Nghiên cứu một số bệnh nấm hại vùng rễ đậu tương vụ thu đông 2009, vụ xuân 2010 và biện pháp phòng chống ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Nghiên cứu một số bệnh nấm hại vùng rễ đậu tương vụ thu đông 2009, vụ xuân 2010 và biện pháp phòng chống ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh

Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc.) hại một số cây trồng họ cà, họ đậu đỗ, họ bầu bí vùng Hà nội và phụ cận vụ thu đông - xuân hè năm 2006 - 2007


PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương còn gọi là cây đậu nành (Glycine max. (L) Merrill.) là cây công nghiệp ngắn ngày, có nguồn gốc ở phương Đông (Đông Á) và là một loại cây trồng cổ xưa của nhân loại (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996)[4].
Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung bình khoảng 38 – 40%, lipit từ 18 – 20%, giàu nguồn sinh tố và muối khoáng. Do đó từ hạt đậu tương người ta đã chế biến ra được trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại thức ăn chế biến bằng phương pháp cổ truyền, thủ công và hiện đại dưới các dạng tươi, khô, lên men… như: giá, tương, đậu phụ, bột, tào phở, sữa đậu nành, xì dầu… đến các sản phẩm cao cấp như: cà phê đậu tương, socola đậu tương, bánh kẹo, bate, thịt nhân tạo… (Phạm Văn Thiều, 2000)[17].
Theo ThienNhien.Net, 2008; đậu tương cũng là thành phần tạo nên xà phòng, mỹ phẩm, nhựa, quần áo và dầu diesel sinh học… Ngày nay đậu tương còn được ứng dụng đặc biệt trong khoa học và thực tiễn, góp phần tạo nên những công nghệ thân thiện môi trường. Ngoài ra đậu tương còn là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng trong chăn nuôi gia súc.
Việc phát triển đậu tương còn là một trong những biện pháp nhanh chóng để khắc phục nạn đói protein ở các nước cùng kiệt (Nguyễn Công Tạn, 1999)[14].
Bên cạnh đó, đậu tương còn là cây trồng có khả năng cải tạo đất rất tốt bởi bộ rễ của chúng có hệ nốt sần có khả năng cố định nitơ từ khí quyển. Bộ rễ ăn sâu, phân nhánh nhiều làm đất tơi sốp. Mặt khác, lá đậu tương còn có thể làm phân xanh rất tốt cho việc cải tạo đất (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996)[4].
Trên thế giới cây đậu tương được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Đến nay, cả thế giới có 52 nước, vùng có trồng đậu tương. Từ năm 1960 đến 2001, sản lượng đậu tương thế giới tăng 8 lần, trong đó Mỹ tăng 5 lần, Braxin tăng 200 lần, Achentina tăng trên 2000 lần. Các nước Nhật, Nga, Indonexia, Triều Tiên, Thái Lan, Canada, Mehico, Australia… và khoảng 30 nước khác rất coi trọng trồng đậu tương. Sản lượng đậu tương thế giới năm 2004 là 206,4 triệu tấn, Mỹ đứng đầu với 85,7 triệu tấn. Năng suất đậu tương trên thế giới năm 2004 đạt 22,53 tạ/ha (Nguyễn Công Tạn, 2006)[14].
Việt Nam: Việt Nam có lịch sử trồng đậu tương lâu đời. Trong thư tích thế kỷ VI cho biết ở Bắc bộ có trồng đậu tương. Sách Vân dài loại ngữ của Lê Quớ Đơn thế kỷ XVIII đề cập nhiều đến cây đậu tương. Nhân dân ta biết trồng trọt và sử dụng đậu tương từ hàng nghìn năm nay, nhưng trước đây sản xuất đậu tương chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn. trước Cách mạng, diện tích đậu tương cả nước là 30.000 ha, năng suất 410kg/ha. Sau Cách mạng tháng tám và trong kháng chiến chống Mỹ, Nhà nước chú ý đẩy mạnh sản xuất đậu tương nhưng kết quả đạt được thấp. Diện tích năm 1967 là năm cao nhất trong thời kỳ này chỉ xấp xỉ diện tích năm 1939. Sau 1973 sản xuất đậu tương ở nước ta mới có bước phát triển đáng kể. Sản xuất nhằm 3 mục đích: Giải quyết vấn đề protein cho người và gia súc, xuất khẩu và cải tạo đất. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu gần đây, trên thế giới đều chứng minh rằng đậu tương có thể phát triển tốt trong điều kiện sinh thái nông nghiệp nhiệt đới và Việt Nam cũng là đất nước thích hợp cho sản xuất đậu tương. Tuy nhiên trên kết quả thực tiễn sản xuất của các năm qua có thể thấy những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất đậu tương trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm. Đú là sự biến động thất thường của thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm cao nên sâu bệnh nhiều làm cho năng suất đậu tương không ổn định, thấp, có khi thất thu (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996)[4].
