Cái đẹp trong nghệ thuật ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Cái đẹp trong nghệ thuật ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới



Mục lục
Lời nói đầu 1
I. Tôn trọng cấp trên 1
II . Làm tốt trợ thủ của cấp trên 8
III. Duy trì khoảng cách hợp lý 11
a. “Làm cao” là biểu hiện của quyền uy. 11
b. “Làm cao” khiến cấp trên trở nên thần bí”. 12
c. " Làm cao” giúp cho cấp trên xử lý công việc thêm hiệu quả”. 13
d. “ Làm cao” từng thêm sức thu hút bề ngoài cho cấp trên. 13
e.“ Làm cao” khiến cấp trên có cảm giác hài lòng, ai cũng muốn thực hiện được giá trị cuộc đời mình. 14
g. Nói năng nhẹ nhàng, biết giữ thể diện cho cấp trên. 14
IV. Cách làm khéo léo để can ngăn , khuyên giải cấp trên. 19
a. Lấy lời để khuyên giải . 19
b. Lấy hành động làm căn cứ để khuyên giải. 21
c . Hãy khuyên bảo bằng những lời chân thật. 21
d. Nhân lúc cấp trên vui vẻ, hãy đưa ra ý kiến. 22
V. Cơ hội cũng giống như con cá bên cạnh ta. 23
a. Hãy tăng tiếp xúc với lãnh đạo, tăng thêm hiểu biết lẫn nhau. 24
b. Hãy thể hiện thật tốt, hãy thể hiện những ưu điểm của mình với lãnh đạo. 27
c. Nắm bắt những thời điểm quan trọng để thể hiện năng lực của mình. 27
Kết luận 29
Tài liệu tham khảo 31
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ục tùng đây cũng là một phương châm sống.
Đương nhiên, làm trợ thủ cũng phải khéo léo, người nào chú ý sẽ phát triển hiện ra điều như thế này, ở một cơ quan cũng là phục tùng cấp trên, tôn trọng cấp trên nhưng vị trí của mỗi người trng con mắt cấp trên lại không giống nhau, vì sao vậy? Mấu chốt của vấn đề chính là bạn có nắm được nghệ thuật làm trợ thủ không, có người chịu động não, biết cách thể hiện, chủ động xuất đầu lộ diện, luôn khiến cấp trên cảm giác hài lòng vì mệnh lệnh của mình đã được hoàn thành tốt đẹp. Ngược lại, có người chỉ làm việc cấp trên giao cho cách đối phó qua loa, đối phó một cách bị động, thích làm một “ Anh hùng vô danh” nhưng lại muốn chơi thật chân thật.
Trước tiên, nên chịu khó đề xướng ý tưởng với cấp trên. Trên cánh đồng bội thu, bác nông dân có lý do để khiến mọi người nhớ tới sự lao động mệt nhọc không ngừng nghỉ và mồ hôi đã đổ xuống của mình. Đây không phải là hư vinh, mà là sự đòi hỏi chân thực. Vậy bạn hãy nắm chắc nghệ thuật và kỹ xảo để làm một người trợ lý giỏi.
Thứ nhất : Đối với cấp trên có điểm yếu rõ ràng, tích cực hợp tác là thượng sách. Thời nay có thời đại khoa học kỹ thuật, văn hóa phát triển như vũ bạo, có một số cấp về cơ bản kiến thức chuyên ngành không giỏi. Những cấp trên như thế này thường biết mình không có vị trí cao trong con mắt cấp dưới, nên họ rất mãn cảm với phản ứng của cấp dưới. Bạn cứ việc nắm lấy nhược đỉêm này. Lấy kinh nghiệm làm việc lâu năm của ông ta làm gương, dùng tài của bạn để bù đắp vào kíên thức chuyên môn bị thiếu hụt của cấp trên vừa thể hiện thích hợp khả năng của mình. Anh hùng tìm thấy đất dung võ, trở thành cánh tay đắc lực của cấp trên. Cấp trên không những sẽ chú ý tới bạn mà còn rất cảm kích, bỏ một mà thu được hai, vậy thì sao không tình nguyện vui vẻ mà làm.!
Thứ hai : Cấp dưới năng động thường được cấp trên chú ý. Sự chú ý của cấp trên sẽ càng tập trung nhiều hơn vào những cấp dưới “ tinh anh”, tài năng xuất chúng. Trình độ của những người này trực tiếp quyết định số lượng và mức độ thi hành quyết sách của cấp trên. Cho nên, nếu bạn quả thật có năng lực , phương pháp đúng đắn không phải coi thường cấp trên mà là chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, bù đắp thoả đáng những sai sót của cấp trên, thể hiện tài trí siêu phàm trong lúc phục tùng. Như vậy bạn sẽ giành được ưu thế về sự ưu đãi của cấp trên. Tài dở chính là ở chỗ khéo léo.
