Tiểu luận: Pháp luật môi trường Việt Nam liên quan đến quản lý chất thải - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: Pháp luật môi trường Việt Nam liên quan đến quản lý chất thải
2
trường và sức khỏe cộng đồng. Với tư cách là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước đối với chất
thải nguy hại, pháp luật xác định địa vị pháp lý của các cá nhân, các tổ chức sản xuất kinh doanh có liên
quan đến lĩnh vực chất thải nguy hại, tạo hành lang pháp lý để các chủ thể này tham gia vào các quan hệ
khai thác, sử dụng các thành phần môi trường. Cũng thông qua pháp luật, Nhà nước với vai trò là chủ thể
quản lý tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các hoạt động quản lý chất thải nguy hại
trong phạm vi cả nước, cần kiểm soát tốt chất thải nguy hại ngay từ nguồn thải đồng thời thực hiện tốt các
bước trong quy trình quản lý chất thải nguy hại như thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu trữ, xử lý và tiêu
hủy chất thải nguy hại. Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đã đưa ra một quy trình để triển khai và
thực hiện một cách lần lượt từ việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến việc xử lý và tiêu hủy chất thải nguy
hại. Đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến chất thải nguy hại, từ các cơ
quan quản lý nhà nước đến các tổ chức, cá nhân.
2. Pháp luật về chất thải rắn thông thường
Các vấn đề điều tương tự như pháp luật về chất thải nguy hại, ngoài các quy định chung về trách
nhiệm quản lý chất thải rắn trước hết thuộc về chủ phát sinh chất thải ( là những tổ chức, cá nhân có cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác có phát sinh chất thải) hoặc bên tiếp nhận
quản lý chất thải ( là những tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện và năng lực quản lý chất thải) theo hợp
đồng chuyển giao trách nhiệm quản lý chất thải, pháp luật còn quy định riêng về từng loại chất thải: yêu
cầu đặt ra đối với chủ phát sinh chất thải thông thường để phục vụ mục đích tái chế, tái sử dụng, xử lý
hoặc thải bỏ phù hợp (quy định tại điều 78,79 Luật bảo vệ môi trường 2005). Bên cạnh đó, việc xử lý
nguồn nước thải cũng được quy định tại điều 80, 81 Luật bảo vệ môi trường 2005. Chủ quản lý hệ thống
nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Quản lý và kiểm soát bụi, khí
thải phải đạt được tiêu chuẩn môi trường. Ngoài ra, pháp luật còn có các quy định về hạn chế tiếng ồn, độ
rung, ánh sáng, bức xạ…
B. Tác động của hội nhập kinh tế đến lĩnh vực pháp luật bảo vệ môi trường
I. Pháp luật về bảo vệ môi trường trước khi nhà nước Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế
Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam được thực sự quan tâm bắt đầu từ cuối những năm 80, đầu
những năm 90 và đặc biệt là năm 1993, Luật bảo vệ môi trường đã được ban hành. Có thể nói đây là văn
bản quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Đây là lần đầu
tiên các khái niệm cơ bản có liên quan đến bảo vệ môi trường đã được định nghĩa, xác định làm cơ sở cho
việc vận dụng vào hoạt động quản lý môi trường. Trong đó, bảo vệ môi trường được hiểu là những hoạt
động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn
chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên". Ngoài ra, các khái niệm về thành phần môi trường, chất thải,
chất gây ô nhiễm, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, tiêu chuẩn môi trường,
công nghệ sạch, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, đánh giá tác động môi trường. Đồng thời, đây cũng là lần
đầu tiên quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường
được pháp luật quy định. Việc bảo vệ môi trường không những được quy định trong Luật bảo vệ môi
trường, mà còn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh các hoạt động của
con người khi tác động vào thiên nhiên, ảnh hưởng đến môi trường sống. Ngoài văn bản pháp luật điều
chỉnh trực tiếp việc bảo vệ môi trường như Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, Nhà nước ta cũng ban hành văn
bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác quy định nghĩa vụ bảo vệ môi trường đối
với các cơ quan, tổ chức và cá nhân hữu quan, đã quy định chế độ pháp lý trong việc khai thác, sử dụng
các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời các văn bản pháp luật này cũng
quy định các nguyên tắc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước với tư cách là bảo vệ sinh thái,
môi trường. Ngoài ra, còn có quy định xác định rõ bảo vệ môi trường là một bộ phận cấu thành trong hệ
thống kinh tế - xã hội và được kế hoạch hoá đồng bộ với kế hoạch hoá của các ngành kinh tế quốc dân
khác.
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội.. Những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status