Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
A/ LỜI MỞ ĐẦU
B/ NỘI DUNG
I/ Những vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics ở Việt Nam
1/ Một số hình ảnh về hoạt động logistics ở Việt Nam………………………………..2
2/ Khái niệm và phân loại dịch vụ logistics……………………………………………3
3/ Đặc trưng của dịch vụ logistics……………………………………………………..5
4/ Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp và đối với nền kinh tế………………….6
II/ Quy định của pháp luật hiện hành về dịch vụ logistics
1/ Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics ở Việt Nam……………………….7
2/ Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics ở Việt Nam…………..8
2.1/ Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics……………………………....8
2.2/ Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ dịch vụ logistics……………………..12
2.2.1/ Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics………........13
2.2.2/ Quyền và nghĩa vụ của khách hàng…………………………………………....15
2.3/ Trách nhiệm của người làm dịch vụ logistics…………………………………....16
2.4/ Quy định về quản lý nhà nước về logistics………………………………………18
III/ Thực trạng hoạt động logistics ở Việt Nam cũng như các quy định điều chỉnh về logistics và phương hướng hoàn thiện pháp luật về logistics
1/ Thực tế hoạt động logistics ở Việt Nam…………………………………………...19
2/ Thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics………………………….…...20
3/ Phương hướng hoàn thiện pháp luật hiện hành về dịch vụ logistics…………..…..22
C/ KẾT BÀI
A/ LỜI MỞ ĐẦU
Logistics là dịch vụ có cái tên rất mới mẻ đối với nhiều người Việt Nam. Nhưng có một vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất – kinh doanh của một ngành và cả nền kinh tế. Với doanh số hàng tỷ đô la thu về mỗi năm, dịch vụ này đang trở thành một hoạt động hấp dẫn rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đã đem đến một thị trường sôi động cho hoạt động dịch vụ này tại Việt Nam. Dịch vụ logistics là một trong 12 nhóm ngành ưu tiên trong cộng đồng kinh tế ASEAN, cũng như thời hạn cam kết của Vệt Nam sẽ giảm dần và kết thúc vào năm 2014. Khi nước ta mở cửa thị trường này theo như cam kết thì việc xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp là một điều vô cùng quan trọng. Nó không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dịch vụ logistics mà còn giúp cho nước ta tận dụng được cơ hội từ việc hội nhập thị trường này, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam có một ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát về hệ thống pháp luật điều chỉnh loại hình dịch vụ này, từ đó có những định hướng để hoàn thiện pháp luật hơn. Với những lý do như vậy nên em đã lựa chọn đề tài số 10: “ Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam”. Rất mong nhận được sự giúp đỡ, đánh giá của các thầy, cô trong tổ bộ môn. Em xin chân thành cảm ơn!
B/ NỘI DUNG
I/ Những vấn đề cơ bản về dịch vụ logistic ở Việt Nam
1/ Một số hình ảnh về hoạt động logistic ở Việt Nam
2/ Khái niệm và phân loại dịch vụ logistics.
* Khái niệm về logistics
Dịch vụ logistics đã xâm nhập vào nước ta khá lâu nhưng người Việt ta chưa thật sự quen với thuật ngữ này, mặc dù đâu đó trong các trang mục quảng cáo về dịch vụ giao nhận, tuyển dụng nhân viên… có đề cập đến dịch vụ logistic, nhân viên logistic…
Cách đây vài thế kỷ, thuật ngữ logistic được sử dụng trong quân đội với tư cách là một cách thức tổ chức cung ứng tương đối giống “ dịch vụ hậu cần” trong các đơn vị quân đội ngày nay, và đã từng được hoàng đế Napoleon nhắc đến trong câu nói nổi tiếng “ kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistic” để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của dịch vụ này. Sau này, do sự phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, phương pháp quản trị sản xuất, kinh doanh, giao thông vận tải, thông tin liên lạc…đã làm cho logistic có bộ mặt mới và có thể thay đổi về chất so với bản chất nguyên thuỷ ban đầu là cung ứng “ dịch vụ hậu cần” của nó.
Theo quy định tại Điều 233 của Luật thương mại ( LTM ) 2005: “ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hay các dịch vụ khác liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Như vậy nói một cách đơn giản, dịch vụ logistics là việc thực hiện và kiểm soát hàng hoá cùng những thông tin có liên quan từ nơi hình thành nên hàng hoá đến nơi tiêu thụ hàng hoá cuối cùng.
* Phân loại dịch vụ logistics
Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại dịch vụ logistics khác nhau. Theo Điều 4 Nghị Định số 140/2007/ NĐ-CP thì dịch vụ logistic được phân loại như sau:
Thứ nhất, Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Thứ hai, Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hàng hải;
- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
- Dịch vụ vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải đường sắt;
- Dịch vụ vận tải đường bộ.
- Dịch vụ vận tải đường ống.
thứ ba, Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
- Dịch vụ bưu chính;
- Dịch vụ thương mại bán buôn;
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
- Các địch vụ hỗ trợ vận tải khác.
3/ Đặc trưng của dịch vụ logistics
Thứ nhất, chủ thể của quan hệ dịch vụ bao gồm 2 bên: Người làm dịch vụ logistics và khách hàng. Người làm dịch vụ phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics. Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện theo các đạo luật đơn hành, phụ thuộc vào hình thức pháp lý của thương nhân. Khách hàng là những người có hàng hoá cần gửi hay cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics. Như vậy khách hàng có thể là thương nhân, hay không phải là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hoá hay không phải là chủ sở hữu hàng hoá


lIaMyu0r905NVhr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status