Ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam 5 năm gần đây (2005-2010) - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam 5 năm gần đây (2005-2010)



Mức độ ô nhiễm không khí ở Hồng Kông đã tăng cao kỷ lục, với Cơ quan bảo vệ môi trường cảnh báo màn “mây khói độc” bao phủ thành phố là một hiểm họa đối với dân chúng.
Chính quyền Hồng Kông cho hay chỉ số ô nhiễm không khí (API) hiện nay đã tăng gấp đôi và dân chúng được khuyên ở trong nhà hay tránh tiếp xúc lâu với những khu vực đông xe cộ. Chỉ số API hiện nay đang ở mức cao kỷ lục”, người phát ngôn của cơ quan Bảo vệ môi trường cho hay.
Đường chân trời cùng vịnh nổi tiếng của Hồng Kông thường xuyên bị phủ trong màn sương mờ khói bụi, được cho là thảm họa đối với sức khỏe của dân chúng và khiến một số người tránh xa khỏi trung tâm tài chính quốc tế này.
Tháng 7/2008, cơ quan môi trường thành phố đo được mức ô nhiễm không khí là 202, thấp hơn nhiều so với con số kỷ lục 413 hiện nay ở một nhà ga ven đường.
Dựa trên chỉ số API, những người có vấn đề về tim mạch và hô hấp được khuyên ở trong nhà, khi chỉ số xuống còn hơn 100. Công chúng được khuyên ở trong nhà, tránh tiếp xúc lâu với khu vực nhiều xe cộ, khu vực có chỉ số API hơn 200.
Một nghiên cứu của cơ quan phân tích Civic Exchange (Trao đổi đô thị) vào năm ngoái cho hay khí thải trên đường phố của chính Hồng Kông là nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí ở thành phố đông đúc, 7 triệu dân này.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hành phố được mệnh danh là "đô thị màu nhọ nồi" thuộc tỉnh Sơn Tây, trung tâm của ngành khai thác than đá tại Trung Quốc. Hàng nghìn mỏ than, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, xuất hiện nhan nhản trên những ngọn đồi quanh thành phố nên bầu không khí nơi đây luôn dày đặc khói và muội đen do hoạt động sử dụng than gây ra.
Tại Lâm Phần, bạn không thể phơi quần áo ngoài trời vì nó sẽ biến thành màu muội than trước khi khô. Cục bảo vệ môi trường Trung Quốc thừa nhận Lâm Phần có chất lượng không khí thấp nhất cả nước.
* London (Anh) đứng đầu châu Âu về ô nhiễm không khí
London đã trở thành thủ đô ô nhiễm nhất châu Âu, và Anh có thể sẽ phải chịu án phạt của Liên minh châu Âu (EU) do mức độ ô nhiễm không khí đạt mức nguy hiểm, vượt mức quy định của EU. Kỷ lục "thành phố ô nhiễm nhất châu Âu" được thiết lập sau khi thiết bị kiểm soát chất lượng không khí cho thấy số ngày có mức độ ô nhiễm không khí tại thủ đô London chạm mức nguy hiểm đã lên tới con số 36 ngày kể từ đầu năm nay.
Theo quy định của EU, trong một năm, Anh chỉ được phép có tối đa 35 ngày khi chất lượng không khí "được phép" ở mức độ "nguy hiểm."
Việc phá vỡ quy định của EU chỉ trong nửa năm là điều rất đáng lo ngại đối với chính phủ Anh, bởi nước này vừa nhận thông báo cuối cùng từ Ủy ban châu Âu cách đây ba tuần về việc phải cải thiện chất lượng không khí.
Một nghiên cứu khác do Thị trưởng London Boris Johnson chủ trì cũng cho thấy chất lượng không khí tồi tệ là nguyên nhân dẫn tới cái chết của 4.300 người tại London, gây thiệt hại khoảng 2 tỷ bảng mỗi năm.
* Ulan Bator (Mông cổ)
Mông cổ nổi danh là miền đất của Bầu Trời Xanh. Thế nhưng, trong những tháng mùa đông, thủ đô Ulan Bator thường bao phủ với bầu trời dày đặc khói.
Ảnh 3: Bầu trời Ulan Bator nhiều khi
khói phủ đặc tới vài giờ đồng hồ
nguồn: internet
Mông Cổ là một trong những quốc gia có dân cư thưa thớt nhất trên thế giới, với chừng 2,6 triệu dân. Tuy nhiên, quốc gia này đang ngày càng trở nên đô thị hoá. Theo Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc, 60% người dân sống tại các vùng thành thị, trong đó có chừng một phần ba tụ về thủ đô Ulan Bator.
Thành phố nằm trong một thung lũng lọt giữa những đỉnh núi. Do vậy, những đám mây khói đen đặc thường bị kẹt phía trên thành phố trong hàng giờ đồng hồ. Ở một số nơi, khói phủ khiến người ta không còn nhìn thấy các toà nhà. Các hãng hàng không hoạt động ở Ulan Bator thường đổ lỗi cho tầm nhìn kém khi huỷ hay hoãn các chuyến bay quốc tế. Khói khiến người ta khó thở và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân Ulan Bator.
