Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sau năm 1975, cùng với sự đổi mới của lịch sử đất nước, đời sống văn học Việt Nam cũng đang biến đổi hàng ngày với những cách tân đáng kể trên cả hai bình diện nội dung và hình thức. Văn xuôi Việt Nam đặc biệt là truyện ngắn cũng có nhiều thành tựu....
Trong những năm gần đây, đời sống văn học rộ lên sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư…Trong những tên tuổi đó không thể không nhắc đến tên tuổi của Tạ Duy Anh hiện đang được xem là một hiện tượng nổi bật, một cây bút sung sức với nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo
Nhiều tác giả đề cập đến sự nhất quán trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Theo PGS.TS Mai Hương hiện thực trong tác phẩm đa dạng và nhất quán với quan niệm của Tạ Duy Anh viết về những cái xấu xa cái ác để hướng con người đến chân thiện mỹ.
Tạ Duy Anh được thừa nhận là cây bút mới mẻ. Ta có thể nhận thấy trong tác phẩm của ông một loạt sáng tạo trong điểm nhìn, kết cấu, tổ chức không gian thời gian...Và với sự mẫn cảm bẩm sinh văn chương Tạ Duy Anh có khả năng khơi gợi rất sâu vào những buồn vui của kiếp người. Với những truyện ngắn gây ấn tượng như Bước qua lời nguyền, Lão Khổ...Tạ Duy Anh được đánh giá cao. Ông nhận được một số giải thưởng của báo Nông thôn ngày nay, báo Văn nghệ quân đội...Bước qua lởi nguyền là cuốn truyện xuất sắc được Hội nhà văn trao giải ba.
Cuộc đời của mỗi nhà văn, nhà thơ (dù ít hay nhiều) đều để lại những “lưu ảnh” không hề phai mờ trong tâm hồn họ, Và Tạ Duy Anh tất nhiên cũng không phải là ngoại lệ khi ông cho rằng: “Nhà văn nào cũng tận dụng triệt để tiểu sử của mình khi sáng tác những cuốn máu thịt. Thâm chí tui con không tin rằng mỗi nhà văn thực ra chỉ viết cuốn sách về chính anh ta” [4 ,trr2]. Thực tế đúng như vậy, về ký ức tuổi thơ, về làng quê,về người cha khắc khổ, độc đoán và cay nghiệt...đã thấm đẫm vào tâm trí nhà văn đến độ không thể nào “hong khô” được nữa, vì vậy chúng cũng làm ướt nhòe trăm trang viết của nhà văn.
Hầu hết những sáng tác của Tạ Duy Anh đều xuât phát từ quá khứ đau đớn của ông cũng như một thế hệ lớn lên trong hai lớp: thù hận dòng họ, thù hận giai cấp. Bước qua lời nguyền là tác phẩm đánh dấu sự nghiệp văn chương Tạ Duy Anh trong thời kỳ đổi mới với khuynh hướng văn học đấu tranh phê phán xã hội, duyệt lại những sai lầm trong quá khứ “Lớn lên tui bỏ quê ra đi tìm một chân trời khác, chủ yếu không chấp nhận định mệnh do cha tui sắp đặt. Ông là biểu tượng cho những gì vừa bi hài, vừa đáng thương nhất có thể có ở số phận. Ông cho tui cuộc sống, niềm kiêu hãnh và cả những hồi ức kinh hoàng về thời của ông. Nhưng cũng chính cha tui lại muốn bằng mọi cách cắt đứt mối quan hệ giữa tui và quá khứ, bao gồm lịch sử, truyên thống văn hóa. Ông rất khinh ghét tính hay mơ mộng của tôi”[3;tr5].
