyên truyền, củng cố và khẳng định, niềm tin tôn giáo thông qua các hoạt động tôn giáo được tiến hành định kỳ.
Trong tín ngưỡng, tôn giáo thì nghi lễ và các giáo chủ, kinh sách đóng vai trò hết sức quan trọng vì thế mà tín ngưỡng, tôn giáo có tác động to lớn đối với đời sống xã hội.
Khi đã đề cập đến sự giống và khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo thì cũng cần nhắc đến hiện tượng “mê tín dị đoan”. Bản thân tín ngưỡng, tôn giáo cũng chứa đựng những yếu tố mê tín dị đoan, là mảnh đất để mê tín phát triển.
Tín ngưỡng là sự mộ, tin vào chủ thể siêu nhiên, thần thánh nào đó, còn mê tín dị đoan chỉ là niềm tin mù quáng, mê muội vào những cái thần bí như thần, thánh, ma, quỉ, số mệnh… không dựa trên cơ sở thế giới quan hay phương pháp tu hành của các tổ chức tôn giáo nào.
Mê tín dị đoan đến mức độ cuồng tín, mê muội, mất lí trí, suy đoán tuỳ tiện, tin vào những điều quái dị, không có trong thực tế thì trở thành mê tín dị đoan. Mê tín dị đoan là những hiện tượng phản khoa học, phản văn hoá. Trong lịch sử các giai cấp, dân tộc thường vì lợi ích giai cấp cho dân tộc mình thì thương gán cho tín ngưỡng dân tộc cái mũ “dị giáo”. Và lấy cớ đó để thôn tính đàn áp. Trong xã hội hiện đại thì mê tín dị đoan được chỉ rõ rằng, chủ nghĩa tín ngưỡng hiện đại không phủ nhận hoàn toàn khoa học, nó chỉ phủ nhận sự “kỳ vọng quá đáng” của khoa học, chính xác là “sự kỳ vọng về chân lý khách quan” (18.
Trong thự tế thì mê tín dị đoan, tín ngưỡng, tôn giáo thường nó tồn tại và đan xen lẫn nhau, chúng đều có bản chất là tin vào lực lượng siêu nhiên, là sự phản ánh hư ảo hiện thực, sự phân biệt ranh giới giữa chúng chỉ là tương đối và khó phân biệt.
Từ những đặc trưng trên,có thể quan niệm rằng : tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh vực tinh thần, là hệ quả của các quan hệ xã hội, được hình thành trong quá trình lịch sử văn hoá, là sự biểu hiện niềm tin dưới sạng tâm lý xã hội vào cái thiêng liêng thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng của con người và cộng đồng người trong xã hội.
Trên những cơ sở đó thì, tác giả đi sâu vào nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường ở Phú Thọ.
2.2. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở PHÚ THỌ.
2.2.1. Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường ở Phú Thọ.
Trước hết nên hiểu như thế nào là tổ tiên. Khái niệm tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người cùng huyết thống đã mất như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ… là những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng và có ảnh hưởng đến đời sống v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status