Định kiến trong cái nhìn của giới sinh viên - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Định kiến trong cái nhìn của giới sinh viên



Sinh viên Hà Nội vốn nổi tiếng với khoa ăn nói. Điều đó được thể hiện khá rõ ràng thông qua số người trả lời câu hỏi. Có 53% sinh viên ngoại tỉnh cho rằng sinh viên Hà Nội ăn nói sắc sảo. Điều này không chỉ thể hiện trong các cuộc tranh luận chính thức trên giảng đường mà còn được thể hiện khá rõ nét trong các cuộc tranh luận giữa bạn bè với nhau. Sinh viên đặc biệt là con gái Hà Nội thường được nhắc đến như những người có khả năng ăn nói rất tốt mà thường được nói là “nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong”.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

toàn của nông thôn đã giúp cho sinh viên Hà Nội có hướng phấn đấu trong tương lai cũng như khả năng thích ứng và năng động trọng cuộc sống.
Nhưng khi được hỏi là liệu sinh viên Hà Nội có phải là những người quán triệt theo tư tưởng của Đảng không thì có đến 32% trả lời là không quán triệt, 53.1% phân vân chỉ có 14.3% đồng ý. Điều này có vẻ rất đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là trái tim của cả nước, là nơi đặt bộ máy nhà nước, chính phủ, là nơi đặt quốc hội. Hà Nội đã từng oanh liệt với chiến công đã đi vào lịch sử và đi vào điện ảnh “Hà Nội 90 ngày đêm” người dân sẵn sàng phá nhà, bỏ đồ đạc ra để cản phá quân thù mà giờ đây số người cho rằng sinh viên Hà Nội quán triệt theo đường lối tư tưởng của Đảng chỉ là 14.3% một con số quả là ít ỏi. Phải chăng chính sách mở cửa và thời đại kinh tế thị trường đã khiến cho một số bộ phận người dân Hà Nội không còn quán triệt như trước. Điều này quả thật là khó xét đoán. Nhưng phải chăng các sinh viên ngoại tỉnh đã hơi quá khắt khe khi cho rằng sinh viên Hà Nội không quán triệt đường lối của Đảng. Nhịp sống nhanh, vội, vòng xoáy của thời đại kinh tế thị trường phải chăng đã cuấn con người ta vào trong đó khiến họ đánh mất mình. Hay cuộc sống vật chất ở thành phố cao, tiếp xúc với văn minh phương Tây nhanh đã khiến sinh viên Hà Nội đã mất đi một vài phẩm chất trong con mắt của các bạn sinh viên ngoại tỉnh. Ở đây ý kiến của sinh viên trường Nhân Văn và trường Tự nhiên là khá gần nhau, 30,5% sinh viên Nhân văn và 34% sinh viên tự nhiên cho rằng sinh viên Hà Nội không quán triệt. Đây là thực tế hay chỉ là nhận xét phiến diện của các sinh viên ngoại tỉnh? Xét trên thực tế thì không hẳn là sinh viên Hà Nội không quán triệt theo đường lối tư tưởng của Đảng nhưng nếu giữa sinh viên Hà Nội và sinh viên ngoại tỉnh thì có lẽ là sinh viên ngoại tỉnh quán triệt hơn. Có lẽ do cuộc sống nhiều khi sinh viên Hà Nội sống hơi đòi hỏi, hơi ích kỷ và họ nghĩ đến bản thân họ hơi nhiều. Đồng thời do tính tự tin của sinh viên Hà Nội hơi cao quá cho nên nhiều khi họ thích nhìn nhận và phán xét vấn đề theo nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, không thể vì thế mà họ không quán triệt. Như khi được yêu cầu phải đội mũ bảo hiểm trong thành phố người dân không chấp nhận với lý do đường Hà Nội vừa chật, nhỏ lại hay tắc đường, xe cộ đi lại thì chậm nên nếu đội mũ bảo hiểm thì không thể chịu được. Nhưng với việc đội mũ bảo hiểm khi đi đường trường thì họ hoàn toàn chấp nhận. Như vậy không thể nói là sinh viên Hà Nội không quán triệt đường lối của Đảng vì trong số những người được cử đi học cảm tình Đảng không thiếu những người là sinh viên Hà Nội cũng nhưng trong số Đảng viên được bầu khi còn là sinh viên cũng không ít người là sinh viên Hà Nội.Nhưng nếu nói rằng sinh viên Hà Nội thờ ơ với Đảng hơn sinh viên ngoại tỉnh thì cũng đúng vì sinh viên Hà Nội hầu hết sống trong những diều kiện khá thuận lợi so với các bạn khác lại không quen vất vả nên không thể có được những phẩm chất ở một người đảng viên như sinh viên ngoại tỉnh.