Giám đốc trung tâm nghiên cứu sức khoẻ môi trường tại Ulan Bator, tiến sỹ N Saijaa nói: "Tỷ lệ tử vong đang tăng lên, sức khoẻ người dân kém đi, các bệnh dịch về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi và ung thư phổi thì tăng lên."
* Moscow khói bụi mịt mờ
Tại Kremlin và Nhà thờ St. Basil, đường chân trời đã biến mất do màn khói bụi dày đặc và độc hại bao trùm khắp thủ đô Moscow, khiến rất nhiều trong số 10 triệu cư dân của thành phố này bị đau mắt, rát họng.
Ảnh 4: Người dân đi bộ tại trung tâm Moscow trong làn khói dày đặc.
(Ảnh: Reuters)
Hôm 6/8/2010, Tổng thống Dmitry Medvedev cùng các quan chức y tế Nga đã tới thăm một trạm cứu thương Moscow. Ông được báo cáo rằng số lượng các cuộc gọi khẩn cấp trong thời gian gần đây tăng 10%, liên quan tới nắng nóng và khói mù. Khói bụi từ hàng trăm đám cháy rừng đã khiến cho lượng carbon monoxide ở Moscow tăng gấp 5 lần mức được đánh giá là an toàn, theo Bộ Y tế Nga. Người dân thành phố được khuyến khích ở yên trong nhà.
Trả lời phỏng vấn báo RIA Novosti, các quan chức y tế so sánh mức độ ô nhiễm không khí hiện nay tương đương với hút vài bao thuốc mỗi ngày. Một số chuyến bay tới Moscow phải chuyển hướng do tầm nhìn kém.
Percy von Lipinski, một khách du lịch ở Nga, miêu tả mặt trời trông “chỉ như trái cam nhỏ xíu đang cố gắng thắp sáng bầu trời”.
4.2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở một số đô thị tại Viêt Nam
Theo số liệu điều tra của Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng), cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí xảy ra tại hầu hết các đô thị trong vùng và các tuyến quốc lộ, những nơi có mật độ xây dựng và giao thông cao ở Việt Nam.
* Hiện trạng chất lượng không khí tại một số đô thị loại I
Các đô thị loại I được lựa chọn phân tích trong báo cáo này bao gồm Tp. Hải Phòng, Tp. Huế và Tp. Đà Nẵng. Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí tại các đô thị nêu trên đã bắt đầu bị ô nhiễm, tuy nhiên, mức độ ô nhiễm không cao như tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Các thông số CO, NO2, SO2, Pb nhìn chung đều nằm trong giới hạn TCVN. Tuy nhiên, bụi tổng số và tiếng ồn tại hầu hết các điểm quan trắc ở cả 3 thành phố đều xấp xỉ hay lớn hơn TCVN.
* Hiện trạng chất lượng không khí tại một số đô thị loại II
Các đô thị loại II được lựa chọn phân tích trong phần này bao gồm Thái Nguyên, Hạ Long, Việt Trì, Biên Hoà, Nha Trang (các đô thị loại II). Chất lượng môi trường không khí của các đô thị này đều có dấu hiệu ô nhiễm ở những mức độ khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Đặc trưng nhất là vấn đề ô nhiễm bụi. Các thành phần khí độc hại khác như CO, NO2, SO2 mặc dù vẫn trong giới hạn cho phép nhưng cũng đã có những dấu hiệu ô nhiễm cục bộ.
4.2.1. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Những kết quả quan trắc đáng tin cậy nhất thời gian gần đây (2007) tại trạm khí tượng Láng Hạ (Hà Nội) do Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Đồng bằng Bắc Bộ thực hiện cho thấy, trung bình trong một mét khối không khí ở Hà Nội có: 80 µg (mi-crô gram) bụi khí PM10, vượt tiêu chuẩn quy định 50 µg/m3; bụi khí SO2 cũng vượt tiêu chuẩn châu Âu 20 µg/m3; nồng độ bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2,5lần.
+ Ô nhiễm bụi: Tại khu vực nội thành, chất lượng môi trường không khí có biểu hiện suy thoái. Số liệu quan trắc qua các năm ghi nhận: Nồng độ bụi tăng rõ rệt và đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Khảo sát tại một số tuyến đường lớn như Giải Phóng, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật và Phạm Văn Đồng cho thấy, người đi xe máy chịu tác động ô nhiễm không khí nhiều nhất. Nồng độ bụi đối với người đi phương tiện này là: 580 (µg/m3), người đi bộ: 495 (µg/m3), ôtô con 408 (µg/m3), xe buýt: 262 (µg/m3). Nồng độ CO đối với người đi xe máy là: 18,6 (ppm), đi bộ: 8,5 (ppm); ôtô con 18,5 (ppm), xe buýt 11,5(ppm). Đặc biệt, tại các nút giao thông, nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-2,5 lần, điển hình là Ngã tư Kim Liên đường Giải Phóng, nồng độ bụi cao hơn 2-3 lần so với tiêu chuẩn cho phép 0,2 mg/m3.
Kết quả quan trắc môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp cũng cho thấy:  Nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các khu vực đều có xu hướng gia tăng liên tục, vượt quá chỉ tiêu cho phép 2,5-4,5 lần. Trong đó, gia tăng đặc biệt mạnh là các khu vực: Từ Liêm, Văn Điển, Pháp Vân và Mai Động. ô nhiễm không khí ở Hà Nội ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status