Tài liệu về những tiên phong đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Minh Châu - pdf 16

Download miễn phí Tài liệu về những tiên phong đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Minh Châu



Mục lục Nguyễn minh Châu
 
* Thay đổi bút pháp xây dựng nhân vật 1
* Nhận định 1
* Mở rộng phạm vi hiện thực và khả năng khám phá con người 2
* Nỗ lực và những thành công cuối đời của nhà văn: 3
* Đổi mới sự khám phá và thể hiện con người 4
* Sự bứt phá ở thể loại truyện ngắn: 4
* Ý thức cao độ về bản lĩnh và trách nhiệm của nhà văn. 5
* Ý thức về tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. 5
* Nền tảng của mọi cách tân là tinh thần nhân bản. 6
* Sự suy tư, trăn trở trong phê bình - tiểu luận 7
* Đổi mới ý thức nghệ thuật : 7
* Năng lực miêu tả và phân tích tâm lý. 7
* Hướng về những vẻ đẹp trong sáng và chất trữ tình. 8
* Những tìm tòi đổi mới trong nghệ thuật tự sự. 8
* Về bút pháp: 9
* Đổi mới cách nhìn con người 9
* Mở rộng quan niệm về hiện thực và mối quan hệ giữa văn học với đời sống. 10
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

