Phú Nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Phú Nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp



Ước lệtượng trưng không phải độc quyền của phú Nôm. Đó là phương
thức sáng tác của cảthời kỳtrung đại. Thếgiới hình tượng của phú theo quan
niệm chính thống lại càng phải thểhiện sựuyên bác. Ở đó, chồng lên nhau là
tầng tầng lớp lớp những biểu tượng ẩn tàng trí tuệthâmviễn của mỹhọc, triết
học phương Đông. Trong từng giai đoạn phát triển của phú Nôm trung đại,
cũng nhưtùy theo cảm hứng sáng tạo của tác giả, chiếm ưu thếtrong thếgiới
nghệthuật ấy sẽlà các biểu tượng Phật, Nho hay những hình tượng tươi tắn,
trong trẻo được nảy mầm từmảnh đất văn học dân gian.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nghe sách nhi gật gù.
“Sừ tiên ban, sứ tiên cung”, bắt khoan bắt nhặt;
“Tiền diệc tặc, hậu diệc tặc”, tiếng nhỏ tiếng to.”
Thực tế ở Việt Nam, nho sĩ chưa khi nào trở thành tầng lớp tách biệt
tuyệt đối so với người bình dân. Địa vị của người trí thức tuy được đánh giá
cao nhưng không phải bất khả xâm phạm. Dân gian cũng có câu:
“Nhất sĩ nhì nông
Hết gạo chạy rông
Nhất nông nhì sĩ” [53, tr.1648]
Tuy vậy, để khắc họa được một cách sâu sắc hết thảy những cái tạp
nhạp, tầm thường trong tư cách của kẻ sĩ thì phải là những người thuộc chính
tầng lớp đó. Câu chuyện vì dốt mà đọc nhầm “tiền Xích Bích, hậu Xích Bích”
thành “tiền diệc tặc, hậu diệc tặc” đoan chắc là sản phẩm của người có học.
Có điều, đủ lương tâm để nhận thấy tầng lớp mình đang tha hóa nhưng lại
không đủ sức để ngăn chặn một kết cục bi đát cho Nho học, những nho sĩ như
Nguyễn Khuyến chỉ đành lưu lại trong văn chương nụ cười còn mặn cay hơn
nước mắt.
2.2.2.2. Phú chữ Hán, với cảm hứng về lịch sử chống giặc ngoại xâm là
cảm hứng chủ đạo, không quan tâm đến cái hài. Đôi khi tiếng cười có xuất
hiện thì cũng nhằm vào mục đích châm biếm kẻ thù xâm lược:
“Vương Thông, Mã Kỳ đem dầu chữa cháy, cháy lại càng cháy;
Phương Chính, Trần Trí như rùa lê đuôi, ì ạch lang thang.”
(Lê Thánh Tông, Lam Sơn lương thủy phú) [78, tr.179]
Với phú Nôm, tình hình lại khác. Không cần tìm kiếm đâu xa, những
tác phẩm được đánh giá cao như Tịch cư ninh thể phú (Nguyễn Hãng), Ngã
ba Hạc phú (Nguyễn Bá Lân), Hàn nho phong vị phú (Nguyễn Công Trứ),
Tài tử đa cùng phú (Cao Bá Quát), Hỏng thi phú (Tú Xương)… đều xem
tiếng cười như chủ âm của tác phẩm.
Người Việt thích cười. Điều này gần như trở thành một đặc tính dân
tộc, phản ánh cách ứng xử mềm dẻo, coi trọng cái tình, đề cao hòa khí của
con người Việt. Thậm chí, lời trai gái tỏ tình duyên dáng, ngọt ngào đến thế
mà vẫn có thể pha thêm tiếng cười dí dỏm. Truyền thống ấy đi vào thi ca bác
học lại mang thêm màu sắc mới: tiếng cười là chất xúc tác tạo môi trường cho
tác giả tự do bày tỏ những cảm xúc vốn bị câu thúc bởi khuôn khổ nghiêm
khắc của quan niệm thẩm mỹ Nho gia. Điều đáng trân trọng là tiếng cười đã
trở thành ý thức của lương tri, thể hiện sự nhìn nhận bản thân một cách khách
quan nhất. Ý thức bắt buộc người viết phải tự nhận thức mình như một đối
tượng đáng cười bởi vì suy cho cùng, mỗi con người đều là một thực thể chứa
đựng vô vàn sự mâu thuẫn, vừa tốt vừa xấu, vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối, vừa
cao thượng lại vừa hèn kém, tầm thường. Con người ở nhiều bài phú Nôm đã
thực hiện một việc rất khó khăn: tự phân tích từng biểu hiện tinh vi và thầm
kín trong tâm lý mình, không ngại ngần bày ra cái yếu đuối thậm chí kém cỏi
của bản thân một cách thành thật đến độ tàn nhẫn.
