Hành vi cảm thán trong truyện Kiều - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Hành vi cảm thán trong truyện Kiều



môc lôc
MỞ ĐẦU Trang
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Bố cục của luận văn 7
NỘI DUNG
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 8
1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ 8
1.2. Hành vi cảm thán 20
1.3. Hành vi cảm thán và câu cảm thán 24
Tiểu kết 26
CHưƠNG 2: PHưƠNG TIỆN THỂ HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN
VÀ CÁC LOẠI HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN KIỀU 27
2.1. Phương tiện thể hiện hành vi cảm thán trong Truyện Kiều 27
2.2. Các loại hành vi cảm thán trong Truyện Kiều 60
Tiểu kết 77
CHưƠNG 3: VAI TRề CỦA HÀNH VI CẢM THÁN TRONG
TRUYỆN KIỀU 78
3.1. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng các nhân vật
trong Truyện Kiều 78
3.2. Hành vi cảm thán với vai trò thể hiện thái độ của tác giả 104
Tiểu kết 110
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ớp đắng (812)
đánh lận con đen (839)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50
thơn thớt nói cười (1815)
giết người không dao (1816)
Ví dụ 61:
Đầu trâu mặt ngựa ào ào nhƣ sôi (578)
Nguyễn Du sử dụng thành ngữ mang ý nghĩa "hung hãn, ngang ngược
thô bạo không có tính người giống như loài trâu ngựa" [2,tr.296] để tỏ thái độ
căm hận bọn sai nha hung ác, vô lƣơng tâm.
Ví dụ 62:
Cò kè bớt một thêm hai (647)
Đây là thành ngữ đƣợc sử dụng để mô tả cuộc "mua thiếp" của Mã
Giám sinh với thái độ khinh bỉ của tác giả. Tuy đã "ƣng hàng", nhƣng gã vẫn
cố mặc cả nhiều lần, hòng bớt xén.
Ví dụ 63:
Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao ! (1815-1816)
Thơn thớt nói cười là thành ngữ đƣợc diễn ý từ thành ngữ dân gian
"miệng thơn thớt dạ ớt ngâm" nói đến sự ghê gớm của con ngƣời. Thành ngữ
giết người không dao xuất xứ từ điển tích nói về nụ cƣời nham hiểm của Lý
Lâm Phủ đời nhà Đƣờng "Tiếu trung hữu đao, tức là trong cái cười có con
dao" [1, 202]. Nguyễn Du dựa vào hai thành ngữ trên để miêu tả cái cƣời
hiểm độc của Hoạn Thƣ, biểu thị thái độ nghi ngại của Thuý Kiều trƣớc bản
chất thâm hiểm của con ngƣời này.
Những sự kiện, cảnh vật, tâm trạng buồn đau, giận dữ của các nhân vật
đƣợc Nguyễn Du miêu tả qua các thành ngữ giầu hình ảnh nhƣ:
trâm gãy bình rơi (70)
vùi liễu dập hoa (1136)
trời thẳm đất dày (939)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
tóc rối da chì (1746)
con ong cái kiến (1758)
thân lươn bao quản lấm đầu (1147)
và giầu cảm xúc:
lặng ngắt như tờ (71)
ủ dột nét hoa (1323)
..............
Ví dụ 64:
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ (70)
Lấy hình ảnh "cái trâm bị gãy, cái bình hoa rơi vỡ" trong thành ngữ chỉ
ngƣời đàn bà đẹp qua đời để nói đến cái chết bi thƣơng của Đạm Tiên, tác giả
đã thể hiện thái độ xót xa cho số phận nàng ca kĩ.
Ví dụ 65:
Nàng rằng: "Trời thẳm đất dày !" (979)
Phát hiện ra mình bị Mã Giám sinh lừa đảo, lại bị Tú bà đánh đập, chửi
rủa thậm tệ, Kiều đã kêu trời bằng cụm từ trời thẳm đất dày để bộc lộ bao nỗi
uất ức chất chứa trong lòng.
Ví dụ 66:
Đang tay vùi liễu dập hoa tơi bời (1136)
Những hình ảnh ƣớc lệ trong thành ngữ nhƣ liễu, hoa chỉ thân thể
mỏng manh, yếu ớt của cô gái đã làm tăng sắc thái bạo hành trong hai động từ
vùi, dập mà Tú Bà và đồng bọn thực hiện trên cơ thể Thuý Kiều, khiến ta
thêm xót xa, căm phẫn.
 Thành ngữ đƣợc vận dụng theo dạng biến thể
Ví dụ 67:
Rằng: “Hồng nhan tự thủa xƣa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ? (107-108)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
Thành ngữ Hồng nhan bạc mệnh xuất phát từ câu thơ cổ "Tự cổ hồng
nhan đa bạc mệnh" (nghĩa là: từ xƣa, những ngƣời đàn bà đẹp thƣờng hay bạc
mệnh) đƣợc tác giả tách ra, gắn cho vai trò chủ ngữ và xen các yếu tố phụ
vào, để Thuý Kiều vừa thể hiện đƣợc nỗi niềm xót xa cho Đạm Tiên, vừa bộc
lộ sự e sợ cho tƣơng lai của mình.
