Khảo sát ca dao - Dân ca Bến Tre - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Khảo sát ca dao - Dân ca Bến Tre



Ngôn ngữgiàu chất xông xáo, phóng túng là ngôn ngữ đầy sức sống, tác động vào cách nhìn,
cách nghe của con người. Chất xông xáo, phóng túng biểu hiện ởcách dùng những hình ảnh có
sức gợi tảcao. Chúng rất rõ ràng, sinh động. Đểdiễn tảanh chàng quá vui khi được mẹcưới vợ,
CD-DC Bến Tre đã dùng hình ảnh tương quan:
- Chuồn chuồn bay bổng nhổng đuôi
Mẹkêu cưới vợanh vui nhổng đầu.
Nói vềcách sống ở đời thì CD-DC cụthểhóa bằng hình ảnh "mềm nhưchuối":
- Nhu thắng cương, nhược thắng cường
Em ởmềm nhưchuối mà thếthường còn chê.
Cũng nhắc vềhình ảnh "lửa" nhưng CD-DC xứQuảng chỉlà hình ảnh "lửa" chung chung.
CD-DC Bến Tre là lửa trong tâm thếcụthểnhư"lửa cận mái hiên", "lửa gần rơm", "lửa cháy
phừng". Ai đã từng ởnhà bằng tranh, tre, nứa, lá mới hiểu được sựnguy hiểm của hình ảnh "lửa
cận mái hiên". Thái độc bức xúc của chàng trai khi người yêu lấy chồng hàng xóm



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hơ này bị phá vỡ tạo thành biến
thể.
Bùi Mạnh Nhị khảo sát 886 bài CD-DC thuộc chủ đề tình yêu lứa đôi từ vần A đến vần E
trong cuốn Ca dao dân ca Nam bộ đưa ra số liệu sau:
Thể thơ Số lượng Tỉ lệ
Lục bát 365 >41%
Lục bát biến thể, song thất lục bát và biến thể 216 >24%
Tổng hợp 305 ?35%
[25, tr. 71]
Với con số khảo sát được, Bùi Mạnh Nhị rút ra kết luận: "… Ngoài việc sử dụng các thể thơ
lục bát, song thất lục bát, ca dao - dân ca Nam bộ có xu hướng chiếm lĩnh thể thơ tổng hợp". Riêng
ở CD-DC Bến Tre, chúng tui lại thấy lục bát biến thể và song thất lục bát chiếm ưu thế hơn các thể
còn lại. Thống kê 577 bài về chủ đề tình yêu lứa đôi, có tỉ lệ sau:
Thể thơ Số lượng Tỉ lệ
Lục bát chính thể 200 34,66%
Song thất lục bát chính thể 3 0,52%
Lục bát biến thể và song thất lục bát biến thể 235 40,73%
Hỗn hợp 27 4,67%
Thể khác 112 19,41%
Điều này có thể lý giải từ cách ăn nói bộc trực, phóng khoáng của người xứ dừa mà nói rộng
ra là người miền Nam (khi muốn diễn đạt điều gì thì phải diễn đạt rõ ràng, tường tận) và để đáp
ứng cho thể thức diễn xướng (có thể thêm từ, bớt từ). Cho nên, dù có ý thức sử dụng thể thơ truyền
thống của dân tộc nhưng do nhu cầu thể hiện, họ không theo quy tắc mà lại bớt từ, thêm từ, đặc
biệt là thêm từ, cốt làm sao bộc bạch hết nỗi lòng.Vì vậy, các biến thể của lục bát và song thất lục
bát xuất hiện và chiếm lĩnh nhiều ở CD-DC Bến Tre. Thay vì diễn đạt theo thể lục bát:
- Xa mình trời nắng nói mưa
Canh ba nói sáng trời trưa nói chiều.
Người Bến Tre lại diễn đạt dài hơn bằng lục bát biến thể:
- Tui xa mình trời nắng tui nói trời mưa (9 tiếng)
Canh ba tui nói sáng, ông trời trưa tui nói chiều.(11 tiếng)
Hay ở một bài khác có thể diễn đạt theo thể song thất lục bát:
- Ngó lên trời thấy đám mây bạch
Ngó xuống rạch cá chạch đỏ đuôi
Nước xuôi cá buôi lội ngược
Anh mảng thương nàng biết được hay chăng?
Lại được diễn đạt bằng song thất lục bát biến thể:
- Ngó lên trời thấy một đám mây bạch (8 tiếng)
Ngó xuống lòng rạch con cá chạch đỏ đuôi (9 tiếng)
Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược (8 tiếng)
Anh mảng thương nàng biết được hay chăng? (8 tiếng)
Biến thể của các thể thơ truyền thống có thể hiểu là so với thể chính thể của nó về mặt âm tiết
có sự co giãn về số lượng, nghĩa là số tiếng ở từng dòng có ít thể hơn hay nhiều hơn số lượng
tiếng quy định. Ở CD-DC Bến Tre, 100% các bài CD-DC theo các hình thức biến thể này đều là
tăng âm tiết.
Có những bài được làm theo các biến thể với số tiếng ở mỗi câu khá nhiều:
- Trăng lên khỏi núi khuất bụi chuối con trăng mờ (10 tiếng)
Giàu sang như anh mà bất nghĩa ai thèm chờ uổng công.(12 tiếng)
- Thân em như nhạn một mình (6 tiếng)
Ngày ngao du ngoài ruộng tối đậu mé hiên đình kêu sương.(12 tiếng)
- …Ai biểu anh đến đây rồi lại đi ra (9 tiếng)
Để em thương, em nhớ, em chờ, em đợi nước mắt sa vắn dài. (14 tiếng)
Như vậy, với những sáng tạo đặc sắc trong hình thức thể hiện các dạng biến thể, người lao
động Bến Tre mở rộng giới hạn của thơ lục bát, đem đến cho thể thơ này nét phóng túng, tự do.
