Giá trị biểu hiện của các đoạn độc thoại nội tâm trong việc thể hiện nội dung trong các truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Giá trị biểu hiện của các đoạn độc thoại nội tâm trong việc thể hiện nội dung trong các truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo


1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích của đề tài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Ý nghĩa và đóng góp của khoá luận
7. Bố cục khoá luận
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Về độc thoại nội tâm và các khái niệm có liên quan
1.2. Một số quan niệm hiện nay về sự biến đổi của độc thoại nội tâm
1.3. Tiểu kết
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG 27 TRUYỆN NGẮN CỦA BỐN CÂY BÚT NỮ: TRẦN THUỲ MAI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH, VÕ THỊ HẢo
2.1. Nhân xét mở đầu
2.2. Các phát ngôn cấu thành các đoạn độc thoại nội tâm
2.3. Cách thức tổ chức các đoạn độc thoại nội tâm
2.4. Số lần xuất hiện của các đoạn độc thoại nội tâm
2.5. Tiểu kết
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA CÁC ĐOẠN ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
3.1. Mởđầu
3.2. Thể hiện chủ đề, tư tưởng, tình cảm của truyện
3.3. Thể hiện phong cách tác giả
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Cơ sở thực tiễn.
Truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến nay phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng với hàng loạt những cuộc thi sáng tác, những tác phẩm đạt giải cao, những cây bút nổi bật như Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu…
Đặc biệt từ năm 1985 trở lại đây, nhờ vào công cuộc đổi mới và không khí dân chủ cởi mở, truyện ngắn Việt Nam có được bước đột khởi. Mật độ các cuộc thi truyện ngắn 1985 - 2000 tăng rất nhiều, kéo theo đó là một loạt tên tuổi mới làm truyện ngắn Việt Nam trở nên đa dạng hơn bao giờ hết:
Nguyễn Huy Thiệp, Trần Thuỳ Mai, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo… cùng với các tác giả trẻ, truyện đã mở rộng biên độ, nội dung phản ánh, cách viết và hình thức truyện. Trong số đó không thể không kể đến sự đổi mới cách viết và một yếu tố làm truyện ngắn thành công về nghệ thuật đó là việc tìm tòi, đổi mới và sử dụng khéo léo nghệ thuật độc thoại nội tâm của các nhà văn.
Tìm hiểu các cách thức thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm và hiệu quả của chúng trong các văn bản nghệ thuật là một trong những phương hướng nghiên cứu không chỉ để làm rõ phong cách tác giả, làm rõ hơn phong cách nhân vật mà còn giúp người đọc tiếp cận sâu sắc, mới mẻ, thâm nhập lí thú vào tác phẩm văn học nghệ thuật và khơi dậy được những cảm xúc tinh tế của bản thân, từ đó người đọc dễ hoà đồng với tác phẩm, tác giả hơn, nắm bắt được tư tưởng chủ đề tác giả thể hiện trong tác phẩm. Vì vậy việc tìm tòi, khảo sát cách thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm là rất cần thiết.
Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nổi trội trong văn bản nghệ thuật của nhiều nhà văn. Tuy nhiên, thủ pháp này có những đặc thù riêng về kết cấu và cách thức thể hiện nội dung ở mỗi nhà văn. Trong số các nhà văn hiện đại, đặc biệt từ năm 1985 trở lại đây Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Hụê, Phan Thị Vàng Anh và Võ Thị Hảo là những cây bút được nhận xét là có khả năng làm "nóng bầu không khí văn chương" nước nhà. Nhiều độc giả biết đến họ bởi phong cách riêng, độc đáo và cuốn hút mà họ đã tạo dựng được ở tác phẩm của mình. Đặc biệt bốn cây bút trên đều sử dụng khá nhiều độc thoại nội tâm để khai thác các khía cạnh tâm lí nhân vật, phát triển câu chuyện theo tâm lí nhân vật… Song ở mỗi nhà văn lại có cách thể hiện độc thoại nội tâm riêng. Những nhân vật ở mọi tầng lớp, lứa tuổi với cách sống, cách nghĩ, cách yêu khác nhau được bốn nhà văn thể hiện hết sức phong phú, sinh động dưới thủ pháp độc thoại nội tâm.
