Hành động cầu khiến trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Hành động cầu khiến trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ



MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 6
2. Lịch sử vấn đề . 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 10
4. Đối tượng và phạm vi tư liệu nghiên cứu . 10
5. Phương pháp nghiên cứu . 11
6. Đóng góp của luận văn . 11
7. Cấu trúc của luận văn . 11
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỂ TÀI . 12
1.1. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ . 12
1.1.1. Khái niệm về hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ) . 12
1.1.1.1. Hành động tạo lời. . 14
1.1.1.2. Hành động mượn lời. . 14
1.1.1.3. Hành động ở lời . 14
1.1.2. Điều kiện sử dụng các hành động ở lời . 17
1.1.3. Hành động ở lời trực tiếp – gián tiếp . 18
1.1.3.1. Hành động ở lời trực tiếp . 18
1.1.3.2. Hành động ở lời gián tiếp . 19
1.2. Hành động cầu khiến . 21
1.2.1. Khái niệm về hành động cầu khiến . 21
1.2.2. Các thành tố của hành động cầu khiến. . 23
1.3. Hành động cầu khiến và câu cầu khiến . 28
1.3.1. Khái niệm câu cầu khiến . 28
1.3.2. Mối quan hệ giữa hành động cầu khiến và câu cầu khiến . 31
TIỂU KẾT . 32
Chương 2: PHưƠNG TIỆN NGÔN NGỮ THỂ HIỆN HÀNH
ĐỘNG CẦU KHIẾN TRỰC TIẾP TRONG KỊCH CỦA LưU QUANG VŨ . 33
2.1. Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến trực tiếp . 34
2.1.1 Câu cầu khiến dạng đầy đủ. . 34
2.1.2 Câu cầu khiến dạng khuyết thiếu . 36
2.1.2.1 Khuyết chủ ngữ . 36
2.1.2.2. Câu cầu khiến khuyết CN, khuyết ĐTNVCK . 44
2.1.2.3. Khuyết BN1. 56
2.1.2.4. Khuyết CN + BN1. 57
2.1.2.5. Khuyết CN + ĐTNVCK + BN1. 58
2.2. Nhận xét về cách sử dụng câu cầu khiến được dùng đúng mục
đích trong kịch của Lưu Quang Vũ. . 64
TIỂU KẾT . 66
Chương 3: CÁC PHưƠNG TIỆN NGÔN NGỮ THỂ HIỆN HÀNH
ĐỘNG CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TRONG KỊCH CỦA LưU QUANG VŨ . 67
3.1. Các kiểu câu được Lưu Quang Vũ sử dụng để gián tiếp thực hiện HĐCK . 68
3.1.1. Dùng kiểu câu hỏi để thể hiện HĐCK . 69
3.1.1.1. Hỏi – Khuyên . 70
3.1.1.2. Hỏi – đề nghị, thúc giục, mời, yêu cầu . 77
3.1.2. Dùng kiểu câu trần thuật để thể hiện HĐCK . 83
3.1.2.1. Trần thuật – nhắc nhở. . 84
3.1.2.3. Trần thuật – đề nghị . 85
3.1.2.3. Trần thuật - xin . 85
3.1.2.4. Trần thuật – ước (điều gì xảy ra) . 86
3.1.3. Dùng kiểu câu cảm thán để thể hiện HĐCK . 88
3.2 Nhận xét về cách sử dụng hành động cầu khiến được dùng qua các
kiểu câu không phải là câu cầu khiến trong kịch của Lưu Quang Vũ. . 91
TIỂU KẾT . 93
KẾT LUẬN . 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 97

PHẦN MỞ ĐẦU


Dụng học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong mối tương quan với người nói và với hiện thực, cũng tức là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc nói năng. Trong các hành động nói năng, nhóm cầu khiến là một nhóm thể hiện hành động tương tác rất rõ. Hành động cầu khiến là hành động ngôn từ có chức năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp, được sử dụng phổ biến trong giao tiếp và cũng là một trong những đối tượng được ngữ dụng học quan tâm.
Ngữ pháp truyền thống đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến câu cầu khiến, chủ yếu xoay quanh vấn đề “ phân loại câu theo mục đích phát ngôn”, đó là việc xác định được mục đích giao tiếp của từng kiểu câu và những dấu hiệu hình thức điển hình tương ứng để khảo sát đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của câu. Gần đây, câu cầu khiến trong tiếng Việt đã được xem xét từ nhiều góc độ hơn, thể hiện trong một số công trình: Gián tiếp và lịch sự trong cầu khiến tiếng Việt của Vũ Thị Thanh Hương; Quan hệ “Quyền” và hành động ngôn từ cầu khiến của Nguyễn Thị Thanh Bình, một số công trình về câu cầu khiến tiếng Việt của Chu Thị Thuỷ An, Đào Thanh Lan; công trình nghiên cứu về các yếu tố làm biến đổi lực ngôn trung thỉnh cầu của Nguyễn Văn Độ; công trình nghiên cứu dưới góc độ ngữ dụng học của Vũ Thị Thanh Hương, v.v. Ở luận văn này, chúng tui đi vào tìm hiểu các phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành động cầu khiến trong thể loại kịch của một tác giả, đó là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ.
Là một cây bút sáng tác ở nhiều thể loại, nhưng thành công lớn nhất của Lưu Quang Vũ vẫn là ở kịch. Tên tuổi của ông được nhắc đến như một hiện tượng. Có thể nói Lưu Quang Vũ là một tác gia kịch xuất sắc nhất của nền sân khấu Việt Nam cuối thế kỷ XX.



Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau đối với các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ, tuy nhiên, bình diện ngôn ngữ chưa được chú ý nhiều, trong đó, hành động cầu khiến trong kịch của ông vẫn là đề tài chưa từng được nghiên cứu. Người viết đề tài này, từ sự khâm phục tài năng của tác giả, từ sự yêu thích kịch của ông, nên đã mạnh dạn chọn vấn đề “Hành động cầu khiến trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ” làm đề tài cho luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề

2.1. Về câu cầu khiến và hành động cầu khiến

Từ cuối những năm 80 trở lại đây, ở Việt Nam vấn đề hành vi ngôn ngữ đã thu hút được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học. Các công trình nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ nói chung và hành động cầu khiến nói riêng đã được đưa vào giảng dạy trong các trường học. Cầu khiến trở thành vấn đề ngữ dụng quen thuộc. Câu cầu khiến là một trong bốn kiểu câu phân theo mục đích nói năng: Câu tường thuật, Câu nghi vấn, Câu cảm thán và Câu cầu khiến. Việc phân chia như trên được đề cập nhiều trong các tác phẩm nghiên cứu về ngữ pháp học và cả trong ngữ dụng học. Đó là các công trình: Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân, Đại cƣơng ngôn ngữ học, tập
2, phần viết về ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu, Dụng học Việt Ngữ của

Nguyễn Thiện Giáp…

22V9eNBGnu8WWGr

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status