Tao đàn Chiêu Anh Các trong sự phát triển của văn học Nam Bộ - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Tao đàn Chiêu Anh Các trong sự phát triển của văn học Nam Bộ



Hình ảnh của những người dân hiện lên không ít lần trong thơ Chiêu Anh Các. Ngay ở trong bài" Lộc Trĩ thôn cư" (thơ quốc âm ), chữ "dân" được nhắc đi nhắc lại đến bảy lần:
+ Thú vui bốn thú dân nhàn bốn dân
+ Dầu muôn dân đợi thời mây gió
+Ruộng dân là chốn dân này
+ Dân bang kỳ ỷ sánh kỳ tây
+ Có dân làm lụng có làng ăn chơi
Đó là chưa kể chữ " dân" và các hình thức khác ( đồng nghĩa hay gần nghĩa ) của khái niệm " dân" ( như người bốn phương ) còn thấp thoáng đây đó trong nhiều bài thơ khác.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hụ, Thi thảo cách ngôn dị tập- chúng ta chỉ biết đến tên.
Tình trạng văn bản của các tác phẩm còn lại của Chiêu Anh Các như sau:
- Hà Tiên thập vịnh: được khắc in năm 1737 gồm 320 bài thơ viết về 10 cảnh đẹp Hà Tiên, do Mạc Thiên Tích xướng, 6 tác giả người Việt và 25 tác giả người Hoa hoạ vần; Mạc Thiên Tích đề tựa, Dư Tích Thuần và Trần Trí Khải, hai văn nhân Trung Quốc viết hai bài bạt. Sau này Nguyễn Cư Trinh vào Hà Tiên có quan hệ thi hữu với Mạc Thiên Tích hoạ thêm 10 bài nữa. Hiện nay chỉ còn lại 10 bài xướng của Mạc Thiên Tích, 10 bài hoạ của Nguyễn CưTrinh, 4 bài hoạ của các tác giả Vương Xưởng, Đan Bỉnh Ngư, Nguyễn Nghi, Lý Nhân Trường.
- Thụ Đức hiên tứ cảnh được 32 người hoạ cộng 88 bài đã khắc in do Phương Thu Bạch viết bài tựa, nhưng mất mát gần hết. Bốn bài xướng của Mạc Thiên Tích cũng nằm trong số đó. May nhờ Lê Quý Đôn mà ta còn lại 9 bài hoạ của 9 nhà thơ được chép lại trong Kiến văn tiểu lục.
- Minh bột di ngư - Ông chài còn sót lại trên biển nhà Minh - là tập thơ phú gồm 30 bài thơ luật và bài phú 100 vần cùng lấy tên Lư Khê nhàn điếu( Rạch Vược câu nhàn) của Mạc Thiên Tích. Bản in sinh thời của Mạc Thiên Tích 1771 đã mất. Bản in thứ hai do Trịnh Hoài Đức đứng ra khắc in vào năm 1821 có tên là Minh bột di ngư trùng bản cũng không còn. Hiện chỉ còn lại bài phú và 7 bài thơ. Tình hình tài liệu như vậy chưa cho phép tìm hiểu một cách toàn diện về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của Minh bột di ngư, nhưng căn cứ vào Lư Khê nhàn điếu phú, ta có thể coi đây như một tuyên ngôn Việt hoá của Mạc Thiên Tích và lớp hậu duệ của các di thần bài Thanh phục Minh từ Hoa Nam qua tỵ nạn chính trị ở Đàng Trong, khi mới quan hệ với không gian xã hội này đã thúc đẩy họ chủ động và vĩnh viễn vùi chôn tâm sự di thần.
- Hà Tiên quốc âm thập vịnh gồm hơn 336 câu lục bát gián thất và 88 câu của mười một bài thơ Đường luật, tổng cộng 424 câu sáng tác bằng tiếng Việt - chữ Nôm. Hà Tiên quốc âm thập vịnh hiện có 7 văn bản đáng chú ý.
+Bản Nôm trong gia phả Hà Tiên do Trần Đình Quang chép.
+ Bản Nôm của gia đình Nguyễn Đình Chiểu
+ Bản quốc ngữ do Lê Quang Chiểu công bố
+ Bản quốc ngữ do Nguyễn Phương Chánh sao lục
+ Bản quốc ngữ do La Thành Đầm công bố
+ Bản quốc ngữ do Đông Hồ công bố trên tạp chí Nam Phong (1926)
+ Bản quốc ngữ do Đông Hồ bình giảng trong văn học Hà Tiên (1970)
-Lư Khê Vãn: Mặc dù không ghi tên tác giả, nhưng căn cứ vào một số đặc điểm và nội dung, phong cách và thể loại, cố giáo sư Ca Văn Thỉnh đã cho rằng Lư Khê Vãn có thể là tác phẩm của Tao đàn Chiêu Anh Các. Hiện nay gần như không còn khả năng văn bản chữ Nôm nào của tác phẩm này chỉ còn bản chép tay quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký .
5- Mạc Thiên Tích và vị trí của ông trong Tao đàn Chiêu Anh Các.
