Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động



Bản thân âm thanh, nhịp điệu có khảnăng gợi ra những điều mà từngữ
không thểdiễn đạt hết, nó góp phần làm sáng lên những góc khuất tinh tếtrong tình
cảmcon người, đồng thời có khảnăng tác động đến con người. Những trạng thái
cung bậc tình cảm có sựbiến thiên tương ứng với cách ngắt nhịp trong thơ. Nhịp
tâm trạng khi buồn bã, khi mênh mang, khi nhộn nhịp náo nức đều có thể được
nhà thơthểhiện trong nhịp thơ. Vì thế, bên cạnh các yếu tốngữâm khác, thơcòn
lay động lòng người bằng nhịp điệu độc đáo của mình. Ấn tượng nhất, có sức tác
động phát triển nhất đối với người đọc có lẽvẫn là những kiểu nhịp điệu mô phỏng từ
cuộc sống, những nhịp điệu lẻ, nhanh, mạnh, nhưdồn dục, nhưthôi thúc:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nhạc cho thơ, tạo nên những tác động thẩm mỹ cho
độc giả khi đọc thơ. Nhà thơ không chỉ sử dụng nhịp điệu như một biện pháp tu từ
nghệ thuật để bộc bạch thế giới nội tâm của mình mà còn hướng đến việc tác động
đến cảm xúc của người đọc, réo gọi người đọc.
Bản thân âm thanh, nhịp điệu có khả năng gợi ra những điều mà từ ngữ
không thể diễn đạt hết, nó góp phần làm sáng lên những góc khuất tinh tế trong tình
cảm con người, đồng thời có khả năng tác động đến con người. Những trạng thái
cung bậc tình cảm có sự biến thiên tương ứng với cách ngắt nhịp trong thơ. Nhịp
tâm trạng khi buồn bã, khi mênh mang, khi nhộn nhịp náo nức… đều có thể được
nhà thơ thể hiện trong nhịp thơ. Vì thế, bên cạnh các yếu tố ngữ âm khác, thơ còn
lay động lòng người bằng nhịp điệu độc đáo của mình. Ấn tượng nhất, có sức tác
động phát triển nhất đối với người đọc có lẽ vẫn là những kiểu nhịp điệu mô phỏng từ
cuộc sống, những nhịp điệu lẻ, nhanh, mạnh, như dồn dục, như thôi thúc:
- Các anh về//
Mái ấm/ nhà vui//
Tiếng hát/ câu cười//
Rộn ràng/ xóm nhỏ//
Các anh về//
Tưng bừng/ trước ngõ//
Lớp lớp/ đàn em/ hớn hở/ chạy theo sau//
Mẹ già/ bịn rịn/ áo nâu//
Vui đàn con/ ở rừng sâu mới về// [Hoàng Trung Thông – Bao giờ trở lại, 147,
tr.578]
Đó là sự cộng hưởng, vỗ nhịp của tâm hồn con người từ niềm hân hoan, rộn
rã của cuộc sống bên ngoài. Những bài thơ cách mạng thiên về ngợi ca thường được
tạo nhịp theo cách này. Nhịp điệu đời sống là cơ sở để nhà thơ tạo nhịp cho thơ.
Nếu có ý thức tác động mạnh vào cảm xúc của độc giả, nhà thơ sẽ tạo nên những
nhịp ngắt ngắn, lẻ, bởi nó biểu hiện cho những điều bất trắc, éo le, nghiệt ngã, trái
ngược với nhịp chẵn vốn là nhịp điệu tự nhiên trong lời nói của người Việt, đã trở
nên quen thuộc và là cái nền của tình cảm nhẹ nhàng, của cuộc sống bình yên.
Hoàng Cầm trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" đã thể hiện được nỗi đau thương,
tức tưởi trước cảnh quê hương bị giày xéo dưới gót giày xâm lược bằng những nhịp
điệu đứt quãng, rời rạc:
- Quê hương ta/ từ ngày khủng khiếp//
Giặc kéo lên/ ngùn ngụt/ lửa hung tàn//
Ruộng ta khô//
Nhà ta cháy//
Chó ngộ một đàn//
Lưỡi dài/ lê sắc máu//
Kiệt cùng/ ngõ thẳm/ bờ hoang//
Mẹ con/ đàn lợn âm dương//
Chia lìa/đôi ngả//
Đám cưới chuột/ đang tưng bừng/ rộn rã//
Bây giờ/ tan tác/ về đâu?// [Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống, 147, tr.219]
Nhà thơ Hoài Vũ thì lôi cuốn người đọc về miền quê thân yêu của mình
bằng những nhịp điệu tha thiết, dạt dào tình yêu thương. Cái nền nhịp lẻ trong toàn
bài thơ tạo sức sống mạnh mẽ, quyết liệt cho những tình cảm trong sáng và ý chí
quyết tâm bảo vệ quê hương:
- Ơi Vàm Cỏ Đông!/ Ơi con sông//
Nước xanh biêng biếc/ chẳng thay dòng//
Đuổi Pháp đi rồi,/ nay đuổi Mỹ//
Giặc đi đời giặc,/ sông càng trong...//
Vàm Cỏ Đông đây,/ ta quyết giữ//
Từng chiếc xuồng,/ tấm lưới,/ cây dầm//
Từng con người/ làm nên lịch sử//
