Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân



MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu
I. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1
II. Lịch sử vấn đề 2
III. Phạm vi nghiên cứu 3
IV. Phương pháp nghiên cứu 4
V. Đóng góp của luận văn 4
VI. Cấu trúc luận văn 4
Nội dung
Chương 1: Yêu ngôn - một thế giới nghệ thuật huyền kỳ 5
1.1. Một cõi riêng trong văn chương Nguyễn Tuân và văn chương đương thời 5
1.2. Một thế giới nghệ thuật đặc thù 14
Chương 2: Đặc trưng thi pháp Yêu ngôn 19
2.1. Không gian - thời gian nghệ thuật của Yêu ngôn 19
2.1.1. Không gian nghệ thuật 19
2.1.2. Thời gian nghệ thuật 33
2.2. Thế giới nhân vật với số phận dị biệt và tính cách phi thường 37
2.3. cách nghệ thuật tạo dựng thế giới Yêu ngôn 54
2.3.1. Nghệ thuật trần thuật 54
2.3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 66
2.3.3. Giọng điệu 74
Chương 3: Sự dung hợp, thăng hoa của cái đẹp và những giá trị nhân bản 77
3.1. Cái đẹp và những giá trị văn hoá 78
3.2. Triết lý nhân sinh, chiều sâu nhân bản 85
Phần kết luận 96
Thư mục tham khảo 100



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ên
45
Làm phong phú, đa dạng thêm chất huyền kì, không thể không nói tới
thế giới nhân vật ma của Yêu ngôn.
Trong văn học kì ảo xưa nay, truyện về các hồn ma bóng quỷ vô
cùng phong phú. Theo thời gian, loại truyện này không già cỗi đi mà trái lại,
trở thành một dòng chủ đạo của bộ phận văn học kì ảo. Trong Yêu ngôn, ma
và người dường như không có khoảng cách, ma là sự hiện hình của những
người đã khuất, ma vẫn nặng lòng với cuộc sống trần gian, ma ăn ở với
người, ma trở về cõi trần mà vẫn trong hình dạng con người. Họ hiện về
dương gian với những mục đích khác nhau: hay nâng đỡ cho con cháu đời
sau để không mất đi danh tiếng làm nghề truyền thống; hay kiếp trước chịu
nhiều oan trái trở về báo oán trả thù; hay đam mê giọng hát tiếng đàn mà
hồn phách vẫn không chịu rời bỏ chốn kĩ viện… Và dù họ là ma thì cũng là
ma tài hoa, ma tài tử, ma của thế giới Yêu ngôn Nguyễn Tuân.
Đới Roi (Đới Roi) nguyên là cậu ấm Đái, con cụ Bố Nam quất roi
chầu lừng danh một thời trong chốn ăn chơi tài tử. Khi sa cơ lỡ vận không
thể sống nhờ lòng thương hại của giáo phường, Đới Roi đã chọn cái chết.
Khi còn ở dương gian ham mê tiếng tơ tiếng trúc, tiêu cả cơ nghiệp vào
giọng hát tiếng đàn, vậy mà thác xuống âm thế, “cái người trai không vợ ấy
đã trở thành một ông mãnh rất thiêng thường hiện ra để quấy những nhà cô
đào ở Khâm Thiên dám vô lễ với vong hồn mình vẫn oán kết gần quanh kĩ
viện”, đêm đêm vẫn đánh trống chầu trên những mái nhà có hát. Quả thực
Ấm Đới là kẻ thuộc “nòi tình”, cuộc đời đắm đuối trong bể tình bể nhạc để
rồi trở thành một con ma nghệ sĩ tài tử.
Trong Yêu ngôn, có kiểu nhân vật “ma yêu”. Đó là cô Dó – linh
hồn của nghệ thuật làm giấy (Xác ngọc lam). Vốn là nữ thần của chúa ngàn
cao cả, vì tình, nàng đã theo chồng về làng giấy Hồ Khẩu bên Hồ Lãng Bạc.
Yêu chồng, nâng niu cả một dòng họ làm nghề giấy, nàng đã thổi cho giấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
dó một linh hồn, để từ đấy, lò chế giấy nhà cậu Năm họ Chu làng Hồ Khẩu
biết một kỉ nguyên mới – giấy tự nhiên thơm đẹp lên và bỏ xa sự cạnh tranh
của nghìn vạn người sống bằng vỏ dó. Khi cậu Năm qua đời, nàng Dó
không nỡ bỏ về “quê hương cũ muôn năm xanh vui của mình”, nàng ở lại
giúp con cháu nhà chồng làm ăn phát đạt. “Thương lũ trẻ, đêm đêm cô lại
hiện ra, hà ít hơi mình vào giấy và lấy tay vuốt từng tờ một. Giấy Chu Hồ vì
thế vẫn giữ được vẻ quý riêng”.
