Văn hóa và con người miền trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80 - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Văn hóa và con người miền trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80



Tiểu thuyết Mảnh đất tình yêubên những bức tranh đầy thơ mộng của biển, của
nắng, của gió, của cát người đọc còn bắt gặp những trận bão lũ kinh hoàng, những cơn
sóng thần, những vụ nổ cửa. Biển rộng mênh mông có thể giúp con người kiếm chén cơm
manh áo nhưng cũng sẵn sàng nhấn chìm thân xác họ vào những con sóng tàn bạo của nó.
Cả ngôi làng Hiền An sống nhờ vào biển khơi nhưng cũng vì thế mà phải hứng chịu những
tai họa khôn lường từ biển cả. Trong dòng hồi tưởng của ông ngoại Quy, thật dữ dội và ám
ảnh là những con sóng thần: “Vùng cửa biển làng tôi cứ chừng khoảng vài ba giáp, trời đất
lại vẽ lại bản đồ một lần.( ) có những con sóng biển vài ba giáp, thậm chí hai mươi, mười
lăm giáp mới đặt chân tới thăm thú vùng cửa biển quê tôi một lần” [19, tr.776]. Và đó thực
sự là những “tai họa lớn nhất”, kinh hoàng nhất:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

goài năm mươi năm. Sau tiếng nổ âm
âm như từ đất dậy lên, người các làng chung quanh chợt thức giấc lăn từ
trên giường xuống, nhìn về phía thôn Bắc Trì thuộc làng tôi, chẳng còn nhìn
thấy cây cối, nhà cửa đâu cả, chỉ thấy một khối nước lớn trắng xóa che
phủ hết bầu trời và mặt đất, và lẫn trong tiếng nước xoáy, nước xô ầm ầm
vào các dải bờ là những tiếng kêu thất thanh nghe vô cùng kinh hãi… [19,
tr.777].
Thiên nhiên hiện lên như một hung thần với tâm địa độc ác sẵn sàng nuốt chửng con
người vào cái dạ dày lớn của nó. Có khi cả một ngôi làng đều bị cuốn sạch bởi một vụ
nổ cửa, người sống chỉ đếm trên đầu ngón tay: “Bàn tay thiên nhiên đã nhận chìm vào trong
rốn biển hai trăm bảy mươi hai sinh mệnh con người đang ngủ say, cùng với nhà cửa,
thuyền bè, vườn tược sầm uất” [19, tr.809]. Chỉ trong tích tắc, tất cả đã bị nhận chìm, cuốn
trôi theo sóng nước. Tai họa đến từ thiên nhiên thật khôn lường!
Dẫu vậy, tai họa thiên nhiên “thân thiết” nhất với người miền Trung phải kể tới những
cơn bão lụt. Như lời một câu thơ Hoàng Trần Cương, miền Trung đất đai thì cằn cỗi “lúa
con gái mà gầy còm úa đỏ”, chỉ có một thứ vô cùng “tốt tươi” trên dải đất này. Ấy là gió
bão:
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai gieo mà mọc trắng mặt người
Trong cơn quay cuồng của gió và nước, Quy cùng biết bao người dân xóm Bến Đá
(Mảnh đất tình yêu) đã phải vật lộn với tử thần mà giữ lấy sự sống: Nước dâng ngập trời.
Gió hú ầm ầm. Mưa xối xả [19,tr.1061]. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ mà cả một ngôi làng đã
bị ngập chìm trong biển nước. Trở về nhà để cứu đứa em gái bé bỏng, Quy chỉ có một cách
là ngồi trên thuyền chịu những cơn sóng bổ như muốn lật chìm thuyền: “tui trở về nhà trên
một chiếc thuyền như đi trên lưng chừng trời. tui nằm bẹp xuống trên đầu mũi thuyền,
giương to đến rách đuôi mắt để nhận ra đặc điểm từng cái đốc nhà” [19, tr.1061]. Trong cơn
bão dữ dội ấy, Quy lại phải đau đớn chịu thêm cái tang nữa trong gia đình: cái chết của
người cha dượng. Và oái oăm thay, giữa bão lũ Phan chết không phải vì bị gió cuốn sóng dồi
mà vì rắn cắn. Nước dâng cao, họ hàng nhà rắn cũng phải ngoi lên chen chân với con người
tìm chỗ trú. Cảnh “họ hàng nhà rắn cuộn tròn vào nhau ngủ hay từng cặp bện vào nhau
 Theo thống kê của tác giả Hoàng Hưng: Khắp lãnh thổ Việt Nam trong vòng 100 năm trở lại đây (từ 1891 – 1990)
đã thống kê được 496 cơn bão nhưng chỉ có 144 cơn bão đổ bộ vào Bắc bộ còn 325 cơn thì đổ bộ vào duyên hải miến
Trung. Như vậy có nghĩa các tỉnh duyên hải miền Trung phải gánh chịu hơn 69% tổng số các cơn bão đổ bộ vào cả
nước, trong đó từ 60 – 65% số cơn bão có sức gió mạnh từ cấp 8 đến cấp 12. Nếu tính từ 1891 đến năm 2000, mỗi
năm bình quân các tỉnh duyên hải miền Trung phải gánh chịu 4 cơn bão tàn phá. Bên cạnh bão là lũ lụt. Trận lụt lịch
sử khiến cả thế giới phải bàng hoàng là trận lụt năm 1999, đây được xem là cơn đại hồng thủy khủng khiếp nhất.
