Đặc điểm thơ Viễn Phương - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm thơ Viễn Phương



Bài thơ “Chúc thọ trong tù” của Viễn Phương là một ví dụ điển hình về tinh thần và khí phách của
chiến sĩ ta trong xà lim. Không gì có thể ngăn dòng máu đỏ chảy về tim, không gì có thể ngăn được
bầu nhiệt huyết của các chiến sĩ cách mạng. Trong những tháng ngày bị cầm tù và tra tấn dã man,
người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ. “Chúc thọ
trong tù”là bài thơ Viễn Phương sáng tác trong những ngày ông bị giam cầm trong ngục Phú Lợi,
mong ngóng chiến thắng bên ngoài và vẫn giữ lòng kiên định theo đường lối lãnh đạo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Những dòng thơ này được các đồng chí trong tù thuộc và truyền cho nhau nghe, thậm
chí, còn “bay” ra tận nhà tù ngoài Côn Đảo, khích lệ tinh thần anh em, đồng bào, đồng chí. Tuy lời
thơ còn mộc mạc nhưng đó là tấm lòng thành kính của nhà thơ đối với Người.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ồng giữ hạnh phúc quê hương,
Lại hẹn cùng nhau một ngày thống nhất.
(Người yêu dũng sĩ)
2.3.2. Tình cảm vợ chồng son sắt, thuỷ chung
Viễn Phương viết nhiều về tình đồng chí, đồng đội, về hình ảnh người Mẹ cách mạng và tình
yêu chung của những con người làm nên lịch sử. Đọc cả tuyển tập thơ Viễn Phương, người đọc
nhận ra ông ít nói về tình yêu của cá nhân mình. Thi thoảng mới thấy một Viễn Phương say đắm,
thiết tha với tình yêu: “tui ôm em vào lòng/ Bóng quân thù trước ngõ/ Chiếc hôn chiều mênh mông”
(Tình ca), “Môi em cười mà hồn ai bão giông”, “Cánh tay ngọc nhung mềm hơn vũ khí/ Khói chiến
trường tanh! Ôi! Ngực em thơm” (Về đâu). Lý giải điều này Trần Thanh Đạm cho rằng: “Khi còn
trẻ, Viễn Phương chưa kịp làm bài thơ tình lãng mạn nào thì đã phải làm những bài thơ đấu tranh,
cách mạng, những bài thơ trong tù: ở Chí Hoà, ở Phú Lợi”, Viễn Phương “chỉ làm các bài thơ tình
cho mình khi cách mạng đã thành công, khi tuổi cao, tóc bạc, những bài thơ thấm đượm kỷ niệm và
hoài niệm của tình yêu. (…) Cũng như Tố Hữu, Viễn Phương có một mối tình lớn nhất, thuỷ chung
nhất trong thơ: đó là mối tình đối với cách mạng” [124, tr.896].
Cả một đời, Viễn Phương thuỷ chung với cách mạng và với người vợ hiền dịu, đảm đang - bà
Nguyễn Thị Ánh. Người vợ ấy, Viễn Phương gặp trong kháng chiến 9 năm (lúc ấy bà đang làm
trong Hội Phụ nữ cứu quốc). Tình yêu giữa hai người nảy nở, chính nhà thơ Ca Văn Thỉnh là người
đã se mối tơ duyên cho hai người. Người vợ ấy đã tần tảo nuôi con, thuỷ chung son sắt, chờ đợi
chồng, chăm lo cho hậu phương vững chắc để nơi tiền tuyến chồng yên tâm chiến đấu. Người vợ ấy
đã cùng Viễn Phương chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Người vợ ấy cũng rất yêu thơ và là
độc giả trung thành của nhà thơ, tạo thêm hưng phấn cho ông mỗi khi sáng tác:
Có những bài thơ em khen hay
Em cười âu yếm lòng anh say,
Em khen… trời hoá mùa xuân đẹp
Anh ngỡ hồn anh có bướm bay.
(…) Anh vẫn làm thơ… bạc tóc xanh…
Bên đèn… em vẫn đọc thơ anh,
Thơ đi xa lắm… sông và núi
Thương nhớ chìm trong khói chiến tranh
(Em và thơ)
Tháng 5-2001, Viễn Phương viết “Bài thơ tình cuối cùng” tặng người tình cả đời, người vợ
thân yêu đã ra đi vào cõi vĩnh hằng:
Em tui ra đi…
( …) Mặt nước chân mây
Có còn gặp mặt?
Hay trong bao la
Phù du gió cát…
(Bài thơ tình cuối cùng)
Nỗi đau mất đi người đầu ấp tay gối là nỗi đau quá lớn đối với Viễn Phương. Ước muốn cưỡng lại
tạo hoá đã không thành. Tất cả là phù du. Em ra đi, Viễn Phương tự xem mình như “kiếp phù sinh”
lênh đênh nơi trần thế!
Ánh mắt vô hồn.
Rưng rưng dòng lệ,
Một kiếp phù sinh
Lênh đênh trần thế.
Ngày nhận giải thưởng Văn học, không có vợ bên cạnh để chia sẻ niềm vui ấy, cảm giác trống vắng
trong ông lại dâng trào, bởi ông “thèm một lời khen tặng” của người vợ dấu yêu:
Thèm một lời khen như thuở xưa
Em ơi đã hết chẳng bao giờ…
Anh nhìn đôi mắt buồn di ảnh
Một kiếp phù sinh hương khói đưa
(…) Em đã đi rồi đi rất xa
Em nằm nơi gió lạnh sương sa
Đời anh đâu có vui gì nữa
Mỉm miệng cười che ngấn lệ nhoà.