Tạ Duy Anh đã từng nói: “Nghệ thuật chỉ nên một mình, anh chỉ có giá trị khi anh đi, anh tại ra con đường của riêng anh. Tất cả cùng đi trên một con đường thì vô nghĩa”[5;tr 5]. Theo Tạ Duy Anh văn chương phải là thứ sang trọng, lịch lãm,là bánh Biscuit đắt tiền và đương nhiên không phải ai cũng có thể có được nó. Nghề viết văn là một nghề cao quý, không phải bất cứ ai sinh ra cũng được trời phú cho khả năng thiên bẩm về văn chương, con số may mắn đó rất ít. Tuy nhiên, để trở thành nhà văn, trước hết đòi hỏi người viết phải bỏ nhiều tâm huyết sức lực để “nhả” ra được những con chữ chắt lọc từ tâm can mình. Nhà văn phải biết chuyển “lượng sống” thành “chất sống” nghĩa là chuyển những trải nghiệm đời thực thứ hai trong văn chương ở dạng cô dặc nhất,tinh chất nhất. Ông quan niệm mỗi ngày sống là mỗi ngày đi thực tế và chấp nhận trải mình ra đễ viết. Đó là quá trình khai thác những vỉa quặng cuộc sống đã kết tinh trong bản thân người cầm bút là sự “rút ruột nhả tơ” cho tâm hồn.
Sáng tạo là công việc nghệ thuật cao cả, nó không phải là tháp ngà để nhà văn chạy trốn, phát ngôn tùy tiện, buông thả. Tạ Duy Anh đặc biệt nhấn mạnh đến sự nghiêm túc và tỉnh táo của nhà văn khi cầm bút: “tui không bao giờ cho phép mình ngồi vào bàn viết mà thiếu sự nghiêm túc và tỉnh táo. Khi viết, dù là bài báo tui cũng chú ý từng chữ một. Bất cứ một sự buông thả nào đều phải trả giá” [6;tr55]. Nhà văn đứng trước trang giấy như đứng trươc một pháp trường trắng nghiệt ngã và viết như đã lĩnh một sứ mệnh từ trên trời, mỗi trang viết đều đầy ắp suy nghĩ và bản lĩnh nghề nghiệp. Tạ Duy Anh quan niệm rõ ràng về sự nghiệp cầm bút: “Viết văn đương nhiên là một nghề, nó đòi hỏi chuyên môn sáng tác mang tính chuyên nghiệp cao”[7;tr3]. Công việc văn chương, với ông được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định, để thành phẩm tuân theo tinh thần nhất quán, để “đoạn tuyệt” tất cả những gì biến cá nhân thành con người hoàn toàn khác.
Tạ Duy Anh không ngần ngại phơi bày trên trang giấy những thói hư tật xấu lừa lọc giả dối, những sự bỉ ổi, đê tiện của đời người để hướng con người đến một thế giới tốt đẹp hơn. Đồng thời với sự phơi bày cái ác, nhà văn cảnh tỉnh con người đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt tình yêu thương, bị tha hóa, bị nghiền nát. Với thái độ tỉnh táo, lạnh lùng, ông sẵn sàng xát muối vào lòng bạn đọc chứ không vuốt ve, ca tụng, ru họ ngủ. Giọng văn của ông là giọng gây hấn nhưng chủ ý của ông không khác gì là đánh thức cái thiện trong mỗi con người để giúp họ sống thật hơn với lòng mình, với cuộc đời.
Tạ Duy Anh nổ lực tìm tòi đổi mới văn chương. Có thể nói ông là người luôn thích “lao vào bụi rậm” hăm hở chinh phục những nẻo đường mới dẫu biết rằng đó là những nẻo đường mà người khôn ngoan tránh đi vào, nhưng đó mới là thể hiện quan niệm trong sáng tác của mình. Tạ Duy Anh không say mê văn học như một thứ danh vọng tiền tài quyền lực mà điều quan trọng hơn cả khiến ông say mê với nghề văn đó là có thể tìm thấy được thứ ánh sáng riêng cho mình, thỏa mãn nhu cấu chia sẻ và được chia sẻ. Ông khẳng định trong sáng tác của mình luôn có sự bứt phá vượt lên cái chuẩn mực thông thường để tồn tại “ tui luôn tìm cách phá bỏ thị hiếu thông thường của người đọc. Thị hiếu tạo cho ta sự ổn định thẩm mĩ nhưng cũng chính thị hiếu ấy ngăn cản sự cách tân. tui chấp nhận sự bài xích thậm chí là nguyền rủa để tạo ra một cảm nhận khác, một tư duy khác”


xQZJEUDR37BEssS
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status