Trong Yêu ngôn, nếu “ma yêu” khêu gợi lòng hướng thiện, nhân
hậu, nhân tính thì “ma báo oán” lại là sự răn đe, cảnh tỉnh. Hai anh em ông
Đầu Xứ trong Khoa thi cuối cùng nổi tiếng học giỏi nhất tỉnh Nam lều
chõng đi thi với bao nhiêu hi vọng. Nhưng hết anh rồi đến em, khi nào vào
chốn trường thi đều bị hồn ma quấy nhiễu. “Một người đàn bà trẻ, xõa tóc,
ẵm con, hiên ngay dưới lều, ngay chỗ đầu chõng, kêu khóc giữ rịt lấy mớ
tóc xõa quất vào mặt ông cứ bỏng rát lên. Lại cười sằng sặc, lấy nghiên mực
hắt vào quyển của ông …”. Kết cục là cả ông Đầu xứ Anh và ông Đầu Xứ
Em đều hỏng thi. Hóa ra lúc sinh thời, cụ Huấn, ông cụ thân sinh ra hai anh
em đã phạm vào việc thất đức, cụ “đã mang lấy trách nhiệm tinh thần về cái
chết của một người nàng hầu tài hoa nổi tiếng một thời”. Người thiếp ấy khi
chết có mang được sáu bảy tháng. Cái oán sinh tử ấy cứ theo đuổi họ, nếu
họ còn lều chõng ở cửa trường thi: “Nó còn đi thi, cô còn báo mãi... cô
muốn, cô muốn nó phạm húy, cho nó bị tội cả nhà kia…”. Đấy là lời người
thiếp lúc ốp vào con đồng đã nói. Thế là cả hai anh em, người khóa trước, kẻ
khóa sau đều đã trải qua sự thất bại ê chề của khoa thi cuối cùng, để rồi đã
phải sống “một đêm dài nhất trong một đời người”.
Có “ma báo oán” thì cũng sẽ có “ma báo ân”. Vị Quan Ôn (Loạn
âm) được Diêm Vương cho làm quan trông coi việc kiều lương đạo lộ.
Muốn trả cái ơn xưa với thầy học cũ, Quan Ôn đã tiết lộ danh sách nạn nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
sẽ bị bắt đi phu ở cõi âm, tỏ ý xem Kinh Trịnh có muốn cứu vớt thân tính
nào trong số họ thì sẽ chiếu cố. Không chỉ có vậy, Quan Ôn Lương còn xin
Diêm Vương ban phẩm hàm cho Kinh Trịnh. Kinh Trịnh được tại thế mà
đương nhiệm chức Chánh Tuyển Quan, trông coi việc điểm phu và soát sổ
bộ.
Những kiểu nhân vật ma này trong Yêu ngôn có vẻ như trái ngược
nhau nhưng thực sự lại thống nhất với nhau, làm nên sự đầy đặn, hoàn hiện
trong dáng nhân vật, bởi ma cũng là “kiếp cõi âm” của con người cũng
tồn tại song hành hai cực của tình cảm: biết căm ghét và biết yêu thương.
Thực chất, cõi âm ở đây cũng chính là âm bản của thế giới trần tục và hệ
thống nhân vật ma không chỉ gợi sự li kì mà còn giữ vai trò như chiếc cầu
nối hai thế giới, để từ đó nhà văn gửi gắm những quan niệm, suy tư, trăn trở
về cuộc đời, đồng thời cũng là sự đối sánh hai thế giới để con người trần thế
sống tử tế, xứng đáng hơn với danh hiệu con người.
2.2.3. Những cảnh những vật lạ kì.
Trong thế giới Yêu ngôn không chỉ có những con người kì lạ, khác
thường, mà cả những vật, những cảnh cũng hết sức đặc biệt. Đây chính là
một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút đầy thú vị đối với người đọc.
Ai đã đọc Chùa Đàn hẳn đều có một ấn tượng lạ lùng về cái “tửu
phần” – một mả rượu có chôn vô số cái hũ rượu trong ấp Mê Thảo với
những cái tên lạ lùng . Đó là một cái gò con. Chỏm gò phất phơ toàn một
giống thạch sương bồ. Sườn gò, đây đó ít gốc rền tía. Gò ấy, chính là huyệt
rượu. Bá Nhỡ chôn cơm men và rượu cất ở mả rượu ấy. Ngoài Bá Nhỡ ra,
cấm dân ấp không được ai lai vãng đến tửu phần. Tửu phần đã phân ra từng
khu đông tây nam bắc và chia từng hàng luống như ở một nghĩa trang thôn
sơn. Trên các khu và các luống tửu phần, có những thẻ tre sơn vôi trắng, viết
chữ đen và sơn đỏ, có thể lẫn với bài bùa phù thủy. Ấy là Bá Nhỡ ghi ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
tháng từng lứa rượu và đặt tên cho từng mẻ rượu, lắm thứ tên những nghe
không thôi mà đã muốn đem cái vui cái buồn trong lòng ra gửi ngay vào
đấy. Một hầm rượu – với những người khác nó có thể chỉ gợi về sự say sưa,
nhưng với Nguyễn Tuân, cái hầm rượu ấy đã là một nghĩa địa, bởi gò chôn
rượu đã mang tên “huyệt rượu”, đám “mả rượu” đã là những “tửu phần”…
tất cả đều gợi về cõi chết, cái chết dần dần chán chường trong tuyệt vọng
của Lãnh Út, chủ nhân ấp Mê Thảo.
Trong Khoa thi cuối cùng, cảnh trường thi Nam Định đâu còn là
chốn uy nghiêm đầy văn hóa để các sĩ tử thi tài. Trong cảnh âm u mà âm
dương không chia biệt, trường thi đã trở thành pháp trường mà các âm hồn –
các loại ma lành, ma báo oán – có chỗ ngồi danh dự bởi được quan chủ t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status