Tài liệu tham khảo về Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh - pdf 16

Download miễn phí Tài liệu tham khảo về Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh



Mục lục
 
Về nhân vật Phương, người phụ nữ Hà Nội,
và chủ đề văn học trong Nỗi buồn chiến tranh 2
Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến,
Từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp 7
1. Từ những thách thức của lối viết. 9
2. Những mạch ngầm văn bản. 10
3. Thế giới nhân vật - biểu tượng và ý nghĩa. 12
4. Cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh và con đường mới viết về chiến tranh trong thời hậu chiến. 17
Nỗi buồn chiến tranh: Tự truyện bất thành 20
1. Tự truyện là gì? 21
2. Nỗi buồn chiến tranh, từ ký ức đến sáng tạo 23
3. Số phận của một bản thảo 28
Bảo Ninh và nỗi ám ảnh về chiến tranh 30
2. Hàng loạt các vấn đề đổi mới trong văn học (sau 1986), chiến tranh và thân phận con người trong chiến tranh được nhìn nhận lại. 30
3. Chọn Kiên - hình tượng người lính 31
4. Đặt Kiên - nhân vật trung tâm trong cái nhìn đa chiều 33
5. Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã vượt lên một số nhà văn cùng thời về kỹ thuật tiểu thuyết. 33
Nỗi buồn chiến tranh đến từ đâu 34
Nỗi buồn chiến tranh không phải chỉ là một tác phẩm viết về chiến tranh 36
Nỗi buồn chiến tranh là hòa âm tuyệt diệu của những giọng nói đa thanh, nhưng trên hết, là tác phẩm bỏ ngỏ của một nhà văn vô danh 39
Nỗi buồn chiến tranh không phải không chịu ảnh hưởng của một số tác phẩm khác 40
Vài nét về cái cao cả trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 41
Văn học đề tài chiến tranh, sự thiếu hụt về lực lượng và tác phẩm 47
1.Viết về chiến tranh sâu sắc, điềm tĩnh hơn. 47
2. Cảnh báo về thiếu hụt lực lượng và tác phẩm 48
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u khi sinh tui và tui ra đời là bất hạnh đầu tiên của tôi». Nhưng từ hai thế kỷ nay, thể loại này đã biến đổi muôn hình vạn trạng, qua tự truyện của Chateaubriand, Stendhal, Sand, Gide, Sartre, Sarraute, Duras… Thế kỷ 20, dưới ảnh hưởng của thuyết phân tâm học, các tác giả tự cho phép nói thẳng về cuộc sống tình dục, đào bới vô thức của mình, điều mà những người đi trước thường tự kiểm duyệt: Gide thú nhận những mối tình đồng tính luyến ái của ông. Tuy nhiên, trong những năm 1960, khi khái niệm cá nhân là một thể thống nhất bắt đầu lung lay – Sartre, trong Các Từ (Les Mots), phá bỏ tự truyện truyền thống khi kết luận rằng mọi người đều có giá trị như nhau – để tự cứu mình, tự truyện buộc phải cách tân hình thức diễn đạt. Nhờ vậy chúng ta có những tác phẩm đặc sắc trong đó mạch chuyện bị cắt đứt, thực hư lẫn lộn, nghi vấn là bạn đồng hành của độc giả…
Tại sao người ta viết tự truyện? Trước hết, phải kể đến ước muốn níu giữ thời gian. Tự truyện thường là sự chiến đấu chống lại dòng chảy vô tận và sự huỷ diệt của tháng ngày: «…hãy chóng vẽ lại tuổi trẻ của tôi, khi mà tui còn chạm vào được nó…» (Chateaubriand) hay «…những mảnh vụn của một cái gì đó sống động, tui muốn kể, trước khi chúng biến mất… hãy để tôi…» (Sarraute). Với một số nhà văn, tự truyện là giấy thông hành đến hậu thế, và có thể đến vĩnh cửu: Rousseau tưởng tượng sẽ xuất hiện cùng cuốn tự truyện trước thượng đế tối cao. Một lý do khác: các tác giả tự truyện thích tìm hiểu mình – «tui phải viết về đời tôi, có thể như vậy tui sẽ biết được tui đã từng là ai…» (Stendhal). Trong Người Tình (L’Amant), Duras tự kể ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba – «cô bé con», «cô gái Pháp», để tạo khoảng cách giữa «tôi» bây giờ và «tôi» ngày xưa. Montaigne cũng cho rằng qua quá trình viết tự truyện, ông tự khẳng định mình, tự đào tạo mình. Những kẻ hay bị dèm pha như Rousseau hy vọng tự truyện sẽ đem lại cho độc giả một hình ảnh chính xác hơn về mình. Lý do cuối cùng, tự truyện đáp ứng ý muốn nắm bắt những gì không có hình hài: kỷ niệm. Proust kể lại tâm trạng kỳ lạ khi một buổi tối mùa đông, tình cờ tìm lại một miền dĩ vãng khi vừa đặt lưỡi nếm một chiếc bánh ngọt.
Vậy trong lịch sử văn học Việt Nam, những tác phẩm nào có thể gọi là tự truyện?
