Hình tượng con người trong thơ Quang Dũng - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Hình tượng con người trong thơ Quang Dũng



Trong “Tây Tiến” chúng ta đã bắt găp hình ảnh đôi mắt vô cùng ấn tượng: “mắt trừng gửi mộng qua biên giới”. Đó là đôi mắt của người chiến sĩ cách mạng, đôi mắt ấy trừng trừng nhìn vào quân thù đầy căm ghét, đôi mắt thể hiện khí phách ngang tàng, lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước; nhưng đó cũng là đôi mắt đầy mơ mộng, lãng mạn “gửi mộng qua biên giới” và vẫn từng “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hận xét: “mây gió, cỏ hoa xinh tuơi kì diệu đến đâu hết thảy cũng đều từ trong lòng người mà nảy ra”. Đến với thơ Quang Dũng chúng ta bắt gặp ở đó sự giao cảm sâu sắc giữa con người và không gian. Qua đó chúng ta hiểu rõ hơn thế giới nội tâm của tác giả.
Mây_ nỗi ám ảnh trong tâm hồn con người
Trong bài viết “Áng mây trắng xứ Đoài”, in trong cuốn dáng các nhà văn Việt Nam hiện đại, tập 2, Văn Giá viết Quang Dũng “sinh ra để làm một kiếp mây”, và “ ông cứ làm một áng mây trắng xứ Đoài hồn nhiên lang thang từ làng ra phố, hết phố lại lên rừng, rồi lại từ rừng về phố. Để cho hôm nay, vào tuổi 50 mới ngộ ra phận mình y như một áng mây lang thang không hơn không kém” [3; 86- 87].
Đúng vậy, Quang Dũng sinh ra để làm một kiếp mây lang thang. Ngay từ thời Tây Tiến chúng ta đã bắt gặp một “cồn mây” sừng sững bị cái mũi súng chọc thủng hướng lên trời: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Không chỉ có thể, trong những sáng tác sau này của ông nhiều lần chúng ta gặp lại hình ảnh áng mây. Áng mây trắng đăc biệt xuất hiện với hình ảnh quê hương xứ Đoài:
tui nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
(Mắt người Sơn Tây)
Ba Vì tảng đá xanh
Thức với mây Đoài trắng xóa
(Bất Bạt đêm giao quân)
Hay: Hãy ngẩng lên nhin chóp Tản Viên
Mây trắng xưa nay về tụ họp
Mây một phương Đoài về tụ họp
(Ba Vì đón Bác)
Dường như áng mây tráng đã trở thành nỗi ám ảnh sâu sắc trong tâm hồn Quang Dũng. Khi viết những vần thơ về miền quê khác chúng ta cũng thấy hình ảnh mây trằng xuất hiện rất nhiều:
Ai nhớ Hồ Nam mây trắng xa
(Hồ Nam)
Hay: Pha Đin ngàn chóp nổi hồ mây
(Pha Đin)
Kể cả khi viết về mình, hình ảnh áng mây cũng không tách khỏi tâm trí của Quang Dũng, có lúc ông đã nhân mình là một áng mây lang thang:
Mây ở đầu ô mây lang thang
Ôi! chật làm sao
Góc phố Phường
(Mây đầu ô)
Có lúc ông lại ví tóc của mình mang màu trắng của mây:
Tóc anh đã thành mây trắng
(Không đề)
Hình ảnh áng mây như đã xuyên suốt hành trình thơ của Quang Dũng. Mây đã trở thành nỗi ám ảnh bền bỉ nhiều biến hóa trong tâm hồn ông. Áng mây trắng Quang Dũng đã cùng đồng chí, đồng đội xếp bút nghiên lên đường đi đánh giặc. Với tuổi trẻ căng tràn nhiệt huyết và chất lãng mạn họ nhìn ngăm cuộc đời thật hồn nhiên, giản dị. Họ ra chiến trường với ý chí “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” , Họ xem thường cái chết: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Dù gian khổ, hiểm nguy họ vẫn lạc quan yêu đời, đầy mơ mộng: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Họ vẫn mang trong mình dòng máu phiêu lưu:
Trắng nửa sông xa mờ khí núi
Cánh hồng nhạt nhạt mây phiêu lưu
(Thu) và
Đi trong đường mây rắc bụi vàng
(Pha Đin)
Áng mây Trắng trong thơ Quang Dũng mang hình tráng sĩ từ đó.