Thứ ba: Việc cư xử của cấp trên có lúc rất khó, bạn phải dũng cảm đón nhận, thể hiện năng lực và dũng khí của mình. Có một nhân viên độc thân ở một đơn vị mắc bệnh lao phổi, phải nằm viện. Lãnh đạo động viên mọi người hãy thay nhau thường xuyên chăm sóc anh ta. Mọi người đưa mắt nhìn nhau, chẳng ai tỏ thái độ gì, khiến cấp trên lúng túng. Cuối cùng, chàng trai trẻ Lưu Quân tự động đứng ra giải quyết tình huống khó xử cho cấp trên. Cấp trên vô cùng cảm động, đã biểu dương Lưu Quân trong cuộc họp, tất nhiên sự Thank không chỉ là ở lời nói. Có thể thấy ở thời khắc mấu chốt giúp cấp trên giải quyết khó khăn, sẽ ngầm khiến cấp trên cảm động và ghi nhớ trong lòng.
Thứ tư : Tranh thủ sự phân công của cấp trên. Cấp trên không muốn chỉ ra lệnh để đôn đốc mọi người làm việc. Một người thân cận cấp trên đã nói : “ Làm cấp dưới phải tranh thủ cảm tình của cấp trên, xin cấp trên giao việc chứ không phải bị động chờ cấp trên sai bảo. Đây là một thủ thuật để biến bị động thành chủ động, nó không những thể hiện tính tích cực trong công tác của cấp dưới, mà còn tăng cơ hội để cấp trên biết mình. Cách làm việc này đã ngày càng được cấp trên và cấp dưới có quan điểm tiến bộ ủng hộ”.
III. Duy trì khoảng cách hợp lý
Nói đến làm cao dường như rất nhìêu người ghét, cho rằng đó là biểu hiện xa rời tập thể. Nhưng trên thực tế, nó đã tồn tại thì tất phải có lý do bên trong hay là có tính hợp lý.
“ Làm cao” về thực chất là một loại tâm lý khoảng cách mà cấp trên phải tranh thủ, nó thể hiện quyền uy của họ, làm tăng về thần bí của bản thân, khiến cho họ càng có sức thu hút, đồng thời lợi dụng nó để điều tiết mối quan hệ đồng nghiệp và xử lý công việc.
“ Cấp trên vì sao cần làm cao” vậy? tui nghĩ, chúng ta có thể tiến hành phân tích và tìm hiểu từ góc độ dưới đây.
“Làm cao” là biểu hiện của quyền uy.
Gỉải thích từ “ làm cao” trong Hán ngữ từ đỉển: Tác phong tự cao tự đại, cố làm ra vẻ. Đây chính là ấn tượng phổ biến và nguyên nhân sinh ra ác cảm với làm cao. Nhưng nhìn từ góc độ khác làm cao không chỉ làm một thứ “ tiêu cực” mà nó còn có ý nghĩa tế nhị, trở thành một phương pháp có tính nghệ thuật rất hiệu quả của nhiều cấp trên trong việc quản lý cấp dưới.
“ Làm cao” thật ra có thể hiểu là một loại tâm lý khoảng cách. Rất nhiều cấp trên thông qua việc cố ý duy trì một khoảng cách đối với cấp dưới để cho cấp dưới ý thức được sự tồn tại đẳng cấp quyền lực, cảm nhận được sự chi phối quyền uy của cấp trên mà loại quyền uy này rất cần thiết đối với lãnh đạo củng cố địa vị, mở rộng việc thi hành chính sách và chủ trương của mình. Nếu cấp trên quá hiền, không chú ý ra oai với cấp dưới, cấp dưới có thể coi thường cấp trên mà lười biếng kéo dài việc hay cố ý phá hoại. Cho nên cấp trên muốn thông qua làm cao để thể hiện quyền lực, sử dụng quyền lực một cách hiệu quả, đây cũng là một cách để cấp trên làm tốt chức trách của mình.
“ Làm cao” vừa tạo cho cấp trên, lại vừa khiến cấp trên có ấn tượng cấp trên thể hiện quyền lực bất cứ lúc nào để đạt được mục đích, uy quyền cũng biến cấp trên thành một người đáng sợ khiến cấp dưới nhận thấy phục tùng có lẽ là lựa chọn tốt nhất, còn không phục tùng có khi lại bất lợi cho mình.
Thực ra, tác dụng của làm cao từ mấy trăm năm trước đã được chính trị gia Machili người Italia trình bày trong một cuốn sách.
“ Quân tử luận”. Làm kinh động thế giới bằng việc vạch trần chân tướng của chính trị, đồng thời đưa ra rất nhiều kiến giải thấu triệt, chính xác về những kẻ thống trị một cách không hề lấp liếm. Cách kể chuyện ngắn gọn súc tích kiểu một mũi tên trúng luôn đích có thể so với tài năng của Hàn Phi Tử. Ông viết trong sách rằng : “ Vua buộc phải là cáo để biết được bẫy, đồng thời cũng phải là sư tử để khiến cho sài lang kinh sợ”.
Vua nếu thay đổi thất thường, làm việc khinh suất nông cạn, mềm yếu nhát gan thì sẽ bị coi thường,cho nên ông ta phải cố gắng thể hiện sự vĩ đại anh dũng, luôn nghiêm túc, kiên định trong hành động của mình.
Machiali không chỉ một lần đề cập rằng vua phải dùng các loại thủ đoạn, thậm chí giả vờ và dùng một số mánh khoé nhỏ để giành được sự tôn trọng, kính yêu và biết được cả sự sợ hãi tiềm tàng của người khác. Việc này nhất quán với việc khéo léo sử dụng “ làm cao”...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status