Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - Từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng - pdf 16

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Đối tượng nghiên cứu, lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của bài khóa luận tốt nghiệp 4
3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4
4. Kết cấu của khóa luận 5
CHƯƠNG I 7
MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC KIỂU CÂU ĐƯỢC XÉT VỚI ĐẶC TÍNH TỒN TẠI VÀ CÂU TỒN TẠI ĐIỂN HÌNH <NGUYÊN MẪU> 7
1. Vài giới hạn chung 7
2. Ý niệm về tồn tại và sự phản ánh của nó vào ngôn ngữ 7
3. Vài nét về tình hình nghiên cứu, những vấn đề và hệ luận 9
4. Quan niệm phân tích cấu trúc ngữ pháp và phân tích mô hình nguyên mẫ trong ngôn ngữ học những năm gần đây ở lĩnh vực ngữ nghĩa cú pháp 15
4.1. Cấu trúc ngữ pháp trong quan niệm phân tích ngữ nghĩa cú pháp 15
4.2. Vài nét về quan niệm nguyên mẫu và phân tích nguyên mẫu 16
4.2.1. Khái niệm nguyên mẫu 16
4.2.2. Đặc trưng của câu tồn tại nguyên mẫu. 16
5. So sánh các kiểm câu còn lại với câu tồn tại nguyên mẫu 21
CHƯƠNG II 29
MIÊU TẢ CÁC ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG 29
BA KIỂU CÂU NGOÀI PHẠM VI TỒN TẠI ĐIỂN HÌNH 29
1. Một vài giới thuyết chung 29
1.1. Quan niệm phân tích bình diện nghĩa của câu 29
1.1.1. Các đặc tính của vị từ 29
1.1.2. Đặc tính nghĩa của các yếu tố khác tham gia vào sự tình 30
1.2. Quan niệm phân tích bình diện ngữ dụng của câu 30
2. Những câu kiểu 1 30
2.1. Về đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu 31
2.2. Các đặc điểm nghĩa, ngữ dụng chung của câu 33
2.3. Lược đồ tóm tắt những đặc điểm cơ bản nhất về ngữ nghĩa - ngữ dụng của kiểu câu đang xét 40
3. Những câu kiểu 2 41
3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu 41
3.1.1. Đặc điểm của vị từ 41
3.1.2. Đặc điểm của phần danh đi sau vị từ 42
3.1.3. Đặc điểm thành phần trạng ngữ 42
3.2. Các đặc điểm nghĩa, ngữ dụng chung của câu 44
3.2.1. Đặc điểm ngữ dụng chung của câu 45
4. Những câu kiểu 3 47
4.1. Về đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu 48
4.1.1. Quan sát các ví dụ, dễ dàng nhận thấy rằng trong những câu kiểu này vị từ phần lớn là 48
4.1.2. Đặc điểm của phần danh đi sau vị từ 49
4.1.3. Những đặc điểm của thành phần trỏ không gian 50
4.2. Các đặc điểm nghĩa ngữ dụng chung của câu 51
4.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa chung của kiểu câu 51
4.2.2. Những đặc trưng ngữ dụng thường thấy của kiểu câu đang xét 52
4.3. Bảng lược đồ tóm tắt những đặc điểm cơ bản về ngữ nghĩa, ngữ dụng của kiểu câu đang xét 53
PHẦN KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 58
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đối tượng nghiên cứu, lý do chọn đề tài
Từ lâu, các nhà Việt ngữ học trong và ngoài nước đã chú ý tới những kiểu
câu kiểu sau đây trong tiếng việt.
(1). Trên bàn có một lọ hoa.
(2). Dưới suối nhởn nhơ bơi những con cá bạc.
(3). Từ đằng xa, tiến lại một người con gái.
(4). Trên xe, chễm chệ ngồi một người to béo.
(5). Ngã bố, con! Cháy rừng U Minh Thượng rôi!
(6). Đông người quá! Nhiều muỗi ghê!…
Đối tượng nghiên cứu của chúng tui trong bản khoá luận này là một số
kiểu câu nằm trong phạm vi đó. Cụ thể là, chúng tui sẽ khảo sát bốn kiểu câu sau
đây, tồn tại với tính cách là những câu tách biệt, hoạt động trong các văn bản
trong giao tiếp.
Nhóm thứ nhất là những câu đã được thừa nhận là những câu tồn tại điển
hình, mà mô hình phổ biến nhất là: thành phần chỉ vị trí không gian + vị từ tồn
tại “có”+ phần danh chỉ đối tượng tồn tại.
Ví dụ:
Ngày xưa, ở làng nọ có một quả núi cao.
Trên núi có một cái hang
Trước cửa hang có một tảng đá hình con thỏ.
[Thỏ ngọc, NXB Kim Đồng, 1982]
Nhóm thứ hai là những câu có mô hình: thành phần có ý nghĩa không gian
có giới từ: Từ + cụm vị từ (liên quan tới sự vận động hay hàm ẩn sự vận động
trong không gian theo một cách nào đó, sự thay đổi vị trí theo một hướng nhất
định) + phần danh.
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN
2
Ví dụ:
Từ đằng xa, tiến lại một người con gái.
Từ trong, lù lù đi ra hai cái bóng vệ quốc quân với mũ ca nô và aó trấn
thủ.
Cùng lúc ấy lạch phạch chạy tới một chiếc bình bịch nhỏ.
Từ trong quả thị chui ra một cô gái.
Nhóm thứ ba là những câu có mô hình : thành phần chỉ không gian + vị
từ + phần danh, miêu tả một sự tình ở một phạm vi không gian cố định.
Ví dụ:
Dưới suối lững lờ bơi mấy con cá nhỏ
Trước mặt chúng tui sừng sừng một vách đá cheo leo
Trên xe ngồi chễm chệ một bà to béo.
Nhóm thứ tư là những câu có mô hình: vị từ + danh từ, gắn với những sự
tình, những biến cố ngoài kiểm tra, thường có khả năng hoạt động như những
cảnh báo, ngăn chặn.
Ví dụ :
Ngã bố, con !
Bay mất con chim hoạ mi của tao giờ !
Cháy rừng U Minh Thượng rồi, anh em ơi !.
Ẩn đằng sau, hay nói đúng hơn là gắn liền với những kiểu câu đó là hàng
loạt những vấn đề có ý nghĩa đáng đựơc quan tâm đối với cú pháp, ngữ pháp,
ngữ nghĩa … Chẳng hạn, vấn đề phạm vi và ranh giới của câu tồn tại, mối liên
hệ của nó với các hiện tượng kế cận. Nên mở rộng phạm vi câu tồn tại đến đâu,
ở góc độ nào, có những khía cạnh nào đáng quan tâm …, sự tác động của các
nhân tố khác nhau đến việc hình thành các kiểu câu, mối quan hệ qua lại giữa
tổng thể câu và các thành tố tham gia vào câu, các khía cạnh nghĩa và ngữ dụng
của nó …
Ý kiến của các nhà nghiên cứu lâu nay xung quanh các hiện tượng đó còn
chưa thống nhất, cũng chưa có những miêu tả, đánh giá tương đối kỹ về các mặt
trong cách nhìn từ những chiều khác nhau, đặc biệt là các nhân tố về nghĩa ,

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status