Khi được hỏi là nếu trong hai người có cùng năng lực như nhau ai là người để bạn tin tưởng để bầu vào Đảng thì có đến 60.3% chọn sinh viên ngoại tỉnh, 13.2% chon sinh viên Hà Nội còn lại là chọn cả hai hay tuỳ vào nhiệt tình của từng người. Những bạn sinh viên Hà Nội cho rằng sinh viên Hà Nội được tiếp nhận hệ thống pháp luật sớm hơn nên có thể sẽ tốt hơn khi vào Đảng. Còn những người chọn sinh viên ngoại tỉnh thì cho rằng để được vào Đảng các bạn sinh viên ngoại tỉnh đã phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn so với các bạn sinh viên Hà Nội nên cần lựa chọn những người ít cơ hội hơn. Ngoài ra có một số người nói là sinh viên Hà Nội không có được những phẩm chất mà đảng viên cần có như nhiệt tình, thực tế, dễ hoà đồng. Nếu đảng viên là sinh viên ngoại tỉnh thì sẽ dễ dàng gần gũi với quần chúng hơn. Ở câu này thì phương án trả lời khá là thống nhất giữa nam và nữ, giữa trường Tự nhiên và trường Nhân văn (50% - 57.1% và 62.3 - 56%). Liệu đây có thể gọi là phân biệt đối xử được không? Theo tui thì không bởi vì nếu giữa hai người có cùng năng lực, cùng khả năng như nhau thì việc ưu tiên hơn với người phải nỗ lực hơn, phấn đấu hơn để đạt được kết quả đó là điều hoàn toàn bình thường. Việc một người phải bỏ nhiều công sức hơn, khó khăn hơn để đạt được tới cùng một kết quả thì kết quả đấy phải được tôn trọng và coi trọng hơn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Người Việt Nam là những người coi trọng tình cảm, tôn trọng con người biết yêu thương và đoàn kết phấn đấu như vậy việc lựa chọn như trên là hoàn toàn có thể lí giải được. Những người lựa chọn cả hai hay không lựa chọn phương án nào lại có một cách lý giải khác là cần căn cứ trên những tiêu chuẩn để bình chọn đảng viên, không nên bình chọn đảng viên dựa trên cảm tính. Điều này cũng rất đúng tuy nhiên nếu chọn một đảng viên không những làm được việc mà còn có được sự đồng tình ủng hộ của nhiều người thì đó là một điều rất tốt.
Tuy vậy khi được hỏi là giữa những người có cùng năng lực như nhau thì ai là người bạn sẽ lựa chọn vào ban cán sự lớp thì có đến 32.9% sinh viên ngoại tỉnh tin tưởng bầu sinh viên Hà Nội 26.3% bầu sinh viên ngoại tỉnh và 18.6% bầu cho sinh viên cùng quê. Vây điều gì đã dẫn đến sự khác biệt khi bầu chọn sinh viên vào Đảng và sinh viên vào ban cán sự lớp. Những người bầu cho sinh viên ngoại tỉnh và sinh viên cùng quê cho rằng trong các lớp hầu hết là sinh viên ngoại tỉnh, sinh viên Hà Nội chỉ chiếm một số rất ít nên nếu chọn sinh viên ngoại tỉnh thì sẽ dễ dàng thông cảm và quan tâm đến nhau hơn. các bạn cho rằng ban cán sự lớp ngoài năng lực thì còn phải biết chia sẻ với các bạn. Ngoài ra có ý kiến cho rằng trong cùng một điều kiện một môi trường sinh viên ngoại tỉnh sẽ thành công hơn so với sinh viên Hà Nội. Còn những bạn chọn sinh viên Hà Nội vào ban cán sự thì lại cho rằng sinh viên Hà Nội tiện lợi hơn về phương tiện đi lại, phương tiện liên lạc lại thông hiểu về cuộc sống Hà Nội nên các bạn có thể làm tốt nhiệm vụ của mình cũng như có nhiều hiểu biết và dễ ứng phó với các tình huống và có thể giúp đỡ các thành viên trong lớp. Ở đây hầu như đã có sự khác biệt trong phương án lựa chọn giữa các sinh viên nam và nữ, các sinh viên trường ĐHKHTN và ĐHKHXH. Số sinh viên nữ và sinh viên trường xã hội bầu chọn sinh viên Hà Nội vào ban cán sự lớn hơn số sinh viên nam và sinh viên ĐHKHTN vào ban cán sự (43.5% và 43.1% so với 35.6% và 35.4%). Tuy nhiên sự chênh lệch ở đây không nhiều vì dù chọn sinh viên ngoại tỉnh hay sinh viên Hà Nội các bạn cũng đều xuất phát từ mong muốn có một tập thể tốt, một ban lãnh đạo đủ năng lực và phẩm chất cần thiết hay là phải biết quan tâm đến các thành viên trong lớp. Ngoài ra nếu so sánh giữa sinh viên thường xuyên liên hệ, hiếm khi liên hệ hay không bao giờ li...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status