Ví dụ 68:
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao ! (976)
Tú bà trút cơn giận dữ vào Thuý Kiều bằng những lời rỉa rói, nhục mạ
với thứ ngôn ngữ thô lỗ (gái tơ) và tục tĩu (ngứa nghề đƣợc giải thích là
"động tình" [1,tr.340]). Thành ngữ gái tơ ngứa nghề có hàm ý chê những cô
gái mới lớn lên mà đã lẳng lơ.
Ví dụ 69:
Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng
Ra tuồng mèo mả gà đồng, (1730-1731)
Những từ ngữ trong các thành ngữ phường trốn chúa, quân lộn chồng
và mèo mả gà đồng ám chỉ bọn tui tớ trốn chủ, phụ nữ không đứng đắn, kẻ vô
lại, những con vật hoang, đƣợc Hoạn bà sử dụng để rỉa rói, thoá mạ Kiều.
Đặc biệt, ngoài hai dạng thành ngữ nêu trên, Nguyễn Du còn sáng tạo
ra những thành ngữ mới trong Truyện Kiều có đặc điểm về mặt cấu trúc, cấu
tạo giống với thành ngữ nguyên mẫu, nhƣ:
Đàn bà dễ có mấy tay (Câu 2359)
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn (Câu 2515)
Việc dùng rất nhiều thành ngữ hàm chỉ thái độ, trạng thái tâm lí, tính
cách nhân vật mang màu sắc tiêu cực để miêu tả các nhân vật phản diện, cũng
nhƣ diễn tả những cảm xúc đau buồn, uất hận của các nhân vật chính diện
không nằm ngoài dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du. Qua đó, tác giả đã phản
ánh đƣợc phần nào mặt trái của xã hội phong kiến, phê phán một cách sâu cay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53
xã hội đƣơng thời đầy rẫy những sự bất công, vô đạo đã tạo nghiệp chƣớng
cho biết bao con ngƣời.
2.1.2.2. Tục ngữ biểu thị hành vi cảm thán
Mặc dù chỉ có 11 tục ngữ đƣợc sử dụng trong Truyện Kiều nhƣng
chúng đều thể hiện mục đích cảm thán trong lời nhân vật và lời nhà thơ.
Trong đó 4 tục ngữ đƣợc sử dụng nguyên mẫu, 5 tục ngữ đƣợc vận dụng theo
dạng biến thể và 2 tục ngữ do nhà thơ sáng tạo.
a. Tục ngữ đƣợc sử dụng nguyên mẫu
Biểu thị tình cảm vấn vƣơng, sự thông cảm hay lòng oán hận của nhân
vật, tác giả dùng các tục ngữ nhƣ:
thăm ván bán thuyền (1552)
tai vách mạch rừng (1755)
sông cạn đá mòn (1975)
máu chảy ruột mềm (3068)
Ví dụ 70:
Cho ngƣời thăm ván bán thuyền biết tay (1552)
Thăm ván bán thuyền là câu tục ngữ có nghĩa "mới đi thăm ván định
mua để đóng thuyền mới mà đã bán thuyền cũ đi, tức là có mới nới cũ"
[1,tr.446], thể hiện sự oán trách, căm giận ngƣời chồng bội bạc và quyết tâm
trả thù chồng của Hoạn Thƣ.
Ví dụ 71:
Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao ? (3068)
Trong cảnh đoàn viên sau mƣời lăm năm chìm nổi của Thuý Kiều,
Thuý Vân sử dụng câu tục ngữ máu chảy ruột mềm mang ý nghĩa "Đau xót,
thương yêu khi những người ruột thịt, người cùng nòi giống của mình bị tàn
sát, bị thương đau" [10,tr.438] để bày tỏ thái độ trân trọng tình nghĩa máu mủ
ruột thịt của hai chị em.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54
b. Tục ngữ đƣợc vận dụng sáng tạo
Ví dụ 72:
Đến điều sống đục, sao bằng thác trong (1026)
Đảo lại vị trí của câu tục ngữ "chết trong còn hơn sống đục", tác giả đã
tạo ra câu thơ có vần điệu, bộc lộ thái độ dứt khoát của nhân vật: thà chết
trong sạch chứ không chịu "sống mà làm điều nhơ bẩn" [1,tr.402].
Ví dụ 73:
Dễ dò rốn bể, khôn lường đáy sông (1486)
Theo Đào Duy Anh thì "Đây là một kiến trúc cảm thán mà trong kiến
trúc cảm thán những tính từ, động từ chỉ tồn tại, đánh giá đều có nghĩa phủ
định. Vậy dễ là không dễ và khôn là không khôn. Tức là dò rốn bể là chuyện
khó và lường đáy sông là chuyện dại" [1,tr.138]. Dựa vào ý nghĩa của tục
ngữ, Kiều khuyên nhủ Thúc sinh không nên giấu vợ cả chuyện tơ duyên của
hai ngƣời, vì khó lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả nếu Hoạn Thƣ biết chuyện. Đây
là trƣờng hợp Nguyễn Du diễn lại ý của câu tục ngữ dân gian "sông sâu còn
có người dò, lòng người nham hiểm, ai đo cho tường".
c. Tục ngữ do tác giả sáng tạo
Nguyễn Du đã căn cứ vào cách tổ chức ngôn ngữ trong tục ngữ để tạo
ra nh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status