Những năm gần đây diện tích trồng đậu tương tăng, tuy nhiên diện tích cây đậu tương mới chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích gieo trồng (khoảng 1,5 – 1,6%), do năng suất đậu tương bình quân của nước ta rất thấp, chỉ ở mức từ 9,5 – 11 tạ/ha (Phạm Văn Thiều, 2000)[17].
Bắc Ninh là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng diện tích: 822,71 km² (là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước), là tỉnh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, thuận lợi về giao thông, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Trong những năm gần đây nông nghiệp Bắc Ninh có nhiều bước phát triển cả trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản phát triển kéo theo nhu cầu về lượng lớn thức ăn cho vật nuôi, do đó cây đậu tương được tỉnh quan tâm mở rộng, đặc biệt là tăng diện tích cây đậu tương vụ đông. Tuy nhiên, việc trồng đậu tương ở đây hiệu quả còn thấp, năng suất đậu tương chưa cao do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự ảnh hưởng của sâu hại và nấm bệnh... Bệnh hại đậu tương đang là vấn đề được các cơ quan cũng như người trồng đậu tương quan tâm, chúng không những ảnh hưởng đến năng suất mà còn làm giảm chất lượng đậu tương.
Để góp phần nghiên cứu về các loài nấm hại đậu tương và biện pháp phòng chống tại tỉnh Bắc Ninh, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số bệnh nấm hại vùng rễ đậu tương vụ thu đông 2009, vụ xuân 2010 và biện pháp phòng chống ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nhằm tìm hiểu thành phần nấm bệnh hại đậu tương, nắm được một số bệnh nấm chính hại vùng rễ cây đậu tương tại huyện Tiên Du - Bắc Ninh, đồng thời khảo sát hiệu lực của chế phẩm nấm đối kháng trong phòng trừ một số nấm bệnh hại vùng rễ cây đậu tương.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Bắc Ninh và huyện Tiên Du
- Điều tra, thu thập, xác định thành phần nấm bệnh hại vùng rễ cây đậu tương trồng đại trà ĐT84 tại Tiên Du.
- Điều tra diễn biến một số bệnh hại vùng rễ cây đậu tương
- Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ gốc mốc trắng, và bệnh thối thân bằng nấm đối kháng Trichoderma viride.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
Theo Nguyễn Công Tạn (2006)[14], đậu tương là một trong 4 cây hạt cốc lớn nhất của thế giới, có lịch sử 5000 năm, hiện đang được trồng nhiều nhất ở 5 nước: Mỹ, Braxin, Achentia, Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên trong đú có các loài dịch hại. Dịch hại luôn tồn tại song song và có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chấp lượng nông sản. Dịch hại đậu tương có rất nhiều loài (côn trùng và các loài gây bệnh). Trên thế giới đã phất hiện ra trên 100 loại bệnh hại đậu tương, trong đó khoảng 35 bệnh gây hại có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Thiệt hại do bệnh hàng năm làm giảm sản lượng từ 10 – 15% (Lê Song Dự & Ngô Đức Dương, 1988)[8].
Nấm là một trọng những nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại cây trồng, có khoảng 100 nghìn loài nấm đó được miêu tả trong đú có trên 8000 loài là nguồn gây bệnh hại cây trồng, do đú có nhiều loài chưa được quan tâm, nghiên cứu. Nguồn nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng, trong đất, trong không khí, trong nước, trên quả, hạt hay trong các công cụ bảo quản bởi chúng sống không phụ thuộc vào ánh sáng, chúng có thể tồn tại và phát triển trong bóng tối giống như ngoài ánh sáng. (Lesster W. Burgess và cộng sự)[26].
Đậu tương có rất nhiều loài nấm gây hại, cả trong bảo quản hạt giống cũng như ngoài ruộng sản xuất. Trên đồng ruộng, nấm gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trương, phát triển của cây, từ khi hạt nảy mầm đến khi trưởng thành, ra hoa, quả và thu hoạch. Chúng gây hại trên các bộ phận thân, lá, rễ và quả như: Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia sonali, Colletotrichum truncatum, Fusarium oxyspo-rum, Fusarium solani, Cercospora kikuchii, Phakopspora pachyzhii... Chúng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng đậu tương. Trong các loài nấm hại đậu tương, nhóm nấm đất như: Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia sonali được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, chúng tồn tại trong đất, nước, không khí và trên tàn dư cây bệnh.
