Một số đề xuất đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm thực thi có hiệu quả Luật Cạnh tranh - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Một số đề xuất đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm thực thi có hiệu quả Luật Cạnh tranh



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CẠNH TRANH VÀ CỔ PHẦN HOÁ 5
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 5
1. Khái quát chung về cạnh tranh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 5
1.1. Cạnh tranh - động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường 5
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 5
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 7
1.2. Khái quát chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 8
1.2.1. Khái niệm CPH DNNN 8
1.2.1.1. Khái niệm DNNN 8
1.2.1.2. Khái niệm và bản chất của CPH DNNN 10
1.2.2. Vai trò của CPH DNN trong việc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh 11
2. Khái quát pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 13
2.1. Pháp luật về cạnh tranh 13
2.1.1. Sự cần thiết phải ban hành Luật Cạnh tranh 13
2.1.2. Tổng quan pháp luật về cạnh tranh 16
2.1.2.1. Pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới 16
2.1.2.2. Những nội dung cơ bản của Luật Canh tranh 18
2.2. Pháp luật về CPH DNNN 19
2.2.1. Sự cần thiét của pháp luật điều chỉnh CPH DNNN 19
2.2.2. Tổng quan pháp luật về CPH DNNN 21
2.2.2.1. Khái quát sự phát triển của các quy định pháp luật về CPH DNNN 21
2.2.2.2. Những điểm cơ bản trong pháp luật hiện hành về CPH các DNNN 22
2.3. Mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật về CPHDNNN 24
2.3.1. Cạnh tranh vừa là động lực vừa là mục tiêu của CPH DNNN 24
2.3.2. CPH DNNN - tiền đề cho hạot động cạnh tranh diẽn ra trên thị trường 25
CHƯƠNG II 28
THỰC TRẠNG VỀ CẠNH TRANH VÀ CỔ PHẦN HÓA 28
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 28
1. Thực trạng về cạnh tranh và vấn đề thực thi luật cạnh tranh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 28
1.1. Thực trạng về cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay 28
1.1.1. Khái quát tình hình cạnh tranh trên thị trường Việt Nam 28
1.1.2. Thực trạng độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay 30
1.1.2.1. Điều kiện hình thành độc quyền ở nước ta 30
1.1.2.2. Tình hình độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay 31
1.2. Vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh ở nước ta hiện nay 37
1.2.1. Tình hình vi phạm pháp luật cạnh tranh 37
1.2.2. Tình hình xử lý vụ việc cạnh tranh 40
2. Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 43
2.1. Mục tiêu của việc CPH các DNNN 43
2.2. Tiến trình CPH DNNNN 47
2.2.1. Những thành tựu của CPH DNNN 47
2.2.2. Những hạn chế của CPH DNNN 50
CHƯƠNG III 53
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ CỔ PHẦN HÓA 53
NHẰM THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ LUẬT CẠNH TRANH 53
1. Đề xuất về khía cạnh thể chế (khung pháp lý) 53
2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể 54
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

anh và pháp luật về CPHDNNN
Cạnh tranh và CPH có mối quan hệ biện chứng và có tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ này được biểu hiện như sau:
2.3.1. Cạnh tranh vừa là động lực vừa là mục tiêu của CPH DNNN
Hoạt động sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường của DNNN trong bối cảnh đất nước ta đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia nhiều hơn vào các khu vực mậu dịch tự do hay các hiệp định thương mại song phương, đa phương sẽ là một thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta. Đòi hỏi đặt ra là phải tiến hành cải cách DNNN, giúp những doanh nghiệp này tự chủ hơn, năng động hơn trên thị trường. Và CPH là một trong những giải pháp hiệu quả đáp ứng đựoc yêu cầu đó. CPH làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN CPH được nâng cao. CPH không làm thay đổi một cách cơ bản kết cấu sở hữu của nền kinh tế. Chính sự đa dạng về hình thức tồn tại của DNNN sẽ làm sinh động thành phần kinh tế công, làm nó thích ứng hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh của DNNN được tăng lên, từ đó giúp hình thành nên những tập đoàn kinh tế lớn, đầy đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Đi liền với tăng cường hiệu quả của DNNN, CPH thu hẹp những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trên các địa bàn và trong các lĩnh vực ngành nghề. Nhờ đó mà khu vực kinh tế tư nhân có cơ hội đầu tư hình thành các doanh nghiệp tư nhân hay các công ty cổ phần năng động, dễ thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và thị trường. Lúc này, các chủ thể kinh doanh được tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình, khi họ được tự do lựa chọn hàng hoá dịch vụ từ những nhà cung cấp khác nhau, cũng như việc phải tiêu thụ được sản phẩm của họ trên thị trường ngày càng khó tính, lúc đó buộc nhà đầu tư phải vươn lên để kinh doanh có hiệu quả. Qua đó giúp tăng cường sức mạnh của kinh tế tư nhận. Giống như quy luật cạnh tranh sinh tồn trong tự nhiên, quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường luôn khẳng định chiến thắng luôn thuộc về những chủ thể kinh doanh có khả năng thích nghi với thị trường mạnh hơn, có trình độ quản lý và tri thức về khoa học và công nghệ cao, có tố chất sáng tạo. Chỉ khi có sức cạnh tranh mạnh mẽ, doanh nghiệp mới có cơ hội tồn tại và phát triển. Ngược lại, những chủ thể kinh doanh yếu kém không đủ năng lực, không thích nghi đựợc với các điều kiện của thị trường sẽ bị loại ra khỏi đời sống kinh doanh.