Áng mây trắng Quang Dũng còn là một áng mây luôn ấp ủ tình yêu thương con người, ấp ưu khung cảnh đời thường. Đó là câu chuỵên của những người lính với những tình cảm rất thật mà dường như họ đã để lại đằng sau vì đất nước:
Khuya khoắt bờ sông vắng
Lửa hồng quán tản cư
Lính mấy chàng vất vả
Tìm sống một đêm thơ
(Lính râu ria)
Trong cuộc hành quân đầy gian lao vất vả, Có những lúc những người lính bắt gặp những hình ảnh gợi lên cho họ niềm nhớ thương. Trong bài thơ “lính râu ria” cũng như vậy. Khi nguời lính ôm con của chị hàng nước, ánh mắt non nhìn như sao của cháu bé làm anh chạnh lòng nhớ tới vợ con mình nơi xa quê: “Anh ôm con người ta – anh ôm ghì nó mãi”. Quang Dũng là người hơn ai hết hiểu được tình cảm đó vì ông là người từng trải qua những phút giây đó và ông có một trái tim biết thổn thức. Áng mây ấy có một trái tim yêu chân thành, tha thiết:
Em mãi là tuổi hai mưa
Ta mãi là mùa xanh xưa
(Không đề)
Đó là tình cảm nhà thơ dành cho người con gái vườn ổi. Tình yêu đó là một tình yêu thanh khiết, cao quý. Dù cho mối tình đó không thành và giờ đây khi:
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua
(Không đề)
Thời gian đã lấy đi tuổi trẻ hiện lên trên dáng vẻ của họ nhưng không lấy đi thứ tình cảm cao quý nhất đó là tình người: “Giữ mãi tình người cho đẹp” để “cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời”. Áng mây ấy luôn là áng mây trong sáng, hồn nhiên, giàu lòng yêu thương.
Áng mây ấy rồi cũng về trời, nhưng tình yêu thì vẫn ở lại mãi không rời xa cuộc đời.Áng mây Quang Dũng đến cuối đời vẫn là “ Mây ở đầu ô mây lang thang” và vẫn khát khao “hẹn những chân trời xa lạ. Khi áng mây áy bay về trời vẫn còn mãi lòng thiết tha yêu cuộc đời, con người. “Áng mây trắng xứ Đoài Quang Dũng vẫn cứ lãng đãng ngang trời, phủ một bóng mát xuống nền thơ Việt Nam hiện đại” [3; 103].
2.1.2 Quê hương Sơn Tây_niềm khắc khoải khôn nguôi
Rời quê hương thân yêu lên đường ra chiến trận, người chiến sĩ mang dáng dấp của chàng Kinh Kha năm xưa:
Thôi hãy lên đường tráng sĩ ơi
Quê hương mong đợi đã bao đời
Biên thùy nghe dậy niềm ai oán
Gươm hận mài chưa? Khát máu rồi
(Biết gửi đưa ai_ Báo Vệ Quốc)
Xa cách cảnh thanh bình nơi quê cũ, lòng người không khỏi nhớ thương, luyến tiếc một mùa thu như mùa thu Hà Nội:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
tui nhớ một mùa thu đã qua
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
(Đất nước_Nguyễn Đinh Thi)
Cũng với quyết tâm “Đầu không nghoảnh lại” Quang Dũng cùng bao bạn bè đồng trang lứa đã ra chiến trận với ý chí “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Nhưng trong chặng đường đầy gian lao, hiểm nguy ấy chưa lúc nào hình ảnh quê hương thôi hiện về trong ông. Quê hương với những ngày xưa đầy kỉ niệm, nơi thanh bình nhất của mỗi con người. Những lúc ngồi lại với tâm hồn mình, hình ảnh quê hương lại về trong Quang Dũng:
Ngồi đây vời tưởng đường quê hương
Lúa dã xanh xanh nẻo mấy đường
Cốm đã thơm mùi, hồng đã chín
Ao sau vườn cũ nước xanh trong
Tâm hồn nhạy cảm của người thi sĩ luôn hướng về quê hương. Trong kí ức của ông, hình ảnh quê hương hiện về bao thân thuộc. Duờng như ông nhớ rõ từng chi tiết nơi chôn rau cắt rốn của mình. Ông nhớ cả mùa vụ ở quê ông. tất cả đều thân thương, như chưa từng chia xa bao giờ vậy.
Trong bài thơ “Đôi mắt người Sơn Tây” nỗi niềm khắc khoải của Quang Dũng về quê hương của mình hiện lên rât rõ:
Em ở Thành Sơn chạy giặc về
tui từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Nhà thơ nhớ quê hương, nhớ người em thoáng gặp đã chia ly. Và từ nơi chia ly ấy hình ảnh quê hương dần xa, dần xa..
Nhà thơ như đã thốt lên thành lời nối nhơ quê cồn cào, tha thiết :
tui nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Quê hương trong con người Quang Dũng luôn thường trực bởi ông là con người thấm đậm hồn quê, thấm đậm chất Sơn Tây. Nhớ về quê hương nơi có mẹ già, con nhỏ. Lòng Quang Dũng lại bồi hồi e sợ bởi kẻ thù không trừ một mảnh đất nào trên quê hương Việt Nam:
Mẹ tui em có gặp đâu không
Những xác gi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status