Trên hạt giống tồn tại nhiều loài nấm, trong đú có nhóm bệnh hại truyền qua hạt và nhóm bệnh hại không truyền qua hạt. Sự tồn tại của nấm bệnh trên hạt giống là cách để chúng tồn tại và lan truyền sang cây con, chỉ cần một tỷ lệ hạt nhiễm nhỏ cũng làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của cây con. Nguồn bệnh tồn tại trên hạt giống gồm nhiều loại bào tử nấm, sợi nấm tiềm sinh, keo vi khuẩn và các tinh thể vius. Nhóm bệnh này gồm bệnh gây đốm lá, thối hạt, thán thư, mốc sương, thối thân,... Trong các bệnh truyền qua hạt giống thì nhóm bệnh nấm hại hạt giống là chiếm đa số [27].
Theo Uma Singh và P.N. Thapliyal (1999)[63], trong những năm 1995 - 1997, ở Mato Grosso do Sul State, Brazil đó nghiên cứu về nấm hại hạt đậu tương, các loài nấm Aspergilluss flavus, R.solani, S.rolfsii và Marcrophomina phaseolina thường xuyên được phát hiện trên hạt giống và cây con đậu tương. Từ năm 1995 - 1996, ở vùng Tarai - Uttar Pradesh, Ấn Độ, khi tiến hành trong phòng thí nghiệm trên 5 giống đậu tương cho thấy tất cả các mần bệnh đều ảnh hưởng đến sự nảy mần và gây bệnh ở cây con.
Theo Ahmad, I.S và cộng sự (1999)[31], khi phân tích màu sắc của hạt cho thấy có sự khác nhau giữa hạt có triệu chứng bị bệnh và hạt không có triệu chứng bị bệnh, trên cơ sở đú có thể phân loại hạt theo sự biến đổi màu sắc hạt và trong tương lai có thể tự động hoá việc tuyển chọn hạt giống.
Nghiên cứu về các loài nấm bệnh hại vùng rễ cây đậu tương ngoài đồng ruộng được nhiều nhà khoa học quan tâm.
* Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn):
Bệnh lở cổ rễ trên đậu tương ngày càng phổ biến và gây hại nghiêm trọng tại các vùng sản xuất đậu tương. Bệnh xuất hiện trước và sau khi hạt nảy mần, bệnh có thể hại cả trên thân, lá, rễ và đó được nhiều vùng trồng đậu tương trên thế giới ghi nhận. Giai đoạn trước và sau nảy mần bệnh xuất hiện, khi gây hại nặng sẽ làm thiệt hại tới 50% diện tích và giảm 40% năng suất. Ở Brazil và Mỹ bệnh gây hại nặng làm giảm tới 42 - 48% năng suất [18].
Nấm có thể tồn tại và gây hại ở nhiều loại cây trồng khác nhau như: cây rau, màu, cây ăn quả, cây cảnh. Vài ngày sau khi hạt nảy mần, triệu chứng bệnh xuất hiện trên thân khi mần nhú lên mặt đất gây ra hiện tượng chết cây con, làm giảm mật độ trồng. Nấm bệnh còn có thể phát hiện trên các vết nứt gây hiện tượng thối thân ở cây con, vết bệnh có màu nâu đen hay đỏ nhạt phát triển bao quanh thân và làm cho cây bị chết, sự phát triển của bệnh phụ thuộc vào điều kiện đất đai và sự phá huỷ của độc tố nấm vào mô cây. Nấm bệnh còn gây ra hiện tượng làm bó mạch trong thân bị tắc hay chỗ vết bệnh trên thân lở loét, cuối cùng làm cho cây đổ và chết. Chúng gây hại ở tất cả các vụ trong năm, những cây bị nhiễm sống sót cho năng suất rất thấp.
Rhizoctonia solani có đặc tính thay đổi khi cấy trên môi trường nhân tạo, chúng gây hại từ khi cây mới mọc, ở những vùng đất ẩm ướt, nấm có thể gây hại kéo dài đến khi cây ra hoa, kết quả, nhiều khi các mẫu gây hại ở rễ nuôi cấy trên môi trường lại không gây hại trên lá. Nấm này được phân ra làm 13 nhóm phụ kéo dài từ nhóm GA1 đến GA9, thường thì gây hại nặng ở nhóm GA4, trong đú một số mẫu phân lập không ký sinh gây hại trên đậu tương như: GA1, GA2 - 4, GA3, GA5. Nấm Rhizoctonia solani phát triển trên môi trường PDA ở nhiệt độ 25 - 30oC và cũng có thể phát triển trên các môi trường khác nhau, sợi nấm có màu vàng trong suốt khi non, về già nó biến đổi từ trắng sang màu nâu nhạt, kích thước 4 - 12µm, sợi nấm đa bào, nhánh của sợi nấm khi non có điểm thắt lại nối với nhánh mẹ tạo thành một góc 45 - 90o, hạch nấm có màu nâu đến màu nâu đen tuỳ từng trường hợp vào tuổi cây, hạch nấm thường không hình thành ở các mẫu phân lập.


[hr:36ysky8e][/hr:36ysky8e]


2Ca5XPX51U74nUN

- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status