Và dòng sông/ trong mát quanh năm// [Hoài Vũ – Vàm Cỏ Đông, 147, tr.664]
Những nhịp thơ ngắn, rắn rỏi tồn tại như như một cách phá vỡ sự nhịp
nhàng đơn điệu để tạo tính đột xuất và thiết lập một sự hài hoà mới. Sẽ rất dễ tác
động đến độc giả nếu một đoạn thơ, một câu thơ phần lớn thường gồm những nhịp
ngắn hay bằng những tiếng có thanh điệu cao. Phan Bội Châu cũng đã sử dụng
nhịp điệu khẩn trương, nhịp nhàng để đánh thức, để giục giã nhân dân:
- Dậy!/Dậy/ Dậy!//
(…) Đi cho êm/, đứng cho vững/ trụ cho gan//
Dây đoàn thể/ quyết/ ghe phen/ liên hiệp lại// [Phan Bội Châu – Bài ca chúc Tết
thanh niên, 17, tr.547]
Và rõ ràng, nhịp điệu gấp rút là nhịp dành cho lời thúc giục, nên sức tác
động của nó rất cao:
- Đi nhanh,/ đi nhanh//
Chiến trường/ đang giục//
Đầy núi,/ đầy sông//
Đèn ta/ đã mọc// [Chính Hữu – Ngọn đèn đứng gác, 147, tr.368]
Trong thơ cách mạng, nhịp thơ rất phong phú, đa dạng. Các nhà thơ sử dụng
linh hoạt các kiểu diễn đạt sao cho khả năng chuyển tải đạt đến mức tối ưu. Thành
công của lời kêu gọi trong bài thơ của Hồ Chí Minh ở chỗ nhà thơ đã kết hợp nhuần
nhuyễn các biến đổi linh loạt, cách mô phỏng nhịp điệu từ cuộc sống, và cả cách
ngắt nhịp ngắn, tạo nên sức tác động mạnh đến người đọc:
- Ào,/ào,/ ào…//
Ào,/ ào,/ ào…//
Già nào//
Trẻ nào//
Lính nào//
Dân nào//
Đàn ông nào//
Đàn bà nào//
Kẻ có súng/ dùng súng//
Kẻ có dao/ dùng dao//
Kẻ có cuốc/ dùng cuốc//
Người có cào/ dùng cào//
Thấy Tây/ cứ chém phứa//
Thấy Nhật/ cứ chặt nhào…// [Hồ Chí Minh – Bài ca du kích, tr.126]
Đoạn thơ, và cả bài thơ có nhịp điệu tăng dần, vươn dần lên cao điểm. Nó
nhanh và mạnh mẽ như một cơn lốc, cuốn người đọc vào không khí sôi nổi, khẩn
trương của những ngày toàn quốc kháng chiến nên nó có sức tác động mạnh đến
người đọc. Trong xu hướng đó, càng về sau, các nhà thơ càng cố công làm cho nhịp
thơ giãn nở, sáng tạo nên những biến nhịp, biến thanh bất thường, tạo nên những
hiệu quả mới, sức sống mới cho thơ. Sự sáng tạo, phá cách về nhịp điệu trong nhiều
trường hợp đã tạo ra những điểm nhấn nghệ thuật, tạo nên cảm giác mạnh mẽ trong
lòng người khi đọc:
- Hòa bình về/ trong trái tim người//
Như/ sự sống/ một lần trở lại//
Hòa bình /khởi công//
Hòa bình/ vùng dậy//
Hòa bình/ ấm no độc lập//
Hòa bình/ thống nhất/ muôn nơi// [Ngô Kha - Trường ca hòa bình, 187, tr.89]
Trong bầu không khí tiến công như vũ bão của cách mạng Việt Nam, nhiều
bài thơ đã ra đời với những nhịp điệu sôi sục như vậy. Nhịp điệu bao trùm bài thơ là
nhịp thở, nhịp tim của tuổi trẻ, của tất cả những người cầm tay súng tay đao hướng
tới kẻ thù. Nhất là giữa những ngày tháng nóng bỏng chiến sự ấy, tác dụng kêu gọi,
thúc giục của nó như càng mạnh thêm lên:
- Con sẽ vót nhọn thơ/ thành chông//
Xuyên vào/ gan lũ giặc//
Con sẽ mài thơ/ như kiếm sắc//
Chặt đầu/ văn nghệ/ tay sai//
(...) Trái tim con/ là rừng/ là núi//
Là lúa/ là ngô/ là cam/ là bưởi//
Là/ quá khứ,/ là/ tương lai//
Là/ khổ đau,/ là/ hạnh phúc//
Là/ đấu tranh,/ là/ bất khuất//
Khi đọc thơ tự do, mặc dù số tiếng trong câu và số câu trong bài thơ dài
ngắn đan xen, không theo khuôn khổ và mặc dù vị trí các vần được gieo cũng không
cố định nhưng chúng ta vẫn nghe thấy chất thơ uyển chuyển, nhịp nhàng. Đó là nhờ
sức mạnh của nhịp thơ. Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, thi ca cũng hình
thành cho riêng mình nhạc tính như là một đặc trưng của thể loại mà "thậm chí khi
lời, ý dở, nhà thơ vẫn quyến rũ người nghe bằng nhịp điệu và sự cân đối" [8, tr.119].
Bên cạnh đó, những thể thơ đều chữ (4 chữ, 5 chữ, 7 chữ hay 8 chữ), thơ
lục bát có nhịp ngắt cân đối, đều đặn như vậy ngỡ như không có gì đặc biệt, nhưng
thật ra nó cuốn người đọc vào cái nền nã, mềm mại, thanh thoát. Không phải cứ
phả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status