Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du - pdf 16

Download miễn phí Luận văn
LỜI CẢM ƠN . 4
A. MỞ ĐẦU . 5
1. Lí do chọn đềtài. 5
2. Lịch sửvấn đề. 6
3. Mục đích nghiên cứu. 12
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. 12
5. Phương pháp nghiên cứu. 12
6. Kết cấu của luận văn . 13
B. NỘI DUNG . 15
Chương 1 : VĂN HÓA ỨNG XỬTRONG THƠCHỮHÁN NGUYỄN DU - NHỮNG VẤN ĐỀ
CHUNG . 15
1.1. Các khái niệm . 15
1.1.1. Khái niệm văn hóa . 15
1.1.2. Khái niệm ứng xử. 21
1.1.3. Khái niệm văn hóa ứng xử. 23
1.2. Văn hóa ứng xửtiếp hợp nhiều yếu tốvăn hóa ngoại lai. 29
1.2.1. Tiếp hợp Nho giáo . 29
1.2.2. Tiếp hợp Phật giáo . 33
1.2.3. Tiếp hợp Đạo giáo. 36
Chương 2: NGUYỄN DU VÀ THƠCHỮHÁN NGUYỄN DU. 41
2.1. Nguyễn Du. 41
2.1.1. Thời đại Nguyễn Du. 41
2.1.2. Gia thếvà cuộc đời Nguyễn Du. 44
2.2. ThơchữHán Nguyễn Du. 49
Chương 3: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬTRONG THƠCHỮHÁN NGUYỄN
DU. 81
3.1. Ứng xử đối với bản thân. 81
3.2. Ứng xửvới môi trường tựnhiên . 88
3.2.1. Thiên nhiên tươi đẹp đểhưởng thụngâm vịnh. 866
3.2.2. Thiên nhiên kỳquái khiến con người phải khiếp sợ. 95
3.3. Ứng xửvới môi trường xã hội. 75
3.3.1. Vua chúa . 76
3.3.2. Quan lại . 80
3.3.3. Những người cùng kiệt khổ. 85
3.3.4. Người hiền, người tài . 89
3.3.5. Phụnữ. 95
3.4. Ứng xửtrong gia đình . 100
C. KẾT LUẬN. 108
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO . 111
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, là linh
hồn sức sống của mỗi quốc gia dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước văn hóa Việt Nam là một
thực thể, đồng thời hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam. Văn hóa dân tộc Việt Nam bao
gồm những giá trị bền vững những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp nên đó là: “lòng
nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý... sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...” [27,
tr 56].
Đó là bản sắc văn hóa dân tộc, mà bản sắc dân tộc là phần cốt lõi, tinh túy trong tâm hồn, tính cách
dân tộc, thì cái bản sắc đó được biểu hiện ra trong toàn bộ các hoạt động xã hội, từ các hoạt động sản xuất
tinh thần đến các hoạt động vật chất. Đúng như báo cáo chính trị Đại hội VII của Đảng đã nêu rõ: “Bản
sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượm không chỉ trong công tác văn hóa
– văn nghệ, mà cả trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học,
công nghệ, giáo dục và đào tạo... sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm
vừa hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam”[93, tr 286]. Có thể coi đây là một luận điểm quan trọng đòi
hỏi một sự đổi mới trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. Bản chất của văn hóa tồn tại sâu
xa mang tính chất nhân bản và nhân văn. Văn hóa kết tinh phẩm giá, năng lực, sức sáng tạo của con
người. Văn hóa chăm lo chất lượng cuộc sống của con người, của xã hội ngày một nâng cao, sao cho con
người có ý thức trong các mối quan hệ của cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tự nhiên, giữa hiện
tại, quá khứ và tương lai, biết giữ gìn phát huy giá trị của con người tạo ra nhiều thế hệ, chỉ có văn hóa
mới không quên con người, mới trân trọng cuộc sống phong phú của con người và đi sâu vào tâm hồn
riêng tư của con người, chia sẻ những dằn vặt, lo âu của con người về lẽ sống và cái chết, về những điều
thiêng liêng và cõi tâm linh.
Trong xu thế hiện nay, Việt Nam đang ở trong quá trình xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm
đà bản sắc văn hóa dân tộc, như nghị quyết V của Trung ương Đảng vừa nhấn mạnh, văn hóa Việt Nam
lại đang trên đà hội nhập với văn hóa thế giới. Một mặt mở ra khả năng to lớn để các dân tộc giao lưu văn
hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, xã hội với nhau trên phạm vi toàn cầu tạo động lực cho quá trình đổi mới
và hiện đại hóa văn hóa của các dân tộc, mặt khác nó cũng đưa lại cho chúng ta những thách thức mới.
Mặt trái của cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, thậm chí vào cả thành trì bền
vững nhất của giá trị cá nhân khiến cho xã hội này đương đầu với mọi thách thức như lối sống ích kỷ thực
dụng, sự băng hoại, các giá trị tinh thần truyền thống… Chính sự suy thoái về lối sống đạo đức xã hội, có
nguy cơ ngày càng tăng làm phai nhạt sự tinh tế trong ứng xử của người Việt Nam mà ngàn đời vẫn luôn
nhắc tới.

osOXhGeHPE7Cla3


Tâm sự Nguyễn Du qua thơ chữ Hán
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status