Quy tắc nhập liệu trong văn bản - pdf 17

Download miễn phí Quy tắc nhập liệu trong văn bản



Nhận định
Chuẩn hoá tiếng Việt nói chung và chuẩn hoá cách dùng tiếng nước ngoài trong tiếng Việt nói riêng là vấn đề lớn mang tầm quốc gia, phải cân nhắc nhiều yếu tố lợi ích cả về xã hội lẫn về khoa học và ngôn ngữ.
Xét riêng ở các nhà nghiên cứu khoa học, thay mặt của những thành phần ưu tú nhất trong xã hội, có
tiếp xúc thường xuyên với con người và thông tin khoa học trên khắp thế giới:
 quan điểm "Việt hoá triệt để" tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài (khác tiếng Hán) bằng
cách phiên theo âm đọc là không phù hợp với trình độ phát triển của khoa học cũng như đời
sống xã hội;



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iệu. Tham khảo các sách, báo khác nhau thì có một số quy tắc gần như
thống nhất, nhưng có rất nhiều chi tiết mà mỗi nơi dùng theo một kiểu. Trong thời gian chờ đợi sự
thống nhất "trong mơ" đó, chúng tui cố gắng thống kê lại những quy tắc được đánh giá là phổ biến nhất
và hợp lí nhất với môi trường ngôn ngữ Việt Nam, có đối chiếu với các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế
thông dụng.
Quy tắc nhập liệu cũng giống như toàn bộ các vấn đề ngữ pháp, chính tả tiếng Việt, cho đến nay vẫn
còn được tranh luận và chưa có dấu hiệu ngã ngũ. Việc này nói chung là nằm ngoài phạm vi của giáo
trình, và chúng tui cũng không có đủ trình độ và quyền hạn để lạm bàn. Tuy nhiên, đánh giá ở góc độ
khách quan, mỗi nhà nghiên cứu khi sử dụng tiếng Việt cần cố gắng tối đa để giữ được sự thống nhất về
các quy tắc ngôn ngữ căn bản. Trong bối cảnh khoa học, kĩ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ như
hiện nay, và trong tình hình tiếng Việt chưa có được vị trí tương xứng trong nhà trường, lại nhiều khi bị
sử dụng trên báo chí, trên truyền hình và trên Mạng một cách tuỳ tiện đến mức trở nên méo mó và dị
dạng, mỗi người Việt Nam, mỗi nhà khoa học, mỗi cơ quan, tổ chức,... cần có một thái độ đúng đắn để
giúp tiếng Việt giữ được linh hồn của nó và phát triển ngày càng giàu đẹp, hay ít nhất là không làm
cho nó lộn xộn và xấu đi. Gần 50 năm trước, Louis De Broglie đã đặt ra những vấn đề của tiếng Pháp
khoa học, mà tình hình hiện nay ở Việt Nam chúng ta hầu như là một bản sao:
chắc chắn rằng trong thời đại của chúng ta, hơn bất cứ thời đại nào khác, ngôn ngữ phải
phát triển và phải nhanh chóng được làm giàu bằng các từ mới cho phép diễn tả được sự
tiến triển nhanh chóng của tri thức và khả năng hành động của chúng ta: mọi thái độ
"trong sáng chủ nghĩa" cực đoan chống lại hệ quả tất yếu của sự tiến bộ văn minh này
chỉ có thể đi đến chỗ vỡ nát trước sức mạnh của một dòng chảy không thể quay ngược, và
sự từ chối những cố gắng uốn nắn dòng chảy đó chỉ dẫn đến một kết cục tệ hại hơn là tốt
đẹp.
Theo ông, ngôn ngữ phải "biến đổi và phát triển hàng ngày" để "diễn tả những khái niệm mà
nó du nhập, những hiện tượng mà nó khám phá, những công cụ mà nó phát minh", nhưng điều
đó "phải diễn ra một cách hợp lí, giữ được tính tự chủ cũng như bảo lưu được nguồn gốc
và linh hồn của ngôn ngữ." Và bài học nửa thế kỉ trước từ một nước phương Tây cho đến nay vẫn
đáng được suy ngẫm cho sự phát triển của tương lai tiếng Việt nói chung và tiếng Việt khoa học nói
riêng.
Ngữ pháp và chính tả
Vấn đề rèn luyện ngữ pháp tiếng Việt nằm ngoài phạm vi của giáo trình này. Xin tìm đọc các sách
hướng dẫn khắc phục lỗi ngữ pháp do các chuyên gia biên soạn. Ví dụ: "Cao Xuân Hạo, Lý Tùng
Hiếu, Nguyễn Kiên Trường, Võ Xuân Trang, Trần Thị Tuyết Mai. 2005. Lỗi ngữ pháp và cách khắc
phục. Ấn bản thứ hai. Lý Tùng Hiếu hiệu đính. TP. Hồ Chí Minh: Khoa học Xã hội. 318 tr." Về vấn đề lỗi
chính tả cũng tương tự, có thể tìm đọc các sách chuyên về ngôn ngữ. Ở đây chúng tui gợi ra hai vấn đề
