Giả thuyết về văn học dân gian thời kỳ Hùng Vương - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Giả thuyết về văn học dân gian thời kỳ Hùng Vương



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. TỔNG QUAN VỀ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG 2
II. PHÂN TÍCH QUA TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN 11
III. GIẢ THUYẾT VỀ CÁC THỂ LOẠI 13
IV. KẾT LUẬN 14
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n núi, 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển. Ở trên bờ, người con cả được suy tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nhà nước Văn Lang. Theo sử xưa còn ghi thì “Lĩnh Nam Chích Quái”; Âu Cơ và 50 người con lên ở đất Phong Châu, suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước Văn Lang, đông giáp Nam Hải, Tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình Hồ, nam tới nước Hồ Tôn (hay là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ: (…) chia các em ra cai trị…”.
Trong “Đại Việt sử lược” có viết: “Đến đời Trang Vương nhà Chu (698 - 682 Trước Công Nguyên) ở Bộ Gia Ninh có người lạ thường, dùng ảo thuật phục được các bộ lạc tự xưng là Hùng Vương, đóng ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang… Truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”.
I. TỔNG QUAN VỀ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Có thể nói, căn cứ vào tài liệu trên, thời kì Hùng Vương là thời kỳ sớm nhất của văn học dân gian Việt Nam. Ở thời kì này, nhà nước Văn Lang đã đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế, văn hoá-xã hội. Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Thực chất nhà nước Văn Lang được hình thành từ các bộ lạc (hay còn gọi là tộc người). Các bộ lạc này sống tương đối gần gũi nhau về mặt không gian. Do quan hệ gần gũi, các tộc người đó có nhiều điểm chung về ngôn ngữ và văn hoá. Sau khi đã thống nhất thành nước Văn Lang, các tộc người này có không gian sống rất gần nhau. Trong đó tộc người do Hùng Vương cai trị là tộc người đứng đầu. Theo sử sách các vùng đất thuộc phạm vi các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, một phần Hà Nội, Hà Bắc (cũ) và Tuyên Quang ngày nay chính là địa phận của nhà nước Văn Lang xưa. Các nhà sử học, khảo cổ học bây giờ tìm được rất nhiều di chỉ về thời kỳ Hùng Vương phản ánh cuộc sống nhân dân trong thời kỳ này.
Ngay từ thời Văn Lang, cư dân đã tập trung rất đông đúc ở các vùng Đồng Bằng, ngày nay vùng đó thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ. Tuy rằng không có sử sách nào ghi chép về số dân này nhưng các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều hiện vật ở di chỉ Đồng Đậu (gần thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc). Các bộ lạc dưới sự lãnh đạo của Hùng Vương cùng đoàn kết chống ngoại xâm. Đồng thời, nhân dân cũng trao đổi kinh nghiệm, học hỏi nhau để phát triển kinh tế.
Nền kinh tế của nhà nước Văn Lang thời ấy rất phát triển và đạt được trình độ nhất định. Người dân Văn Lang đã biết dùng cày, biết luyện kim, biết làm đồ gốm và có quan hệ mậu dịch với nước ngoài. Trong hai thời kì của kinh tế Văn Lang là văn hoá Phùng Nguyên và văn hoá Đông Sơn thì ở thời văn hoá Đông Sơn kinh tế Văn Lang phát triển nhất. Có thể coi thời kì văn hoá Đông Sơn là cực thịnh của thời đại Hùng Vương .
Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ có địa hình tương đối bằng phẳng lại có nhiều sông ngòi: Sông Hồng, sông Mã. Dân cư tập trung đông đúc và sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Do có nhiều sông ngòi nên lượng phù sa bồi đắp hàng năm lớn. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ rất thuận lợi cho việc cấy lúa. Nghề trồng lúa nước trở lên phổ biến và cư dân Văn Lang đã tìm thấy ở đây một nguồn lương thực dồi dào. Xen kẽ với các vụ lúa, cư dân Văn Lang còn biết trồng khoai lấy củ, trồng đậu, dưa hấu, họ còn biết trồng dâu nuôi tằm và trồng bông lấy sợi. Truyền thuyết xưa kể lại hoàng tử Lang Liêu đã biết dùng hạt gạo để nấu thành bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất dâng vua. Mai An Tiêm đã phát hiện ra dưa hấu và dùng dưa hấu để trao đổi hàng hoá. Không chỉ biết trồng trọt, cư dân Văn Lang còn biết chăn nuôi. Trâu, bò, chó, gà, vịt đã được thuần dưỡng và chăn nuôi theo hộ gia đình. Ngay từ thời văn hoá Phùng Nguyên đã xuất hiện nghề đánh cá và đến thời kì văn hoá Đông Sơn cư dân Văn Lang đã biết đóng thuyền lớn để phục vụ nghề đánh cá và giao thông. Cũng trong thời kì này các công cụ lao động đã được chế tác công phu hơn thời trước. Người ta tìm thấy rất nhiều công cụ lao động ở các di chỉ; các công cụ chặt thô sơ như rìu tay, nạo ở núi Đọ (Thanh Hoá) và rất nhiều rìu đồng, khuôn đúc dìu, mũi tên đồng ở giai đoạn Đồng Đậu. Các lưới câu đồng, lưỡi liềm đồng ở giai đoạn Gò Mun. ở thời đại Hùng Vương, cư dân còn chế tạo được công cụ bằng sắt: Lưỡi mai sắt, cuốc sắt. Họ còn biết chế ra nhiều đồ dùng, đồ đun bằng gốm và bằng đồng. Điều đó chứng tỏ ở thời kì Hùng Vương thương nghiệp đã phát triển. Họ tìm thấy nhiều đồ vật ở thời kì này như: Vò, bình, thấy ở Thiệu Dương, Đông Sơn; Bình, âu, lọ thấy ở Việt Khê, Đào Thịnh, Tháp đồng ở Đào Thịnh, Đông Sơn, Việt Khê; Thố đồn thấy ở Việt Khê, Thiệu Dương.
Do xã hội Văn Lang thời ấy phát triển mạnh nghề trồng lúa nước, điều đó gắn liền với công việc trị thuỷ. Vùng này có nhiều con sông lớn như sông Hồng, sông Mã… nên muốn phát triển nông nghiệp ở đây phải biết chế ngự các con sông. Truyền thuyết về “Sơn Tinh” đánh thắng “Thuỷ Tinh” là một trong những truyền thuyết nói về công việc này. Hàng năm nhân dân Văn Lang đã biết đắp đê phòng lụt và đào các mương máng giúp việc tưới tiêu cho cây trồng.
Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp. Trước hết là nghề luyện đồng và chế tạo đồ đồng. Theo “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi dẫn sách “Bản Quốc Sản Xứ Kí” cho biết nhiều vùng miền Bắc có các mỏ khoáng sản: Vàng, chì, bạc, sắt, đồng…”, lại chó nhiều mỏ lộ thiên dễ khai thác… Nhờ đó cư dân Văn Lang đã sáng tạo ra một nền văn hoá đồ đồng rực rỡ. Cư dân Văn Lang dùng đồng để sản xuất ra các công cụ sản xuất và các loại vũ khí,…
Ngày nay có thể tìm thấy nhiều các hiện vật đồng ở các di chỉ thuộc các tỉnh từ Lạng Sơn đến Hà Tĩnh, Quảng Bình, … Hàng loạt các nông cụ được tìm thấy (lưỡi cày, liềm, rìu), nhiều vũ khí lợi hại như: Dao găm, vòng tay, nhẫn…) , nhiều công cụ âm nhạc bằng đồng (như chuông, kèn, và đặc biệt là trống đồng được chế tạo rất công phu), các tác phẩm nghệ thuật (tượng người, chim, thú…). Tất cả những dẫn chứng trên khẳng định rằng ở thời Hùng Vương đồ đồng rất phát triển, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Tiếp đó là nghề luyện sắt. Cư dân ở đây đã rèn được những lưỡi giáo, kiếm sắt… Nghề rèn được phát triển mạnh mẽ.
Nghề gốm đặc biệt phát triển. Ngay từ thời văn hoá Phùng Nguyên, nghề gốm đã được hình thành và phát triển. Nhiều đồ dùng và đồ đun nấu ra đời, có những văn hoá khá đặc sắc. Đến thời văn hoá Đông Sơn, đồ gốm cực phát triển. Họ biết dùng bàn xoay để nặn đồ gốm và dùng men tráng, kèm theo đó là những hoa văn được các nghệ nhân thể hiện một cách tinh xảo. Các hình ảnh đó hầu hết là các hoa văn và các hình ảnh sinh sống cũng như phong cảnh quê hương.
Nghề đồ đá cũng phát triển đến trình độ hoàn mỹ ngay từ thời văn hoá Phùng Nguyên.
Ngoài ra, các nghề khác cũng phát triển. Đồ gỗ, nghề sơn có những bước phát triển dài. Nghề xe sợi, dệt vải đã có...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status