Có thể nói cơn đại hồng thuỷ năm 1999 đã đem đến cho nhân dân duyên hải miền Trung nói riêng và đồng
bào cả nước nói chung nỗi đau thương mất mát lớn mà phải nhiều năm sau mới khắc phục được: 700 người chết và
mất tích, 48967 ngôi nhà bị sụp đổ và cuốn trôi, 911700 lớp học tan tành, 50506 tàu thuyền bị hư hỏng và mất tích,
28779 ha lúa bị ngập úng, hàng ngàn ha ruộng bị sa bồi lấp kín…
Chỉ riêng lượng mưa trong 24 giờ tại Huế là 1358mm nghĩa là hơn cả toàn bộ lượng mưa một năm tại Nha Trang -
Khánh Hoà (1350mm/ năm).[web: www.hcmussh.edu.vn]. Những con số trên cho thấy cái dữ dội đến kinh hoàng của
bão lụt mà miền Trung phải gánh chịu.
thành chiếc dây thừng thả thòng lòng giữa đám rễ phụ của cây si” [19, tr.1070] hay cảnh rắn
lúc nhúc ngoài động cát chen chỗ với đám thủy thủ vừa thoát hiểm từ biển khơi gây cho
người đọc những ấn tượng thật hãi hùng. Thiên nhiên ở đây vừa tàn bạo vừa đầy những nguy
hiểm đe dọa cuộc sống con người. Nguyễn Minh Châu đã để lại cho người đọc những trang
viết với nỗi ám ảnh khôn nguôi về cuộc đời những con người phải chịu quá nhiều những bất
hạnh, đe dọa đến từ thiên nhiên.
Chính từ sự ám ảnh về nỗi vất vả, cơ cực của người dân quê hương, đặc biệt từ hình
ảnh đôi bàn tay chai sần, lam lũ của người mẹ nên ngay từ khi còn thơ bé, Hòa (Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành) luôn mang khát vọng chế tạo được những loại máy móc phục
vụ cho việc sản xuất của quê nhà. Anh đã cố gắng thực hiện ước mơ của mình bằng nỗ lực
thật phi thường: “anh bước vào trường đại học cơ điện năm mới mười sáu tuổi. Anh ngốn
kiến thức khoa học như một kẻ suốt đời đói khát được người ta cho ăn cỗ. Anh trở thành một
sinh viên xuất sắc nhất lớp ngay từ năm thứ nhất” [15, tr.163]. Rõ ràng nếu Hòa được sinh
ra ở một vùng quê trù phú, màu mỡ chắc hẳn anh không thể có được sự thôi thúc mãnh liệt
đến như vậy. Chỉ tiếc rằng chiến tranh đã cắt ngang bao mơ ước của anh. Nhưng ngay cả khi
Hòa chết những ước mơ đó cũng không hề lụi tắt. Trong những lời trăng trối với Quỳ, anh
tha thiết mong Quỳ hãy vì anh mà cứu giúp Ph. – một người bạn rất tài năng của anh, người
có thể thay anh thực hiện bao ước mơ còn dang dở.
Đọc những trang viết của Nguyễn Minh Châu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh rất
nhạy bén khi phát hiện ra sức ám ảnh của người dân miền Trung trong sáng tác của anh:
“Không hiểu sao tui cứ bị ám ảnh mãi bởi hình ảnh những người nông dân vùng biển Nghệ
Tĩnh của anh. Những con người chất phác, cục mịch, lực lưỡng như mọc lên từ sỏi đá, rồi
nhờ sóng gió, bão táp mà luyện thành xương sắt, da đồng. Những con người như thuộc vào
thế giới hoang sơ nào” [47, tr.428]. Khác hẳn các tác phẩm của Sơn Nam khai thác vùng đất
cực Nam Tổ quốc thường đem lại cho người đọc cảm giác hả hê của sự chinh phục thiên
nhiên để mở đất, lập làng: giết sấu, bẫy heo, diệt cọp, giăng câu, bắt ong,…Đọc tác phẩm của
Nguyễn Minh Châu ta chỉ thấy con người miền Trung luôn phải đối phó với thiên nhiên, tự
vệ để sinh tồn.
Sự đối mặt thường xuyên với cái dữ dội đầy thảm khốc của thiên nhiên đã hình thành
nên nét tính cách đầy kiên nhẫn trong người ông ngoại của Quy: “Mỗi con sóng như vậy dù
đã xảy đến từ lâu đời, từ khi ông tui chưa đẻ, vẫn rạch một vết thương rất sâu vào tâm khảm
của ông tôi, làm hằn lên ở trong tính cách con người ông tui cái đức tính kiên nhẫn đầy vô
vọng nhưng vẫn không hề bao giờ nhụt chí, của một con dã tràng” [19, tr.777]. Nguyễn
Minh Châu đã phát hiện sâu hơn về bản chất của con người miền Trung: kiên nhẫn mà không
an phận, sự tần tảo chắt chiu theo phương châm: “cuộc sống là một sự nhặt nhạnh những con
cá bé góp thành con cá lớn”. Chính vì thế mà qua bao gian lao thử thách, con người vẫn kiên
gan, không bị biển cả, bã...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status