Từ láy trong tiếng Việt - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Từ láy trong tiếng Việt



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Ý nghĩa đề tài 3
3. Lịch sử vấn đề 3
4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4
CHƯƠNG I 5
VẤN ĐỀ NHẬN DIỆN TỪ LÁY 5
I. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ TỪ LÁY 5
II. PHÂN BIỆT TỪ LÁY VỚI TỪ GHÉP 8
1. Khái quát chung 8
2. Phân biệt từ ghép và từ láy 9
CHƯƠNG II 11
VẤN ĐỀ CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG VIỆT 11
I. KHÁI QUÁT CHUNG 11
II. CÁC BƯỚC PHÂN LOẠI 11
1. Bước 1: Chia từ láy thành 2 loại lớn: 11
1.1. Về ngữ âm 11
1.2. Về ý nghĩa 12
2. Bước 2 13
3. Bước 3 13
4. Bước 4 13
III. TỪ LÁY ĐƠN 13
1. Khái quát chung 13
2. Từ láy hoàn toàn 14
3. Từ láy bộ phận 15
4. Từ láy phụ âm đầu (điệp vần) 15
CHƯƠNG III 17
VẤN ĐỀ LUÂN PHIÊN VẤN TRONG TỪ LÁY TIẾNG VIỆT 17
I. CƠ SỞ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU VÀ THẾ NÀO LÀ LUÂN PHIÊN VẦN 17
II. CÁC KIỂU LUÂN PHIÊN VẦN 20
1. Luân phiên nguyên âm 20
1.1. Luân phiên nguyên âm đơn 20
1.2. Luân phiên nguyên âm đơn - đôi 27
1.3. Luân phiên nguyên âm đôi đôi 29
ư 29
2. Luân phiên phụ âm cuối 30
III. BẢNG TỔNG KẾT 35
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người, nó được dùng để trao đổi những tâm tư tình cảm, dùng để thể hiện những yêu cầu, mong muốn, dùng để trao đổi nhữ¬ng kinh nghiệm…. Ngoài ra ngôn ngữ còn là một hiện t¬ượng xã hội đặc biệt, một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Ngôn ngữ bao gồm những yếu tố và các mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ, đó là: âm vị, hình vị, từ, và câu.
Những vấn đề xoay quanh ngôn ngữ luôn luôn đ¬ợc nghiên cứu tranh luận, trong đó ph¬ương thức cấu tao từ cũng như¬ vậy. Và từ láy là 1 trong 5 ph¬ương thức cấu tạo từ. Theo nh¬ư thống kê của các nhà ngôn ngữ học, trong kho tàng từ vựng tiếng Việt, từ láy chiếm một số lượng đáng kể, khoảng 5152 từ. Chúng xuất hiện trong mọi mặt của đời sống ngôn ngữ, từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho đến những áng thơ bất hủ. Đâu đâu chúng ta cũng thấy sự xuất hiện của từ láy. Từ láy có một vai trò rất quan trọng nh¬ư vậy vì trong nó chứa đựng những giá trị sâu sắc.
Tr¬ước hết từ láy mang trong mình những đặc trư¬ng có tính chất loại hình của tiếng Việt cũng nh¬ư các ngôn ngữ đơn lập khác ở ph¬ương Đông. Đây là một hiện t¬ượng đặc trư¬ng cho loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích không phải ngôn ngữ nào cũng có. Chính các phương thức láy ở các ngôn ngữ này đã giúp cho từ láy có sức phát sinh cao và lực cấu tạo mạnh. GS Đỗ Hữu Châu khẳng định “láy là một cách tạo từ đặc sắc của tiếng Việt”. Từ một hình vị gốc, chúng ta có thể tạo ra nhiều từ có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Ví dụ từ hình vị gốc là “nhỏ” có những từ láy sau nhỏ nhỏ, nhỏ nhen, nhỏ nhặt,nhỏ nhắn.Đây là một cách tạo từ đóng vai trò lớn trong tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng của chúng ta.
Thêm vào đó, nhìn từ góc độ sử dụng, từ láy có ba giá trị: giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm và giá tri phong cách. Giá trị gợi tả làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung được một cách cụ thể tinh tế sống động như âm thanh hình ảnh, màu sắc của sự vật mà từ đó biểu thị .Đó thường là những từ láy tượng thanh tượng hình như: lách tách, áo áo, chót vót, lênh khênh…Giá trị biểu cảm là khả năng biểu đạt thái độ đánh giấc, tình cảm của người nói đối với sự vật hiện tượng. Việc sử dụng từ láy làm chức năng biểu cảm tạo ra ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan của người nói, ví dụ như: bâng khuâng, dào dạt, lưu luyến…. Giá trị phong cách là khả năng sử dụng từ láy trong nhiều phong cách khác nhau. Đối với mỗi phong cách riêng từ láy cũng thể hiện khả năng riêng của mình. Ngay cả với những bản chính luận: “dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước” (Hồ Chí Minh) cũng có sự xuất hiên của từ láy. Đối với phong cách nghệ thuật, từ láy được sử dụng rất phong phú và đa dạng. Mỗi từ láy như là một “nốt nhạc “trong cài bản nhạc âm thanh, chưa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan thị giác, thính giác, xúc giác vị giác khứu giác. Cho nên từ láy là công cụ tạo hình đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là thi ca:
“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều”
(“Thơ duyên”- Xuân Diệu)
Ngoài ra, từ láy còn có một ý nghĩa đặc biệt trong tiếng Việt. Đó là nó thể hiện rất rõ nhất phạm trù ngữ pháp. Từ láy là những từ được cấu tạo theo cách lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa (đơn vị cơ sở). Bộ phận lặp lại của đơn vị cơ sở này có ý nghĩa ngữ pháp rõ nét. Chúng được biểu đạt bởi những hình thức cảm tính đòng thời có tính đòng loạt chung cho nhiều từ cùng một loại. Ví dụ: ta thấy những từ láy có hình tiết thực như “nhỏ nhắn”, “thẳng thắn”…. đều có bộ phận lặp có vần “ắn”. Đây là một yếu tố có hình thức có tính đồng loạt, đồng thời thể hiện một nét nghĩa nhất định. “Nhỏ nhắn” là một tính chất khác với nhỏ, nó được xác định hơn, khu biệt hơn tính chất nhỏ, hay như “thẳng thắn”, cũng để chỉ tính chất thẳng của sự vật nhưng nó dường như có vẻ gì đó xác định cụ thể hơn, cố định tính chất của sự vật.
Như vậy, tất cả nhưng điều trên cho thấy rằng, từ láy nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều nghành xã hội, nhát là nghành ngôn ngữ học. Tìm hiểu cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt chính là hướng nghiên cứu của chúng tôi.

3Tr9GBnmRFTG8RY
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status