Mạc Thiên Tích ( 19/4/1706 - 01/11/1780) tên thật là Mạc Tông sau đổi thành Mạc Tứ, tự Sĩ Lân là con trưởng của tổng binh Mạc Cửu và bà Bùi Thị Lẫm, người Việt. Sau khi cha mất ( 1735) Mạc Thiên Tích được chúa Nguyễn cho kế chân cha tiếp tục coi giữ trấn Hà Tiên, tước Tông Đức hầu. Thừa kế sự nghiệp của cha, Mạc Thiên Tích đưa Hà Tiên lên bước phát triển mới, thăng hoa thành vùng văn hiến rực rỡ nơi biên thuỳ phía Tây Nam. Đến thời ông, Tây Nam đã thực sự thành một vùng đất trù phú, cư dân đông đúc làm phên dậu cho đất nước. Ông cũng có công xây dựng dân binh, nhiều lần đánh bại các cuộc xâm lược của bọn phong kiến Xiêm La và Chân Lạp. Vào khoảng 1776, khi quân Tây Sơn đánh vào Gia Định, truy kích bè đảng chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tích đã giữ lòng trung với chúa, chạy sang Xiêm xin viện binh về " phục quốc". Nhưng vua Xiêm ( bấy giờ là một thương nhân Hoa kiều tiếm ngôi) tỏ lòng nghi kị cho giam lỏng đoàn cầu viện của họ Mạc. Phẫn uất, ông tự tử tại Băng Cốc.
Xuất thân từ một gia đình có truyền thống văn hoá, nho học, Mạc Thiên Tích là một người học rộng, có tài văn thơ, lại có ý thức mở mang văn hoá trên mảnh đất do mình gây dựng. Mạc Thiên Tích đã sớm quy tụ được nhiều nhà nho từ các nơi về Hà Tiên lập nghiệp và vào năm 1736, ông cùng họ lập lên thi xã Chiêu Anh Các. Điều đó cho thấy, Mạc Thiên Tích rất có uy tín và luôn nhận được sự kính trọng của các danh sĩ đương thời. Không chỉ sáng lập Chiêu Anh Các, ông còn là thủ lĩnh của Tao đàn này. Mọi hoạt động của Chiêu Anh Các đều dưới sự điều khiển, dẫn dắt của ông.
Mạc Thiên Tích luôn là người khởi xướng cho mọi hoạt động của Chiêu Anh Các. Ông làm thơ, rồi mời các nhà thơ trong và ngoài thi xã cùng hoạ lại, thậm chí mời cả những nhà thơ quen biết của một thi xã ở Quảng Châu cùng góp lời ngâm hoạ. Không có xướng hẳn sẽ chẳng thể có hoạ. Không có những bài thơ hay của Mạc Thiên Tích hẳn sẽ chẳng thể có được những tập thơ để lại cho đời. Nói như vậy để thấy rằng Mạc Thiên Tích đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng, có một vị trí trụ cột trong Tao đàn Chiêu Anh Các. Bên cạnh đó, Mạc Thiên Tích cũng là người có công lớn trong việc phổ biến, quảng bá văn chương Chiêu Anh Các trong phạm vi cả trong và ngoài nước. Chính Mạc Thiên Tích đã cho khắc in các tác phẩm của Chiêu Anh Các ( rất đáng tiếc đến nay chẳng còn được là bao). Bằng cách ấy, Mạc Thiên Tích đã đưa Chiêu Anh Các trở thành một hoạt động văn hoá, văn học ít nhiều mang tính chất quốc tế.
Là thủ lĩnh Tao Đàn, những tư tưởng, tình cảm, những trăn trở, suy tư của Mạc Thiên Tích không thể không ảnh hưởng đến tổng thể thơ văn Chiêu Anh Các. Tư tưởng của Mạc Thiên Tích đóng vai trò chủ đạo, chi phối các tác phẩm của Chiêu Anh Các. Do đó, không chỉ ở các tác phẩm của Mạc Thiên Tích, nhìn vào các sáng tác của những tác giả Chiêu Anh Các khác ta có thể hình dung phần nào dáng Mạc Thiên Tích. Vị trí quan trọng của Mạc Thiên Tích đối với Chiêu Anh Các còn được thể hiện ở chỗ, Mạc Thiên Tích đã đóng góp một khối lượng tác phẩm lớn và quan trọng vào kho tàng văn học Chiêu Anh Các. Những tác phẩm còn lại của Mạc Thiên Tích là:
- 10 bài xướng trong Hà Tiên thập vịnh
- Minh bột di ngư ( 1 bài phú và 7 bài thơ)
- Hà Tiên quốc âm thập vịnh
Có thể nói, đây là những tác phẩm quan trọng bậc nhất trong tổng thể văn chương Chiêu Anh Các. Nhờ có những tác phẩm này và chủ yếu dựa trên những tác phẩm này, chúng ta mới có thể tìm hiểu và khám phá nhiều cái hay, cái đẹp, cái lạ trong thơ văn Chiêu Anh Các.
Tóm lại, sẽ chẳng phải quá lời khi khẳng định rằng Mạc Thiên Tích chính là linh hồn, là trái tim của Chiêu Anh Các. Ông xứng đáng là vị chủ soái, một trụ cột vững chắc và không thể thiếu của Tao đàn vô cùng độc đáo này.
III- NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ VĂN HỌC CỦA CHIÊU ANH CÁC
1.Nội dung sáng tác của thơ văn Chiêu Anh Các
1.1- Đất nước Hà Tiên tươi đẹp.
Chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm của Mạc Thiên Tích nói riêng và Chiêu Anh Các nói chung là sự ngợi ca đất nước Hà Tiên, một miền đất tuy mới nhưng ngày càng đơm hoa kết trái.
Các tác giả đã dành cho Hà Tiên một sự ưu ái, một tình cảm trìu mến, thương yêu.
a- Đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status