Hợp tác kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và APEC, thực trạng và giải pháp - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Hợp tác kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và APEC, thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HỢP TÁC KINH TẾ - THƯƠNG MẠI 1
GIỮA VIỆT NAM VÀ APEC 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển của APEC 1
1.1. Tính tất yếu khách quan của hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nước APEC 1
1.1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực 1
1.1.2. Sự ra đời của APEC 3
1.2. Các giai đoạn phát triển của APEC 3
1.2.1. Giai đoạn đầu (1989 - 1993) 3
1.2.2. Giai đoạn từ 1993 - 1998 4
1.2.3. Giai đoạn từ 1998 đến nay 5
2. Cơ cấu tổ chức, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của APEC 7
2.1. Cơ cấu tổ chức của APEC 7
2.1.1. Cấp chính sách 7
2.1.2. Cấp chuyên viên 8
2.1.3. Ban thư ký 8
2.1.4. Cơ chế hoạt động của APEC 8
2.2. Mục tiêu hoạt động của APEC 9
2.3. Nguyên tắc hoạt động của APEC 10
3. Sự cần thiết của hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và APEC 12
3.1. Nhu cầu phá thế bị bao vây cấm vận kinh tế, cô lập về chính trị 12
3.2. Nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế 14
CHƯƠNG II 16
MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ HỢP TÁC 16
KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ APEC 16
1. Một số nội dung cơ bản của tiến trình APEC 16
1.1. Phát triển về thể chế 16
1.2. Các chương trình, sáng kiến của APEC 19
1.2.1. Tự do hoá thương mại và đầu tư 20
1.2.2. Thuận lợi hoá thương mại và đầu tư 20
1.2.3. Hợp tác kinh tế - kỹ thuật 21
2. Nghĩa vụ của Việt Nam trong APEC 25
2.1. Xây dựng, thực hiện, bổ sung hàng năm kế hoạch hành động quốc gia (IAP) 25
2.2. Tham gia các chương trình hành động tập thể và hoạt động tập thể khác (CAP) 29
CHƯƠNG III 34
HỢP TÁC KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM 34
VÀ CÁC THÀNH VIÊN APEC 34
1. Thực trạng kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập APEC 34
1.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hợp tác giữa Việt Nam và APEC 35
1.1.1. Thuận lợi 35
1.1.2. Khó khăn 38
1.2. Thành công của năm APEC Việt Nam 2006 40
2. Hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với một số nước lớn là thành viên APEC 42
2.1. Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ 42
2.2. Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam và Trung Quốc 45
2.3. Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam và Nhật Bản 47
3. Những giải pháp về quá trình hợp tác giữa Việt Nam và APEC 50
3.1. Định hướng và giải pháp phát triển 50
3.1.1. Môi trường - thể chế 51
3.1.2. Phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật 51
3.1.3. Nguồn nhân lực 52
3.1.4. Chính sách - công cụ 52
3.1.5. Giải pháp về đối tác 53
3.1.6. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 53
3.1.7. Bộ máy nhà nước - công tác Cán bộ 54
3.2. Một số đề xuất, kiến nghị 54
KẾT LUẬN 57
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n khích việc liên kết tiêu chuẩn của các thành viên với các tiêu chuẩn quốc tế, công nhận lẫn nhau giữa các thành viên APEC về chứng nhận hợp chuẩn trong các lĩnh vực được quy định và ưu tiên khuyến khích hợp tác phát triển hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm minh bạch hoá về tiêu chuẩn và chứng nhận hợp chuẩn của các nền kinh tế thành viên.
Về thủ tục hải quan: Mục tiêu chính của chương trình hợp tác này là nhằm đơn giản hoá và thực hiện hài hoà các thủ tục hải quan ở các nền kinh tế thành viên, Tiểu ban thủ tục hải quan hiện đang nghiên cứu khả năng áp dụng thương mại điện tử để thay thế các công việc sử dụng giấy tờ.
Về đi lại của doanh nhân: Sự ra đời của chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC) đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân trong khu vực tự do đi lại và kinh doanh tại các nền kinh tế thành viên.
1.2.3. Hợp tác kinh tế - kỹ thuật
Hội nghị Xubic năm 1996 đánh dấu một bước quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế - kỹ thuật, Hội nghị thông qua tuyên bố Manila, được coi là văn kiện chính thức đầu tiên về hợp tác ECOTECH trong APEC . ECOTECH đã đề ra một loạt các sáng kiến hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau như:
Chương trình hành động Kualalumpơ về phát triển kỹ năng năm 1998 là sáng kiến của nhóm công tác APEC về phát triển nguồn nhân lực, nhằm đào tạo và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương trình xúc tiến xây dựng năng lực nguồn nhân lực được thông qua năm 2000 tại Hội nghị cấp cao APEC Brunây, các nhà lãnh đạo xác định mục tiêu để tất cả người dân trong khu vực có thể tiếp cận thông tin và dịch vụ qua mạng Internet vào năm 2010.
Đi đôi với việc thực hiện mục tiêu này là một chương trình hỗ trợ năng lực về xây dựng nguồn nhân lực. Chương trình này càng được đẩy mạnh tại Hội nghị cấp cao Thượng Hải năm 2001 bằng việc thông qua sáng kiến Bắc Kinh về xây dựng năng lực APEC.
Chương trình nghị sự APEC về hợp tác khoa học, kỹ thuật, công nghệ hướng tới thế kỷ 21.
Phát triển bền vững, ba vấn đề được đưa vào chủ đề phát triển bền vững của ECOTECH là: Thành phố phát triển bền vững, sản xuất sạch, tính bền vững của môi trường biển. Tuy nhiên, không có nhóm công tác về vấn đề này, nên vấn đề chưa được thúc đẩy phát triển mạnh.
