Tổ chức hoạt động dạy đọc - hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam theo đặc trưng loại thể trong chương trình Ngữ văn lớp 11 - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Tổ chức hoạt động dạy đọc - hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam theo đặc trưng loại thể trong chương trình Ngữ văn lớp 11



Đoạn tả đámtang diễn từnhà cụcốHồng ra đến huyệt cũng rất hài hước.
HS cần phân tích sựkết hợp tài tình đầy dụng ý nghệthuật giữa miêu tảtoàn
cảnh và cận cảnh đám tang. Cách kết hợp nhưthế đã tạo được hiệu quảtrào
phúng rõ rệt. Nhìn toàn cảnh đó là một cái đám ma đang chuyển động, “đám
cứ đi”,nhưng quan sát sâu vào từng gương mặt,cửchỉthì không phải vậy.
Những người đi đưa ma đang “chuyện trò vềvợcon, vềnhà cửa, vềmột cái tủ
mới sắm, một cái áo mới may”, trai gái thì “chim nhau, cười tình với nhau,
bình phẩm nhau, chê bai nhau,ghen tuông nhau, hẹn hò nhau bằng những vẻ
mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.” Đặc biệt điệp khúc“ Đám cứ đi”
được láy lại mấy lần có tác dụng nhưlà một dấu nhấn quan trọng vào cái vẻ
bềngoài nổi đình nổi đám của một cái đám tang trống rỗng, giảtạo. Chi tiết tả
tiếng khóc và hành vi của ông Phán mọc sừng cuối đoạn trích cũng là một chi
tiết trào phúng rất “đắt” cần được phân tích.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iá trị hiện thực của tác phẩm:
+ Phản ánh thực trạng xã hội Việt Nam dưới chế độ thực dân phong
kiến thông qua hai mâu thuẫn cơ bản:
 Mâu thuẫn giữa người nông dân và bọn địa chủ, cường hào, ác bá (tiêu
biểu là mâu thuẫn giữa hai nhân vật: Chí Phèo – Bá kiến).
 Mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị (mâu thuẫn giữa cha con bá
Kiến với các thế lực khác như Đội Tảo, Tư Đạm, Bát Tùng).
+ Phản ánh tình cảnh những người nông dân Việt Nam bị đẩy vào con
đường bần cùng, tha hóa (Chí Phèo, Binh chức,…).
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm: thể hiện qua ngòi bút miêu tả số phận và
bi kịch đau đớn của Chí Phèo.
- Nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao.
Ở nội dung thứ nhất, giá trị hiện thực của tác phẩm, giáo viên gợi dẫn để
HS đưa ra những nhận xét khái quát, không phân tích chi tiết. Yêu cầu đặt ra
là HS nhận thức được phạm vi phản ánh rộng lớn và sức khái quát cao của
truyện Chí Phèo. Làng Vũ Đại trong tác phẩm có thể nói là hình ảnh chân
thực, thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám
với những quan hệ xã hội phức tạp. Ở đó, bọn cường hào địa chủ, một mặt đu
lại với nhau để bóc lột người nông dân, mặt khác chúng như một đàn cá tranh
mồi, luôn rình cơ hội để trị nhau, làm cho nhau lụn bại. Thực trạng này có
liên quan đến số phận của những Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ. Từ mối
quan hệ giữa bá Kiến và Chí Phèo, giáo viên yêu cầu HS nhận xét về mâu
thuẫn giai cấp đối kháng giữa bọn thống trị và người nông dân lao động bị áp
bức. Đặt vấn đề với HS về chi tiết kết thúc tác phẩm (nghe tin Chí Phèo chết,
thị Nở “ nhìn nhanh xuống bụng mình “ và thoáng nghĩ đến “ một cái lò gạch
cũ”) để rút ra ý nghĩa phê phán, giá trị điển hình của tác phẩm. Tác phẩm đã
vạch ra cái quy luật tàn bạo, bi thảm trong xã hội đương thời: hiện tượng Chí
Phèo chưa hết khi mà bọn địa chủ cường hào còn ra sức áp bức bóc lột, không
cho người lương thiện sống, thì sẽ còn người nông dân hiền lành bị đẩy vào
con đường lưu manh, đánh mất nhân hình lẫn nhân tính.
Để làm nổi bật nội dung thứ hai, giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện Chí
Phèo, giáo viên hướng dẫn HS tập trung phân tích nhân vật Chí Phèo trong
mối quan hệ với hai nhân vật: bá Kiến và thị Nở. Số phận của Chí Phèo là số
phận bi kịch, rất đau đớn. Số phận ấy được Nam Cao miêu tả theo hai quá
trình: bị tha hoá và bị cự tuyệt quyền làm người. Nhưng giá trị nhất của tác
phẩm Chí Phèo không ở chỗ viết về bi kịch bị tha hóa mà là ở chỗ viết về bi
kịch bị từ chối quyền làm người. Cần thiết phải cho HS đọc trên lớp đoạn văn
miêu tả sự thức tỉnh của linh hồn Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở cho đến hành
động giết bá Kiến rồi tự sát. Quá trình bị từ chối quyền làm người, thực ra đã
bắt đầu từ lâu, nó diễn ra đồng thời với quá trình bị tha hóa. Nhưng phải từ
sau khi gặp thị Nở, tức là từ khi Chí phèo thức tỉnh, bi kịch mới thực sự bắt
đầu. Để làm nổi bật nội dung này, HS cần bám sát văn bản để cắt nghĩa và
đánh giá một số chi tiết quan trọng:
+ Chi tiết miêu tả những âm thanh bình dị của cuộc sống mà Chí Phèo
nghe thấy trong một buổi sáng thật trong lành: tiếng chim hót vui vẻ, tiếng
anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói của người đi chợ về,…tất
cả gợi nhắc giấc mơ xa xôi của một thời: một mái nhà tranh, một gia đình nho
nhỏ. Tâm trạng chính của Chí Phèo lúc này là buồn và cô độc (đoạn văn có sự
lặp lại dày đặc của nỗi buồn: mơ hồ buồn, chao ôi là buồn!, nao nao buồn,
buồn thay cho đời!).