Nghiên cứu độc thoại nội tâm trong văn bản nghệ thuật của bốn cây bút nữ hiện đại (Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo), nhằm giúp độc giả một cách tiếp cận để cảm nhận đúng hơn, sâu hơn về các tác phẩm văn học đương đại trước những biến đổi đa dạng của các tác phẩm văn xuôi hiện đại. Vì vậy, chúng tui mạnh dạn chọn cho mình đề tài khoá luận này.
Chúng tui hi vọng việc khảo sát độc thoại nội tâm theo cách nhìn ngôn ngữ học sẽ đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc nghiên cứu giá trị đóng góp về mặt phát triển ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam của các nhà văn thuộc thế hệ trẻ.
1.2. Cơ sở lí luận:
Xã hội hiện đại ngày càng phát triển nhanh chóng, cùng với nó là sự phát triển của các ý niệm (khoa học và mỹ thuật) về đời sống tâm lý con người, về mức độ tự phân tích tâm lí hoàn toàn có thể đạt tới được. Do đó, giới hạn và hình thức độc thoại nội tâm cũng dần dần biến đổi, đa dạng xác định hơn. Chính vì vậy mà hiện nay độc thoại nội tâm đang là một vấn đề được các nhà lí luận văn học quan tâm
Độc thoại nội tâm là một dạng hoạt động nói năng của nhân vật văn học. Lí luận và thao tác phân tích độc thoại nội tâm chưa nhiều.Thực hiện đề tài trên là nhằm học tập tiếp thu các lí luận hiện đại về yếu tố này vào khảo sát cụ thể các tác phẩm của các nhà văn nữ trẻ.
Những lý thuyết và phương pháp phân tích độc thoại nội tâm thật sự rất cần thiết không chỉ với các nhà văn, các nhà lí luận văn học, lí luận ngôn ngữ với bạn đọc nói chung mà còn rất bổ ích đối với học sinh phổ thông và giáo viên giảng dạy truyện ngắn trong nhà trường. Xuất phát từ yêu cầu lí luận và thực tiễn thực tiễn giảng dạy văn học ở phổ thông đặt ra trên đây. Chúng tui chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích của đề tài.
- Giới thiệu các kiến giải về độc thoại nội tâm trong mối tương quan đến khắc hoạ nhân vật văn học.
- Khảo sát các đặc điểm tổ chức ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong 27 tác phẩm tiêu biểu của bốn cây bút nữ: Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, từ đó nêu giá trị biểu hiện ý nghĩa của độc thoại nội tâm trong tác phẩm văn học và chỉ ra sự phát triển mới mẻ độc đáo của một phương diện ngôn ngữ văn học Việt Nam hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận là các đoạn, câu độc thoại nội tâm của các nhân vật trong 27 truyện ngắn tiêu biểu của 4 cây bút nữ: Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo.
Cụ thể là:
+ 19 truyện ngắn in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, NXB Văn học, 2002.
+ 2 truyện ngắn in trong tập Gió thiên đường, NXB Văn học, 2004.
+ 6 truyện ngắn in trong tập Biển đời người,NXB Công an nhân dân, 2003.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các sách báo viết về độc thoại nội tâm, từ đó giới thiệu những lý thuyết cơ bản về độc thoại nghệ thuật và khái niệm liên quan.
- Khảo sát thống kê các đoạn độc thoại nội tâm của các nhân vật trong 27 tác phẩm của bốn cây bút nữ Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo.
- Phân loại các nội dung độc thoại trong các cảnh huống khác nhau mà nhân vật thể hiện
- Khảo sát, phân tích đặc trưng riêng ngôn ngữ độc thoại nội tâm.Từ đó nêu lên giá trị biểu hiện của ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong 27 tác phẩm văn học của bốn cây bút nữ.

aKFX4l6WrImkQnX
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status