Gần đây, cái «tôi» cá thể, sau một thời buộc phải nhường chỗ cho cái «tôi» tập thể, đã quay về chiếm lĩnh sân chơi. Nhà văn Việt lại bị ma lực của ngôi thứ nhất quyến rũ, từ Thiên đường mù của Dương Thu Hương, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, đến các truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, Võ Thị Hảo, Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà, Chinatown của Thuận,… nhưng đó chỉ đơn thuần là những cái «tôi» hư cấu. Ngay Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, trong đó nhân vật chính và người kể chuyện mang tên Hoài, như tác giả, cũng không phải là một tự truyện: trong tiểu thuyết, không khi nào Phạm Thị Hoài ký với độc giả bản hợp đồng công nhận chị chính là cô bé Hoài của tiểu thuyết. Hơn nữa, thời gian trong Thiên sứ chảy theo chiều thuận, trái với điều kiện của một tự truyện đích thực. Còn Nhớ gì ghi nấy của Nguyễn Công Hoan, Cát bụi chân ai của Tô Hoài, hay Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải? Lại một lần nữa, câu trả lời là phủ định. Viết về những kỷ niệm cá nhân là một hiện tượng có từ lâu trong văn giới Việt Nam, Cao Bá Nhạ viết Tự tình khúc, Phan Bội Châu viết Ngục trung thư. Trong những tác phẩm kể trên, các nhà văn Việt thế kỷ 20 giống như các bậc tiền bối, đều có cách cư xử với quá khứ đơn giản như một nhân chứng: họ quan tâm đến thế sự hay đời sống văn học nhiều hơn là câu chuyện của chính mình. Khi Tô Hoài nói về «năng khiếu văn học», kỷ niệm thời «thơ ấu» hay «tuổi trẻ» của mình, ông thường lướt nhanh và chấp nhận một lối kể chung chung, mà không tìm cho nó một lý giải độc đáo. Vì vậy, những tác phẩm này chỉ thuộc thể loại hồi ký.
Nhưng đâu là nguyên cơ của sự thiếu vắng này? Nó ở trong bản chất của xã hội Việt Nam: khi viết tự truyện, tác giả được quyền công khai xưng «tôi», tự do nói những điều mình nghĩ, tỏ rõ thái độ tư tưởng cá nhân, rọi xuống cuộc đời mình một cái nhìn riêng, nhưng những điều khoản này đều vấp phải hai bước cản lớn – đạo Khổng và chủ nghĩa Marx. Ai dám nói đến cái «tôi» khi tư tưởng chính thống đề cao đám đông, giai cấp, tập thể, quốc gia? Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các tác giả Việt không bị lôi kéo bởi thể loại này. Chính ở đây, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, qua sự giằng co giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, qua thân phận của một bản thảo tự huỷ, là thí dụ về một tự truyện bất thành.
2. NỖI BUỒN CHIẾN TRANH, từ ký ức đến sáng tạo
Tiểu thuyết của Bảo Ninh kể lại bước đường đến với văn học của một cựu chiến binh: Kiên, ngày hoà bình trở về, ao ước viết cuốn «tiểu thuyết đầu tay» kể về cuộc chiến đã qua, không phải cuộc chiến như người ta vẫn tả trên báo chí hay văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, mà là «một cuộc chiến tranh chưa từng được biết tới, như thể đó là cuộc chiến của riêng anh» [2] (tr.53). Và đây cũng là một lựa chọn văn học độc đáo: ngay cả khi kể ở ngôi thứ ba, sự việc luôn được nhìn qua con mắt của một người duy nhất – nhân vật chính. Qua Kiên, cụ thể là qua ý thức và vô thức của anh, người đọc tham gia trực tiếp vào chiến tranh, nhìn thấu những cuộc giết chóc kinh hoàng, chứng thực sự suy tàn, bản năng khát máu của con người. Từ những cảm giác, ấn tượng, mộng mị, hoang tưởng của Kiên, hiện lên một vũ trụ chiến tranh u uẩn ngột ngạt, một vũ trụ mưa:[3] «Suối lũ rền rĩ. Mưa tầm tã trong bóng đêm» (tr.21), «Có đêm mưa nặng nề xối dội, có đêm vội vã từng cơn rào rào, ngắt quãng, nhưng không đêm nào là đêm tạnh ráo…» (tr.30), «Trời tạnh mưa. Không khí vẫn ủ dột, ám mầu chì» (tr.45). Bằng một chuyển động từ ngoài vào trong, người đọc rời thực tế cuộc chiến mò mẫm trong thế giới nội tâm của Kiên. Buồn bã, cô đơn, mất niềm tin – những tình cảm bị coi là «tiêu cực», chưa bao giờ tồn tại trong văn học chiến tranh chính thống – được Bảo Ninh mô tả một cách tinh tế: «Kiên thu mình trong tấm tơi lá, bó gối nhìn làn nước cuồn cuộn, không muốn gì và không nghĩ ngợi gì cả (…) và hàng ngày Kiên có thể ngồi im lìm bên suối hàng giờ, ảm đạm buông mình theo dòng ưu tư buồn ngủ. Mùa thu não nề, lê thê, mùa thu ê ẩm» (tr. 17). Cuộc chiến của Kiên huyền ảo, hoang đường, vương vấn bóng cô hồn, ngào ngạt khói hồng ma, vang vọng tiếng hú của loài ma núi…
Mặt khác, chiến tranh được tái hiện qua ký ức kỳ lạ của Kiên. Và đây chính là một trong những nét hiện đại nhất trong sáng tạo của Bảo Ninh: trí nhớ, hồi tưởng, như một cỗ máy, với phương pháp vận hành, thao tác, cách phát động, được mô tả công phu. Đồng thời, dưới ngòi bút của Bảo Ninh, nó ngập ngừng, lộn xộn, đầy bí ẩn. Vùi sâu trong trí não hoang vu c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status