Đó cũng là cách hữu hiệu để người lao động bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình một cách đầy
đủ, sâu sắc.
3.1.2. Thể hỗn hợp
Thể hỗn hợp là sự kết hợp các thể khác nhau thể vãn, thể song thất, thể lục bát. Thể hỗn hợp
ở CD-DC Bến Tre thường tỉ lệ thấp (khoảng 4,67%), nhiều nhất là sự kết hợp thể vãn (vãn bốn,
vãn năm, vãn sáu) với thể lục bát. Cuộc sống con người vốn phong phú và phức tạp , tâm hồn, cảm
xúc con người lắm cung bậc mà đôi khi một mô hình cấu trúc ổn định không thể diễn tả được hết.
Bởi vậy, thể hỗn hợp ra đời là cần thiết vì nó giúp diễn đạt tất cả những ngỏ nghách cảm xúc của
tâm hồn. Có khi là sự kết hợp thể 5 chữ và thể lục bát:
- Lúc anh bước chân ra
Má ở nhà có dặn
Công sanh thành là nặng
Điều tình ái là khinh
Hãy đừng tham sắc đắm tình
Lánh xa tửu điếm trà đình chớ vô.
Bài ca bắt đầu bằng việc kể chuyện anh đi xa, lời nhắc nhở của má theo thể vãn 5 ngắn gọn,
sau đó kết thúc bằng hai câu lục bát với âm điệu uyển chuyển. Bài ca vừa là lời răn vì nhắc đến lời
dặn của má, vừa là lời nhắn gởi rất tha thiết, chân tình. Có được điều đó là do sự kết hợp hai thể
vãn 5 và lục bát.
hay là sự kết hợp thể 6 chữ và thể lục bát:
- Chẳng thà bậu rách bậu rưới
Để cho cha mẹ bậu lành
Chim kêu dưới suối trên nhành
Bỏ công cha mẹ sinh thành bậu ra.
Ngoài lục bát chính thể, lục bát biến thể cũng xuất hiện trong các kết hợp:
- Chiếc xuồng giăng câu
Dựa ngang cồn cát
Đậu sát mé nhà
Anh thấy em có một mẹ già (7 tiếng)
Muốn vô phụng dưỡng biết là đặng không? (8 tiếng)
- Ngó lên chữ ứ
Ngó xuống chữ ư
Anh có thương em thủng thẳng em ừ (8 tiếng)
Anh đừng thương vội mẫu từ em la (8 tiếng).
Bản thân các biến thể đã biểu hiện sự phóng túng, tự do. Các biến thể kết hợp với thể khác
càng làm cho các bài ca có hiệu quả tối ưu hơn, đặc biệt trong bài hát trên về mặt hình thức hai câu
lục bát biến thể làm cân bằng, mềm mại những câu 4 chữ ở trên. Tóm lại, cũng như các biến thể
khác, thể hỗn hợp đã góp phần trong việc thể hiện nội dung đa dạng của hiện thực và những cảm
xúc tinh tế của con người.
3.1.3. Thể ba dòng
Một nét riêng về hình thức của CD- DC Bến Tre là hiện tượng những bài ca chỉ có 3 dòng lời.
Khảo sát các bài cùng chủ đề tình yêu lứa đôi, chúng tui có số liệu sau:
Tên sách Tác giả - NXB Số lượng khảo sát Số lượng bài ca có 3 dòng lời Tỷ lệ
(%) Người khảo sát
Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 1 Vũ Ngọc Phan, Tạ Phong Châu…
(NXB Văn học Hà Nội, 1977) 265 bài 0 0% Nguyễn Phương Thảo [87, tr.60]
Ca dao dân ca Nam bộ Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát…
(NXB TP.HCM, 1984) 863 bài chọn ngẫu nhiên từ vần A đến hết vần Đ 27 3,1%
Người viết
Ca dao Đồng Tháp Mười Đỗ Văn Tân (chủ biên)
(Sở VH-TT Đồng Tháp xuất bản, 1984) 635 bài 45 7,1% Người viết
Văn học dân gian Bạc Liêu Chu Xuân Diên (chủ biên)
(NXB Văn nghệ TP.HCM, 2005) 462 bài 12 2,6% Người viết
Văn học dân gian Bến Tre Nguyễn Phương Thảo, Hoàng Thị Bạch Liên
(Sở VH-TT Bến Tre xuất bản, 1988) 577 bài 43 7,5% Người viết
Đối chiếu tỉ lệ các bài ca có 3 dòng lời đã khảo sát, chúng tui thấy CD-DC Bến Tre chiếm tỉ
lệ nhỉnh hơn (7,5%) so với CD-DC các tỉnh Nam bộ như Bạc Liêu, Đồng Tháp và cả CD-DC
chung của Nam bộ. Nguyễn Phương Thảo cũng đã đề cập đến vấn đề này và đặt ra câu hỏi nhưng
chưa giải thích: "Phải chăng đó là nét riêng của ca dao Bến Tre, ca dao Nam bộ về mặt hình thức?"
[87, tr.60]. Theo chúng tôi, đây là nét riêng của CD-DC Nam bộ và CD-DC Bến Tre. Điều này có
thể lí giải từ sinh hoạt hò hát của nhân dân Nam bộ. Như đã nói trên, hò Nam bộ xuất phát từ môi
trường lao động nhưng không nhằm huy động hợp lực để lao động mà chỉ để thư giãn tâm hồn.
Theo nghiên cứu của L...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status