+ Nhân vật thị Nở và chi tiết bát cháo hành của thị Nở: sự xuất hiện của
nhân vật thị Nở có một ý nghĩa khá đặc biệt trong việc thể hiện số phận, tính
cách của Chí Phèo. Dưới mắt dân làng Vũ Đại, thị Nở nghèo, xấu, dở hơi, là
dòng dõi nhà có “mả hủi”. Với Chí Phèo, thị Nở lại là người “có duyên”. Bởi
vì thị Nở không chỉ là người thức tỉnh Chí Phèo mà còn là ước mơ hạnh phúc
của Chí Phèo. Gặp thị Nở, Chí Phèo mới hay “cháo hành ăn rất ngon”, hay
“đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say”. Chi tiết bát
cháo hành tượng trưng cho sự săn sóc giản dị mà ân cần, tượng trưng cho
hương vị của tình người ngọt ngào, cảm động. Nó đã khiến Chí Phèo phát
hiện lại chính mình, tha thiết được trở về cái xã hội bằng phẳng, muốn xã hội
công nhận mình.
Nhưng thị Nở cũng là nỗi đau sâu thẳm của Chí Phèo. Nghèo, xấu, dở
hơi đến vậy mà Chí Phèo vẫn không “xứng đôi” với thị. Bà cô thị Nở - nhân
vật tượng trưng cho cái định kiến xã hội khắc nghiệt – quen coi Chí Phèo là
con quỷ dữ, nay linh hồn người đã trở về trong con người Chí, không ai nhận
ra. Sự cự tuyệt của thị Nở đã đẩy Chí Phèo vào bi kịch đau đớn: bi kịch của
một con người nhưng không được công nhận là người.
+ Chi tiết miêu tả hành động Chí Phèo đến nhà bá Kiến và giết chết kẻ
thù:
Quằn quại trong đau khổ và tuyệt vọng, Chí Phèo lại uống rượu và xách
dao đi đến nhà bá Kiến, “chỉ tay vào mặt lão”, dõng dạc đòi quyền làm người
và vung dao lên. Kẻ thù giai cấp đã đền tội nhưng Chí Phèo “không thể là
người lương thiện” được nữa. Chí Phèo chỉ còn một cách là tự sát. Tự sát vì
không được sống cuộc sống con người. Giờ đây, khi ý thức nhân phẩm đã trở
về, Chí Phèo không bằng lòng trở lại cuộc sống thú vật nữa. Chi tiết này có ý
nghĩa tố cáo mãnh liệt. Qua đó nhà văn Nam Cao đã thấy rằng mâu thuẫn giai
cấp ở nông thôn Việt Nam đã trở nên gay gắt, không gì có thể xoa dịu được,
càng nén xuống thì càng dễ bùng lên.
Những đóng góp nổi bật của Nam Cao về mặt nghệ thuật: Giáo viên cần
tập trung phân tích một vài đoạn để làm rõ sự độc đáo về nghệ thuật viết
truyện ngắn của Nam Cao. Điều đáng lưu ý là giúp HS nhận ra đặc điểm chứ
không nhất thiết phải phân tích, bình luận nhiều. Ví dụ:
+ Bút pháp miêu tả tâm lí sắc sảo của Nam Cao. Có thể gợi ý để HS phân
tích việc sử dụng các thủ pháp khắc hoạ tâm trạng, dựng đối thoại và độc
thoại nội tâm, khai thác triệt để kết cấu tâm lí,...Chẳng hạn đoạn miêu tả Chí
Phèo tỉnh rượu, hồi tưởng lại cuộc đời mình với bao tâm trạng ngổn ngang.
Đoạn Chí Phèo bị thị Nở cự tuyệt đau đớn tuyệt vọng “ ôm mặt khóc rưng
rức”, hắn lại uống rượu nhưng hơi rượu không sặc sụa, hắn lại “thoang thoảng
ngửi thấy hơi cháo hành“,....
+ Cách kể sáng tạo, lối hành văn linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn giữa
lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp. Cần tập trung phân tích một số đoạn tiêu
biểu: đoạn mở đầu (tiếng chửi của Chí Phèo), đoạn độc thoại của Chí Phèo
sau khi thức tỉnh, đoạn đối thoại của Chí Phèo với bá Kiến trước khi xảy ra án
mạng,...
Nhìn chung, Chí Phèo là truyện ngắn có dung lượng của tiểu thuyết, kể
lại toàn bộ cuộc đời mấy mươi năm của nhân vật với nhiều quan hệ, sự ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status