chính là cách viết "I" hay "Y" ở cuối từ và cách đặt dấu thanh tiếng Việt.
 Viết "I" hay "Y"?
o Nhất loạt viết khuôn vần /-i/ bằng I (trừ tên riêng và từ mượn tiếng nước ngoài) trong
các âm tiết H-, K-, L-, M-, T-:
 nhất loạt viết HI, KI, LI, MI, TI, giống như viết BI, CHI, DI, v.v.;
 không nên viết HY, KY, LY, MY, TY, cũng như không ai viết BI thành BY, CHI thành
CHY, v.v.).
o Nhất loạt viết khuôn vần /-wi/ (u ngắn) bằng UY:
 nhất loạt viết QUY, giống như viết HUY, NGUY, TUY, v.v.;
 không nên viết QUI, cũng như không ai viết NGUY thành NGUI, HUY thành HUI,
v.v.);
 phân biệt với "-ui" như HUI - HUY, LUI - LUY, TUI - TUY,...;
 thống nhất với "-uy-": HUY # HUYNH, LUY # LUYÊN, QUY # QUYT,...
o Khi "I" đứng một mình làm thành một từ (hay một âm tiết), thì:
 nếu là từ Hán-Việt, nên viết "Y", chắng hạn viết Y KHOA, Ỷ THẾ, Ý KIẾN, ..., không
viết I KHOA, Í KIẾN...;
 nếu là từ thuần Việt, nên viết "I", chẳng hạn viết Ỉ EO, Í ỚI..., không viêt Ỷ EO, Ý
ỚI...
 Dấu thanh đặt ở đâu?
o Dấu chỉ ghi trên/dưới nguyên âm, không ghi trên hay dưới phụ âm:
 viết đúng: kĩ, vị, định,...;
 viết sai: ki~, vi., đị.nh,...
o Dấu chỉ ghi/hay dưới âm chính, không ghi trên hay dưới âm đệm:
 viết đúng: hoà, thuý, quỵ, khoẻ,...;
 viết sai: hòa, thúy, qụy, khỏe,...
o Dấu không ghi trên âm cuối:
 viết đúng: níu, báo, cúi, dạy,...;
 viết sai: niú, baó, cuí, daỵ,...
o Nguyên âm đôi: dấu viết trên/dưới nguyên âm thứ nhất nếu nguyên âm đôi ở cuối từ,
trên/dưới nguyên âm thứ hai nếu ở giữa từ:
 viết đúng: kìa, tủa, lửa,...; chiều, tuột, thước,...;
 viết sai: kià, tuả, lưả,...; chìêu, tụôt, thứơc,....
o Về vấn đề này, chỉ cần chọn thiết lập phù hợp trên bộ gõ tiếng Việt Unikey là có thể khắc
phục được hầu hết các lỗi.
Viết hoa
Nhân danh
 Tên của người Việt Nam hay tên người nước ngoài đã phiên theo âm Hán Việt (kể cả
danh hiệu, bút danh): viết hoa tất cả các chữ cái đầu âm tiết, không có dấu gạch nối giữa các
âm tiết.
o Ví dụ: Nguyễn Du, Tố Hữu, Huỳnh Thúc Kháng, Hàm Nghi, Tương Lai, Lê Đăng Doanh,...
 Các danh từ riêng (địa danh, hiệu danh, nhân danh) kết hợp với nhân danh: viết hoa tất
cả các chữ cái đầu âm tiết.
o Ví dụ: Nguyên Vina Cap, Chinh Olympia, Dũng Phan (Rang), Dũng (Nguyễn Trọng)
Giáp,DVD Xuân Hùng …..
 Các danh từ chỉ quan hệ, danh từ xưng hô, danh từ chung kết hợp với nhân danh:
o viết hoa chữ cái đầu danh từ quan hệ hay danh từ xưng hô khi tỏ ý tôn kính: Bà Triệu,
Thánh Gióng, Bác Hồ, Cụ Phan,...;
o viết hoa yếu tố đầu khi danh từ và nhân danh kết hợp chặt chẽ trở thành tên gọi thông
tục hay biệt hiệu: Đồ Chiểu, Tú Xương, Thủ khoa Huân, Đề Thám, Bạch Vân Cư sĩ, Hồ
Chủ tịch, Mười Cúc, Bảy Viễn,...
o không viết hoa các danh từ chỉ quan hệ, danh từ xưng hô hay biệt danh bình thường: ông
Phan Thanh Giản, bà Tôn Nữ Thị Ninh, thầy Ba Cầu Bông, cô Ba chữ kí, Sơn "công chúa",
Thành "gà tre", Hiệp “gà” , Hoàng “bò”…..
 Tên người nước ngoài không phiên theo âm Hán Việt: xem phần thuật ngữ và tên riêng
tiếng nước ngoài
Địa danh
 Tên đất Việt Nam hay tên đất nước ngoài đã phiên theo âm Hán Việt: viết hoa tất cả các
chữ cái đầu âm tiết, không có dấu gạch nối.
o Ví dụ: Nam Bộ, Trường Sơn, Nha Trang, Bắc Kinh, Ba Lan, Địa Trung Hải,...
 Các danh từ chung chỉ đối tượng địa hình (danh pháp):
o bình thường không viết hoa danh pháp: sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, khu vực Đông
Nam Á, châu Âu, phương Nam, tỉnh Bình Thuận, quận Ba Đình, thành phố Đà Lạt,...;
o chỉ viết hoa nếu danh pháp kết hợp chặt chẽ, trở thành yếu tố không tách rời được của
địa danh: Vàm Cỏ Đông, Bản Keo, Cửa Lò, Vũng Tàu, Biển Hồ, Trường Giang, Hồng Hà,
Hắc Hải, Thái Bình Dương...
 Các từ chỉ phương hướng: đông, tây, nam, bắc, thượng, hạ, nội, ngoại, trung, cận, viễn,...
o viết hoa...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status