(Em và thơ)
Có lẽ, như nhiều nhà thơ cách mạng khác, Viễn Phương cũng dành “phần” nhiều hơn cho
cách mạng, cho thơ, nhưng trái tim ông vẫn nồng ấm tình yêu với người vợ thuỷ chung. Giá như
ông viết nhiều bài thơ hơn để tặng vợ, tui tin chắc rằng độc giả sẽ đánh giá cao hơn về sự nghiệp thơ
của ông, ngoài là một nhà thơ chiến sĩ – nhà thơ cách mạng, ông còn là một nhà thơ tình lãng mạn.
2.3.3. Trái tim nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn
Bản chất của tình thương đó chính là sự chia sẻ, cảm thông để làm đẹp tâm hồn mình và làm
giàu tâm hồn người khác. Vì thế, ngoài trái tim tràn đầy nhiệt huyết cách mạng, ở Viễn Phương còn
có một trái tim nhạy cảm, giàu yêu thương dành cho cuộc đời. Thơ Viễn Phương sau 1975 là tiếng
nói về cuộc đời, sự ý thức, những cảm nhận về số phận của những con người đơn chiếc, vô vọng,
khổ tủi. Đó là những vấn đề cá nhân, xã hội vừa mang màu sắc thời sự, vừa vươn tới phạm vi nhân
loại. Cái nhìn của nhà thơ tập trung vào viễn cảnh của đời sống cá nhân, của tồn tại nhân cách, vào
nỗi thống khổ tinh thần của họ như bị hắt hủi, bị bỏ rơi, đói khổ, bị chà đạp, nhưng luôn khát khao
hạnh phúc, khát khao mái ấm tình thương. Viễn Phương nhìn họ với cái nhìn trân trọng, cảm thông,
cái nhìn bên trong, gần gũi của người trong cuộc.
Không phải ngẫu nhiên mà Viễn Phương hay nhắc đến những kiếp người đói khổ do thiên tai, chiến
tranh, những mảnh đời cơ cực không nơi nương tựa, những em bé bất hạnh, những kiếp hồng nhan
phải bán hương sắc cho đời, những kiếp người xa xứ như những cánh chim cô đơn đang mơ về tổ
ấm… Chính trái tim đa cảm cùng với tâm hồn đôn hậu, nhân ái, vị tha đã giúp ngòi bút ông thêm
uyển chuyển và long lanh tình đời, tình người.
2.3.3.1. Ai đã từng sống ở vùng đồng bằng chiêm trũng mới cảm nhận hết những nỗi vất vả,
gian nan của cuộc sống và con người nơi đây vào những ngày nước lũ. Mảnh đất An Giang trù phú
quê hương Viễn Phương hàng năm đều gánh chịu những mất mát, đau thương khi phải đối mặt với
thiên tai:
Lũ tràn…sóng liếm chân mây.
Thương con chim nhạn lạc bầy kêu sương.
Quê mình sao lắm tai ương?
Bầm con mắt bão, trắng đường lũ dâng.
Đồng chìm, đê vỡ, nhà tan
Triền sông đất lở, ven làng xác trôi.
…Sắt son là nghĩa đồng bào
Nắm cơm sẻ nửa tình cao muôn trùng.
(Nắm cơm khi đói)
Cảnh tượng vào mùa nước lũ, đất đai, đồng ruộng, nhà cửa ngập chìm trong biển nước, xác súc vật
chết trôi lềnh bềnh,… được nhiều nhà văn miền Nam nhắc đến. Đặc biệt với tập truyện “Hương
rừng Cà Mau”, nhà văn - nhà Nam Bộ học Sơn Nam đã ghi lại chân thực những thước phim quay
chậm về cảnh tượng mùa nước nổi nơi những bước chân con người chen chân khai phá vùng đất Nam
cực của Tổ quốc: Hằng năm, nước lên vài tháng rồi giựt xuống… Nước chảy hăng, tràn lan từ bờ
sông Hậu Giang ra vịnh Xiêm La, chảy mãi về hướng Tây… Nước ở đâu mà nhiều quá, ngập đồng
ruộng, sâu cỡ hai thước, mênh mông không bờ bến như biển khơi (Một cuộc biển dâu). Nhưng rùng
mình nhất có lẽ là cảnh tượng “chôn người chết” ngay giữa mùa nước lũ: Nói chôn cho đúng tục lệ
chớ đất ở đâu mà chôn? Tứ bề là nước. Có hai cách: một là xóc cây tréo ở giữa đồng rồi treo lên
mặt nước, chờ khi nước giựt mới đem chôn lại dưới đất. Như vậy mất công lắm, diều quạ hoành
hành. Chi bằng bó xác lại rồi dằn cây dằn đá mà neo dưới đáy ruộng... (Một cuộc biển dâu).
Có lẽ, hơn đâu hết tình yêu thương giữa những con người đồng cảnh ngộ với truyền thống
“lá lành đùm lá rách” đã giúp con người ngày càng xích lại gần nhau hơn:
Sắt son là nghĩa đồng bào
Nắm cơm sẻ nửa tình cao muôn trùng.
2.3.3.2. Trong những vấn đề nhân sinh được nhắc đến, đề tài người kỹ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status