Vai trò của giáo dục gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách - pdf 16

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:

Khá nhiều người thuộc lớp đứng tuổi, lấy làm lo ngại trước sự sa sút nhân cách của một bộ phận ngày càng lớn trong các thế hệ đang lớn lên. Chúng ta chỉ mới dừng lại ở những hiện tượng mà chưa mấy ai đi sâu phân tích thực chất và nguyên nhân một cách có căn cứ vững chắc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng đáng ngại này, tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng, một trong những nguyên nhân chính không thể chối cãi bắt đầu từ vấn đề giáo dục gia đình. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó. Xã hội ngày càng phát triển, sự thay đổi về kiểu gia đình đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục gia đình, vô tình tạo nên rào cản lớn trong việc giáo dục nhân cách con trẻ. Sự sa sút nhân cách của thế hệ tương lai đã dần làm thay đổi bộ mặt xã hội theo hướng hạn chế. Do vậy, tui xin chọn đề tài: vai trò của giáo dục gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách làm đề tài nghiên cứu của mình.
II, Mục đích nghiên cứu
Có đi sâu nghiên cứu ta mới hiểu rõ bản chất của vấn đề từ đó tìm ra nguyên nhân, lỗ hổng lớn trong giáo dục gia đình với sự hình thành nhân cách của trẻ. Từ đó tìm cách khắc phục thực trạng suy giảm nhân cách ở một số bộ phận giới trẻ hiện nay.
III, Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm và vai trò của giáo dục gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Tìm ra ưu – nhược điểm, tích cực – hạn chế, những sai lầm và tìm ra cách giải quyết để khắc phục thực trạng đáng lo ngại đang xảy ra với một số bộ phận giới trẻ hiện nay.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa
- Nghiên cứu tài liệu qua internet.