Chương trình hành động ECOTECH (EAP) được các thành viên tham gia trên cơ sở tự nguyện, nhằm khuyến khích việc tự nguyện đóng góp cho các hoạt động ECOTECH. Các quan chức cao cấp APEC đã thông qua 4 lĩnh vực ưu tiên của ECOTECH năm 2003 gồm: hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, xây dựng năng lực đối phó với chủ nghĩa khủng bố, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức và giải quyết những tác động xã hội của toàn cầu hoá.
Cũng trong năm này, tiểu ban hợp tác ECOTECH đã tổ chức đối thoại bàn tròn lần đầu tiên với các thể chế tài chính quốc tế, thảo luận những lĩnh vực có thể hợp tác thông qua các chương trình nhằm đào tạo và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ năng lực cũng như trao đổi chuyên gia kỹ thuật. Các cuộc đối thoại tiếp theo cũng đã được tổ chức sau 2 năm bên lề hội nghị quan chức cao cấp APEC lần thứ 3 năm 2005 tại Hàn Quốc.
Để đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu Bogor, các thành viên APEC đã xây dựng “Sáng kiến người tìm đường”. Theo cách này, một số thành viên có thể đi trước trong việc thực hiện các sáng kiến, nhằm tiến tới mục tiêu tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại, các thành viên khác sẽ tham gia các sáng kiến khi điều kiện cho phép.
Hoạt động trong khuôn khổ này có các sáng kiến như: thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC), hệ thống thông tin trước về hành khách, chính sách thương mại cho kinh tế - kỹ thuật số.
Từ năm 1998 đến nay, có nhiều sáng kiến được đưa ra trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực hải quan có “sáng kiến thương mại phi giấy tờ” (Paperless trading); nhóm tiêu chuẩn và chứng nhận hợp chuẩn thành công trong việc ký kết “Hiệp định công nhận chéo về trang thiết bị điện”; nhóm đặc trách về hội nhập giới xây dựng “Khuôn khổ hội nhập phụ nữ vào APEC”. Ngoài ra còn phải nói đến kế hoạch hành động vì nền kinh tế mới, nhằm đánh giá sự sẵn sàng tham gia thương mại điện tử, kế hoạch hành động quốc gia về thương mại điện tử, chiến lượng APEC điện tử.
Năm 2004, sáng kiến Xantiagô về thương mại mở rộng trong APEC. Thước đo của sáng kiến này là việc tạo dựng năng lực để tất cả các nền kinh tế có thể thực hiện và có lợi từ việc thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại. Sáng kiến gồm hai phần: phần một là tự do hoá thương mại và đầu tư, có tính đến các tiến bộ đã đạt được trong các cuộc đàm phán DDA (chương trình nghị sự phát triển Doha) của WTO, đánh giá giữa kỳ các mục tiêu Bogor, thực hành về RTAS (Hiệp định thương mại khu vực), FTAS (Hiệp định thương mại tự do) của APEC và các hoạt động mở cửa thị trường chung và đơn phương khác. Phần hai là thuận lợi hoá thương mại, thực hiện việc giảm bớt các chi phí giao dịch, tiếp thu khoa học kỹ thuật, hài hoà hoá các tiêu chuẩn và xoá bỏ các rào cản thương mại.
Ngoài ra, APEC đã có những đóng góp về mặt tài chính cho sáng kiến về an ninh tài chính và thương mại khu vực của Ngân hàng phát triển châu Á và những kết quả đạt được trong việc thực hiện các sáng kiến về việc đi lại trong kinh doanh, bao gồm các hệ thống thông tin người tìm đường (API) và hợp tác để phát hành các tài liệu về đi lại dưới dạng phần mềm vào năm 2008, “Sáng kiến về đấu tranh chống AIDS” trong APEC đã được các nước thành viên thông qua và đưa ra cam kết chính trị, sẽ cùng nhau làm việc ở các cấp độ toàn cầu và khu vực, sẽ đấu tranh với sự tràn làn ngày càng tăng của đại dịch này.
“Sáng kiến chống tham nhũng” từ Xantiago đến Seoul (Hàn Quốc) cũng được Hội nghị APEC - 2004 thông qua và được các nước triển khai thực hiện.
“Sáng kiến về đấu tranh chống tham nhũng và bảo đảm tính minh bạch” là một sáng kiến có tính bước ngoặt đối với APEC, mỗi nền kinh tế APEC phải có các bước đảm bảo tính công khai, để có được giá trị, sự công bằng, đảm bảo tính minh bạch về hành chính công, phát triển bền vững của quốc gia. Một vấn đề nữa rất đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay, đó là chống khủng bố, chống khủng bố đã được đưa vào chương trình nghị sự của APEC từ năm 2001. Khủng bố là mối đe doạ đối với sự ổn định kinh tế, hoà bình và an ninh khu vực, là thách thức trực tiếp đối với mục tiêu thương mại mở, tự do phồn thịnh của APEC.
Một tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC là chống khủng bố và thúc đẩy tăng trưởng, nhằm đưa ra các biện pháp tăng cường an ninh khu vực mà không cản trở luồng chu chuyển hàng hoá, đi lại của mọi người, dưới hình thức các sáng kiến như “Bảo đảm thương mại trong khu vực” (STAR), “Chương trình hành động APEC về chống khủng bố và tài trợ cho khủng bố”, “Chiến lược an ninh mạng của APEC”.
Những chương trình, kế hoạch hành động và các sáng kiến của APEC đã có những tác dụng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status