Không gian và thời gian cũng góp phần vào quá trình tạo nên tiếng cười
cho tác phẩm. Con người được đẩy vào không – thời gian dịch chuyển để va
chạm với hoàn cảnh, từ đó tìm kiếm giá trị bản thân thông qua một cuộc tự
phán xét. Thời gian bố trí không theo chiều tuyến tính càng làm nổi bật hơn
thái độ, cách ứng xử của người viết với những lỗi lầm đã qua. Từ chặng
đường quá khứ, tác giả phú Nôm có thể tự cười cợt, châm biếm bản thân một
cách rất “nhẫn tâm”:
“Có một người:
Mặt mũi khôi ngô;
Râu mày nhẵn nhụi.
Biếng học, siêng ngủ, sách vở mập mờ;
Non tập, già chơi, văn chương xốc nổi.
Đến khoa thi, nửa sợ nửa mừng;
Tính nhân sự, một may một rủi.
Mừng mặt đủ buồng cau bánh thuốc, đồ vào trường kể rất mực
phong lưu;
Theo chân nhiều đầy tớ học trò, chốn tạm trú hãy tìm nơi rộng rãi.
Thuốc Bách Tính đóm diêm, điếu ống, thông mồi này, đặt mồi khác,
văn được như thuốc, ắt hẳn “dài hơi”,
Chả Ba Họ cơm nắm ruốc bông, ăn một miếng, nghĩ một câu, văn được
như cơm, lo gì “ý nỗi”.”
(Khuyết danh, Lạc đệ tự trào phú)
Như vậy, trong phú Nôm, việc tự xét lại bản thân (của các tác giả) và
cái hài là hai yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau. Con người tự phán
xét sẽ thể hiện mình qua tiếng cười tự trào. Cũng là nói về kẻ sĩ nhưng nếu
phú chữ Hán đề cao nét đẹp chuẩn mực của người trí thức thì phú quốc âm
nhìn ngắm, cười cợt họ ở khuôn mặt đời thường, không “quân tử”. Và để có
thể vẽ lại thành công những bức tranh hài hước, tác giả phú Nôm sẽ sử dụng
cả một cơ chế nghệ thuật thích hợp. Khi ấy không chỉ có thi pháp quen thuộc
của thể loại được vận dụng mà từ văn học dân gian nhiều cách thể hiện mới
mẻ cũng đã đi vào phú, hình thành nên một bút pháp nghệ thuật độc đáo cho
mảng sáng tác này.
2.3. Thế giới hình tượng được xây dựng bằng bút pháp nghệ thuật quen
mà lạ
2.3.1. Nghệ thuật ước lệ, tượng trưng.
Ước lệ tượng trưng không phải độc quyền của phú Nôm. Đó là phương
thức sáng tác của cả thời kỳ trung đại. Thế giới hình tượng của phú theo quan
niệm chính thống lại càng phải thể hiện sự uyên bác. Ở đó, chồng lên nhau là
tầng tầng lớp lớp những biểu tượng ẩn tàng trí tuệ thâm viễn của mỹ học, triết
học phương Đông. Trong từng giai đoạn phát triển của phú Nôm trung đại,
cũng như tùy theo cảm hứng sáng tạo của tác giả, chiếm ưu thế trong thế giới
nghệ thuật ấy sẽ là các biểu tượng Phật, Nho hay những hình tượng tươi tắn,
trong trẻo được nảy mầm từ mảnh đất văn học dân gian.
2.3.1.1. Sử dụng thủ pháp truyền thống để làm đẹp cho đối tượng.
Có thể vận dụng nghệ thuật ước lệ, tượng trưng để tạo nên những hình
tượng mới lạ là do khả năng và tài năng của tác giả. Cố nhiên, đa phần dấu ấn
sáng tạo của các tác giả trung đại nói chung, phú Nôm nói riêng, nằm ở chỗ
phá cách, nhưng chẳng phải vì thế mà phủ nhận đóng góp của những thủ pháp
nghệ thuật truyền thống. Tuy nhiều lúc có khiến hình ảnh trở nên khô cứng
song cũng chính ước lệ, tượng trưng chắp cho hình tượng đôi cánh bay đến
với cái đẹp mang hồn tính lãng mạn phương Đông. Hình ảnh ước lệ đan cài
khéo léo trong tác phẩm có thể làm đẹp thêm cảnh vật, góp thêm một tiếng
nói yêu mến quê hương vào chuỗi dài văn chương tụng ca về non sông đất
nước. Cảnh Tây Hồ sở dĩ đẹp càng thêm đẹp vì nơi đó có chất thơ tinh tế toát
lên từ những hình ảnh thanh nhã:
“Người ngoạn cảnh thẩn thơ đòi đoạn;
Khách thâu nhàn lai láng từng khu.
Manh áo tơi lớp xớp trong mưa, ca Thanh thảo quyến đàn trâu
gã Nịnh;
Con thuyền trúc lân la trước gió, khúc Thương lương đưa gánh củi
chàng Chu.”
(Nguyễn Huy Lượng, Tụng Tây Hồ phú)
Nguyễn Huy Lượng không hề trực tiếp ca ngợi cuộc sống tự tại của con
người Tây Hồ. Mà vốn dĩ cũng không cần ca ngợi khi bốn điển cố “bài ca
Thanh thảo”, “khúc hát Thương lương”, “gã Nịnh”, và “chàng Chu” đã nói hộ
ông. Trong một câu gồm hai vế ngắn gọn ấy có màu xanh của cỏ, s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status