p to lớn cho nền văn học hiện đại. Các tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước 1975 khá tiêu biểu cho thành tựu, đặc điểm và giới hạn của nền văn học sử thi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt, sau 1975 Nguyễn Minh Châu là một trong những “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) của công cuộc đổi mới văn học. Ở Nguyễn Minh Châu, sự đổi mới mạnh mẽ trong ý thức nghệ thuật luôn đi liền với những tìm tòi đổi mới trong sáng tác của nhà văn. Người đi tiên phong ấy không tránh khỏi những khó khăn nguy hiểm, thiệt thòi và sự đơn độc trong những bước khởi đầu của hành trình tìm kiếm mở đường. Điều quan trọng là Nguyễn Minh Châu “với sự dũng cảm rất điềm đạm” (Vương Trí Nhàn) đã kiên trì dẫn bước trên con đường đã chọn của mình. Và ông xứng đáng là “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ sau này”. (Nguyễn Khải). Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong vai trò người mở đường cho công cuộc đổi mới văn học được thể hiện chủ yếu ở các phương diện sau.
* Những đổi mới nói trên của Nguyễn Minh Châu đã được thể hiện ngay từ nửa đầu những năm 80, khi công cuộc đổi mới văn học chưa chính thức bắt đầu. Điều đó đã khiến Nguyễn Minh Châu có được vai trò của người mở đường đầy khó khăn nhưng cũng rất vinh dự.
* Tiểu thuyết Lửa từ những ngôi nhà được Nguyễn Minh Châu viết trong những năm cuối chiến tranh, nhưng phải đến 1977 mới được ra mắt độc giả. Qua câu chuyện một chuyến về phép của người lính từ chiến trường về thành phố, hình ảnh của hậu phương hiện ra không êm ả như nhiều sách hồi đầu chiến tranh thường mô tả, mà tiềm ẩn không ít vấn đề. Nhưng vượt lên tất cả mọi thiếu thốn, khó khăn vẫn là một hậu phương vững chắc với những con người tất cả dành cho tiền tuyến, và mỗi người lính đều được truyền ngọn lửa từ mỗi ngôi nhà, mỗi tấm lòng của người hậu phương.
Đặt người lính vào trong môi trường sinh hoạt ngày thường ở hậu phương, Nguyễn Minh Châu cũng nhìn họ ở một cự li gần, thấy cả những thiếu hụt ở nơi họ và điều đó như một dự báo về trở ngại đối với người lính khi họ trở về sau chiến tranh.
* Mở rộng phạm vi hiện thực và khả năng khám phá con người
Trước hết, nhà văn đã mở ra những bình diện mới của hiện thực cùng với những hướng tiếp cận mới. Sự quan tâm của tác giả hướng vào đời sống thế sự hàng ngày đang ẩn chứa bao nhiêu vấn đề của các quan hệ nhân sinh, đạo đức và các số phận con người. Chăm chú quan sát cuộc sống xung quanh mình, Nguyễn Minh Châu nhận thấy ngày càng có nhiều vấn đề cần quan tâm và nhà văn muốn “dùng ngòi bút tham gia trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong mỗi con người”(lời phát biểu của tác giả trong cuộc trao đổi về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, tháng 6- 1985). Nhiều truyện ngắn chỉ là những câu chuyện hàng ngày trong gia đình, giữa cha mẹ và con cái, trong một khu tập thể (Mẹ con chị Hằng, Giao thừa, Đứa ăn cắp, Người đàn bà tốt bụng, Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy K). Nhưng qua những sự việc, câu chuyện dường như bình thường, nhà văn đã nghiệm thấy được những quy luật của đời sống và không ít vấn đề về cách sống, cách ứng xử của người đời. Sự vô tâm trong đối xử với người mẹ của chị Hằng chỉ đáng trách, nhưng sự vô tâm và thói xấu “ngồi lê đôi mách” của những người đàn bà trong khu tập thể có thể dẫn đến cái chết thương tâm của một cô gái bị nghi là đứa ăn cắp. Việc đại sự trăm năm của một đôi lứa hoá ra lại là được bắt đầu từ sự sắp xếp như trong một trò chơi của hai đứa trẻ bạn thân - cái Hương và cái Phai, rồi niềm vui của gia đình này lại phải đánh đổi bằng sự thiệt thòi của gia đình khác (truyện Hương và Phai). Thể hiện những điều quan sát ở đời thường của những người xung quanh, nhà văn muốn lưu ý mọi người về cách sống, thức tỉnh ở mỗi người nhìn lại những thói quen, những cách ứng xử với người khác và với chính mình. Các truyện Bức tranh, Sắm vai, Dấu vết nghề nghiệp lại hướng vào ý thức tự vấn để con người tự nhìn vào chính mình, nhất là vào con người bên trong, nói như nhân vật hoạ sĩ trong Bức tranh: “Trong con người tui sống lẫn lộn cả rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ”. Mỗi truyện là một cuộc tự vấn, là sự xung đột giữa phần con người chân chính với phần tầm thường, giả dối, ích kỷ trong chính mình để vượt lên, hướng tới cái thiện. Có cái bi hài kịch đánh “mất mình” của nhân vật nhà văn T (Sắm vai), cuộc đấu tranh nội tâm để tự thú với chính mình về lỗi lầm và trách nhiệm trước những đau khổ của người khác ở nhận vật hoạ sĩ (Bức tranh). Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu còn là sự chiêm nghiệm về đời người (Bến quê), về bi kịch của những số phận bị chiến tranh “phạt ngang làm hai nửa và không thể nào gắn trở lại” như Lực và Thai trong Cỏ lau. Chiến tranh còn được nhìn nhận ở sự tác động tiêu cực của nó đến nhân cách: Toàn (Mùa trái cóc ở miền Nam) chẳng những lạnh lùng, vô cảm trước đồng đội mà còn bất nhẫn với cả người mẹ đã bao năm khắc khoải mong được gặp con với nỗi day dứt khuôn nguôi.
* Nỗ lực và những thành công cuối đời của nhà văn:
Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra những hạn chế của nền văn học thời chiến tranh và thầm lặng nhưng dũng cảm và kiên định tìm kiếm con đường đổi mới sáng tác của chính mình. Hai cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1977: Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà đã đem lại một sắc diện mới trong sáng tác của nhà văn. Những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ra mắt bạn đọc ở nửa đầu những năm 1980 thực sự là những tìm tòi mới, với cái nhìn mới về hiện thực và con người, khiến Nguyễn Minh Châu trở thành một trong những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của công cuộc đổi mới văn học. Khi công cuộc đổi mới đất nước được chính thức phát động, Nguyễn Minh Châu nhiệt thành và đầy tâm huyết với công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà, vừa bằng những phát biểu trực tiếp, mạnh mẽ, vừa bằng những sáng tác đã đạt đến độ sâu sắc của tư tưởng và sự kết tinh nghệ thuật cao. Nhưng số mệnh nghiệt ngã với căn bệnh hiểm cùng kiệt ung thư máu đã khiến hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu phải đột ngột dừng lại khi vừa đạt tới độ chín của tài năng. Ngày 23 tháng 1 năm 1989 Nguyễn Minh Châu trút hơi thở cuối cùng tại viện quân y 108 Hà Nội, sau gần một năm chống chọi với bạo bệnh, để lại nhiều dự định sáng tác còn đang ấp ủ. Tác phẩm cuối cùng - truyện vừa Phiên Chợ Giát - được hoàn thành ngay trên giường bệnh trước đó không lâu.
* Nguyễn Minh Châu là nhà văn có tình yêu thương tha thiết với con người, mang một mối quan hoài thường trực về số phận và những nỗi đau khổ của con người ở xung quanh mình. Nhà văn muốn dùng ngòi bút của mình tham gia trợ lực cho con người trong cuộc đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status