NỘI DUNG
I, Cơ sở thực tiễn
Như chúng ta đã biết, gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình đều no ấm, hạnh phúc thì xã hội sẽ giàu mạnh, văn minh. Với xã hội phương Đông truyền thống thì gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Ba yếu tố: Nhà-Làng-Nước có mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau. Truyền thống gia đình, dòng tộc là niềm tự hào mà các thế hệ con cháu gắng công gìn giữ, vun đắp từ đời này sang đời khác. Không gia đình con người rất khó trưởng thành theo đúng nghĩa một con người. Những đứa trẻ sớm mồ côi, bị ném vào xã hội, thì “chúng là cái mồi rất tốt cho những tật xấu thói hư” (Nhớ nghĩ chiều hôm – Hồi ký của giáo sư Đào Duy Anh. NXB Văn nghệ TP HCM. 2003). Và nếu như sinh ra, lập tức đã không có gia đình, không có người MẸ cho bú mớm, ôm ấp vỗ về… , con người đó sống làm sao và hiểu sao được tình mẫu tử và lẽ sống ở đời?. Nhà phân tâm học D. Winnicott nói: “một trẻ sơ sinh – con người ấy không tồn tại”. Còn Gerard Poussin, giáo sư tâm lý học, người Pháp thì viết: “Con người không tự mình sáng tạo ra cũng không tự mình tạo dựng được cuộc sống”. Từ đó ta có thể hiểu được tầm quan trọng của của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của một nhân cách – một con người
1, Ý nghĩa của giáo dục gia đình:
Trước hết ta phải hiểu: giáo dục gia đình ở đây được hiểu là toàn bộ những tác động của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người, trước hết của lớp trẻ. Gia đình là thể chế xã hội đầu tiên góp phần quyết định vào sự hình thành nhân cách trẻ em, hay nói đúng hơn, vào sự hình thành cấu trúc nhân cách. Các nhà tâm lý học lớn của thế kỷ này (Piaget, Mead, Moreno, Linton, Vygotsky, Leontiev... và chắc chắn là không thể bỏ qua Freud) đã chứng minh khá vững chắc điều đó. Ở phương Đông, dù không chứng minh theo lối thực chứng, các nhà hiền triết cũng đặc biệt nhấn mạnh tới sự hình thành nhân cách từ thuở ấu thơ, thậm chí từ khi còn nằm trong bào thai (thai giáo).
Ở đây, xin nhấn mạnh rằng: không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó. Giáo dục gia đình là vô cùng quan trọng, nó có sự ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của những “công dân tương lai”, chính gia đình sẽ dạy cho các em tình yêu lao động, sự say mê học tập, sáng tạo, một bản lĩnh sống tự lập và tấm lòng nhân ái, đó là việc làm vô cùng khó khăn, một khoa học mà cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Những mối liên hệ của trẻ em với môi trường nguyên thuỷ này, đặc biệt với bố và mẹ, quyết định cách ứng xử, nhất là về mặt tình cảm, mà chúng sẽ trải qua sau này trong những mối liên hệ với các cá nhân khác. Một mối liên hệ tốt với bố mẹ, nhất là với mẹ, nếu được coi là "tốt”, sẽ đem lại cho chúng sự phấn chấn, tin cậy, lòng biết ơn và lòng hào hiệp sau này. Và nếu như mối liên hệ ấy bị trẻ coi là "xấu” thì sẽ đem lại cho chúng nỗi lo sợ mất đi cái gì đang có, sự bất an, sự ganh tức, sự nghi ngờ, thậm chí cả sự co mình lại kiểu tinh thần phân lập. Giáo dục gia đình có những mặt mạnh, tích cực là mang tính cảm xúc cao, gắn bó với quan hệ ruột thịt, máu mủ nên có khả năng cảm hóa rất lớn. Giáo dục gia đình cũng mang tính cá biệt rõ rệt trên cơ sở huyết thống, yêu thương sâu sắc, lâu dài bền vững và cũng rất linh hoạt, thiết thực trên cơ sở nhu cầu hứng thú cá nhân. Mặc dù vậy, giáo dục gia đình không thể thay thế hoàn toàn giáo dục của nhà trường.
2, Những đảo lộn từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại và hệ quả của nó
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều sự thay đổi lớn, đặc biệt là sự đảo lộn từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, và điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền giáo dục gia đình. Quy mô gia đình nhỏ - ít thế hệ, ít nhân khẩu ngày càng phổ biến, tạo nên nếp sống năng động, linh hoạt so với gia đình truyền thống đông người nhiều thế hệ sống chung với nhau trong một mái nhà. Nền sản xuất công nghiệp làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình ngày càng lỏng lẻo. Các thành viên trong gia đình có những mối quan hệ đối với nhau khác trước: tính độc lập của người vợ và cả của con cái tăng lên, các quan hệ hôn nhân dựa trên cơ sở tự nguyện hơn là bị áp đặt, không khí "dân chủ” và "bình đẳng" trong gia đình hình thành. Các thành viên gia đình dần dần tham gia hoạt động sản xuất xã hội ở bên ngoài khuôn khổ gia đình và chính sự "mở cửa" ấy đã đem lại một sự xáo trộn về quan hệ gia đình không thể tránh khỏi. "Tầm với" của con người trở nên rộng lớn hơn, chức năng xã hội hoá của gia đình dường như bị thu hẹp (chủ yếu ở tuổi ấu thơ và niên thiếu). Các thể chế xã hội khác gọi là các thể chế thứ sinh (institutions secondaires)- như trường học, nơi làm việc, nơi giao dịch... ngày càng chiếm một vai trò quan trọng hơn.
Nói chung, về mặt văn hoá và nghề nghiệp, gia đình không còn giữ vai trò chủ yếu trong quá trình xã hội hoá ở những lứa tuổi vị thành niên như trước. Nhiều bố mẹ không đủ sức "rèn cặp" con cái. Uy tín của bố mẹ bị uy tín của trường học và nơi làm việc "cạnh tranh", vì đó là những nơi bảo đảm cho sự tiến thân của mỗi người nhiều hơn. Đặc biệt đáng chú ý là trong môi trường đô thị, nhất là các đô thị lớn, ít ai biết ai (gọi là trạng thái "vô danh" - anonymat), sự kiểm soát của gia đình đối với con cái bị buông lỏng… Do vậy mà các tư tưởng lệch lạc, các nguy cơ tệ nạn xã hội có cơ hội tiếp xúc và dần ăn mòn ý thức của con trẻ, làm ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách một cách mạnh mẽ.


VnEpna0Xy0F6cR6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status