2.3.2. CPH DNNN - tiền đề cho hạot động cạnh tranh diẽn ra trên thị trường
Người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, môi trường pháp lý là ba yếu tố cơ bản để cạnh tranh có thể diễn ra trên thị trường. CPH xét trên diện rộng là quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, sắp xếp, hệ thống lại nền kinh tế và tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, tạo điều kiện để cạnh tranh diễn ra và phát triển. Vì các DNNN sau CPH sẽ trở thành công ty cổ phần, được đăng ký và hoạt động theo Luật doanh nghiệp – khi đó không còn tồn tại cơ quan chủ quản và không còn cơ chế “xin - cho” đối với doanh nghiệp nữa, mọi hình thức bảo hộ được xoá bỏ. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị chi phối bởi các quy luật thị trường và pháp luật. Mối quan hệ giữa Nhà nước và công ty cổ phần giờ đây chỉ là quan hệ giữa cổ đông với công ty. Cơ quan thay mặt sở hữu cho phần vốn góp của Nhà nước có các quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp luật. Thông qua cơ chế cổ phần, tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân không còn bị phân biệt đối xử. Chấm dứt tình trạng hai doanh nghiệp cùng làm ăn thua lỗ, cùng vi phạm nhưng doanh nghiệp tư nhân phá sản, thậm chí phải ra toà, còn doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế công thì không những không bị ra toà mà còn được khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ để rồi tiếp tục kinh doanh không có hiệu quả. Một điều quan trọng hơn là thông qua CPH, DNNN sẽ trở lên có hiệu quả hơn trong nền kinh tế cạnh tranh, giúp cho hoạt động cạnh tranh diễn ra năng động trên thị trường.
Tóm lại, để đạt được hiệu quả cao, cả cạnh tranh và CPH đều phải diễn ra dựa trên một nền tảng pháp lý nhất định. Để điều chỉnh hoạt động cạnh tranh, chúng ta có những quy phạm pháp luật cạnh tranh, còn hoạt động CPH DNNN được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật về CPH DNNN. Tuy là hai lĩnh vực pháp luật, điều chỉnh hai hiện tượng xã hội khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Biểu hiện:
Mục tiêu của pháp luật cạnh tranh, về tổng thể là bảo vệ sự cạnh tranh trên thị trường, với quan điểm khuyến khích sự thịnh vượng của người tiêu dùng và sự phân phối cói hiệu quả các nguồn lực.
Mục tiêu của pháp luật về CPH là khuyến khích sự sáng tạo, năng động của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, suy cho cùng, mục tiêu của CPH DNNN cũng là nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh, góp phần thực thi có hiệu quả chính sách cạnh tranh.
Cả hai lĩnh vực pháp luật nói trên cùng chia sẻ một mục tiêu cơ bản là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và việc phân phối có hiệu quả các nguồn lực. Cả hai đều đòi hỏi phải có sự sáng tạo – sự sáng tạo cấu thành một bộ phận chủ yếu và năng động của nền kinh tế thị trường mở cửa và cạnh tranh.
CPH DNNN khuyến khích sự cạnh tranh năng động bằng sự sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN, cổ vũ các nhà kinh doanh đầu tư vào việc đổi mới công nghệ, phát triển các sản phẩm và quy trình mới hay cải tiến sản phẩm. Điều này tạo ra cạnh tranh, vì nó thúc đẩy các nhà kinh doanh phải thực sự sáng tạo, thực sự có tiềm lực kinh tế, tự chủ trong kinh doanh và làm chủ doanh nghiệp. Do đó, cả CPH DNNN lẫn pháp luật cạnh tranh đều cần thiết cho việc khuyến khích sáng tạo của doanh nghiệp.
Kinh nghiệm của pháp luật các nước cho thấy, việc bảo hộ quá cao hay quá thấp đối với các DNNN lẫn sự cạnh tranh đều có thể dẫn tới bóp méo thương mại. Do đó, cần tìm thấy sự cân bằng giữa chính sách cạnh tranh và chính sách về CPH DNNN. Sự cân bằng này phải thực hiện được mục tiêu ngăn chặn sự lạm quyền, sự ỷ lại của các DNNN nhưng không ảnh hưởng đến việc khuyến khích sự cạnh tranh tự do, năng động.
Nếu như pháp luật cạnh tranh là công cụ quan trọng để điều chỉnh sự lạm quyền của các DNNN có khả năng xảy ra, thì pháp luật về CPH DNNN là công cụ để sắp xếp, đổi mới toàn diện các DNNN, giúp các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật cạnh tranh.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CẠNH TRANH VÀ CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Thực trạng về cạnh tranh và vấn đề thực thi luật cạnh tranh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1.1. Thực trạng về cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay
1.1.1. Khái quát tình hình cạnh tranh trên thị trường Việt Nam
Cùng với quá trình đổi mới, cạnh tranh theo pháp luật dần dần được chấp nhận như một đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status