Một số kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa công ty nhà nước gắn với phát triển thị trường chứng khoán - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Một số kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa công ty nhà nước gắn với phát triển thị trường chứng khoán



MỤC LỤC
 
CHƯƠNG I 3
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CPH CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ 3
PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY NHÀ NƯỚC 3
I. Khái quát chung về cổ phần hóa công ty Nhà nước 3
1. Khái niệm về CPH CTNN 3
2. Mục tiêu và yêu cầu đối với hoạt động CPH CTNN trong giai đoạn hiện nay 5
3. Mối quan hệ giữa CPH công ty nhà nước và TTCK 7
3.1. Chứng khoán - thị trường chứng khoán và những tác động đến tiến trình CPH 7
3.2. Những tác động của tiến trình CPH CTNN đối với TTCK 10
II. Pháp luật về cổ phần hóa Công ty nhà nước 13
1. Khái niệm pháp luật về CPH CTNN 13
2. Những yêu cầu đối với pháp luật về CPH CTNN trong giai đoạn hiện nay 14
3. Sự hình thành và phát triển pháp luật về CPH CTNN 16
CHƯƠNG II 22
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA 22
CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI 22
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 22
I. Thực trạng pháp luật về cổ phần hóa Công ty Nhà nước 22
1. Quy định về đối tượng CPH và điều kiện CPH 22
2. Quy định về hình thức, và thủ tục CPH CTNN 24
2.1. Hình thức CPH CTNN 24
2.2. Thủ tục CPH CTNN 25
3. Quy định về đối tượng và điều kiện mua cổ phần 26
4. Quy định về cổ phần - Cổ phiếu - Cổ đông sáng lập, Quyền - Nghĩa vụ của cổ đông 28
4.1. Quy định về cổ phần - Cổ phiếu - Cổ đông sáng lập 28
4.2. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông 28
5. Quy định về xử lý tài chính khi CPH 30
5. Quy định về xác định giá trị doanh nghiệp 32
5.1. Về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 32
5.2. Về tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp 34
6. Quy định về bán cổ phần lần đầu 36
6.1. Về đối tượng, cơ cấu, giá bán cổ phần lần đầu 36
6.2. Về cách tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu 38
6.3. Về trình tự tổ chức bán đấu giá 39
7. Chính sách của Nhà Nước đối với người lao động và đối với CTNN sau CPH 41
7.1. Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp CPH 41
7.2. Những ưu đãi đối với Người lao động 41
II. Những tác động của pháp luật về cổ phần hóa Công ty Nhà nước tới thị trường chứng khoán 43
1. Giai đoạn trước khi Nghị định 187/2004/NĐ-CP được ban hành 44
2. Giai đoạn từ khi ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP đến nay 49
CHƯƠNG III 55
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY NHÀ NƯỚC GẮN VỚI PHÁT TRIỂN 55
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 55
I. Căn cứ đề xuất đề nghị 55
1. Căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước 55
2. Căn cứ vào thực trạng quá trình CPH CTNN và từ hoạt động của TTCK 57
II. Một số kiến nghị giải pháp cụ thể 59
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN TRONG KHÓA LUẬN 67
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chiến lược khi tham gia mua cổ phần), theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 187/2004/NĐ-CP thì thực chất đã bao gồm cả người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản (điều 29 Nghị định 64/2002/NĐ-CP) và được mở rộng hơn, gồm cả người cam kết tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, người gắn bó lợi ích chiến lược lâu dài trong kinh doanh, có tiềm năng về tài chính và kinh tế… Có thể thấy đây đều là những cổ đông có vai trò rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy dành ưu đãi cho những cổ đông chiến lược này là hợp lý.
Cổ đông chiến lược được hưởng các quyền cơ bản như: Được mua cổ phần lần đầu với số lượng và giá ưu đãi, được quyền tham gia quản lý CTCP theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, được sử dụng cổ phần để cầm cố thế chấp trong các quan hệ tín dụng Việt Nam, các quyền lợi khác theo pháp luật và Điều lệ công ty. Đặc biệt tại điểm b khoản 2 điều 38 Nghị định 187/2004/NĐ-CP quy định, cổ đông chiến lược “không được chuyển nhượng số cổ phần được mua ưu đãi theo khoản 3 điều 27 Nghị định này trong vòng 3 năm kể từ khi công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Đây là quy định mới phù hợp với Luật Doanh nghiệp. Điều 5 Luật Doanh nghiệp quy định “các cổ đông sáng lập chỉ được phép chào bán cổ phần phổ thông được quyền chào bán mình nắm giữ sau thời hạn 3 năm đầu kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKKD”, theo khoản 1 điều 27 Nghị định 64/2002/NĐ-CP cổ phần chỉ được chuyển nhượng 3 năm kể từ khi “mua”. Nhưng vấn đề là xác định thời điểm mua cổ phần rất khó và dẫn đến việc tuỳ tiện trong xử lý các trường hợp chuyển nhượng trước thời hạn.
Nghị định 187/2004/NĐ-CP cũng quy định trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước hạn trên thì phải được Hội đồng quản trị của CTCP chấp nhận, đây là một quy định “mở” tạo sự linh hoạt cho CTCP.
Các cổ đông khác được hưởng các quyền lợi quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty cổ phần. Riêng với cổ đông nước ngoài được đổi các khoản thu về cổ tức, tiền chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.
5. Quy định về xử lý tài chính khi CPH
Vấn đề xử lý tài chính là một vấn đề quan trọng nhưng rất phức tạp khi thực hiện CPH CTNN. Xử lý tài chính tốt, hiệu quả sẽ tạo tiền đề cho doanh nghiệp “hậu” CPH làm ăn có hiệu quả nâng cao tính cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng này, pháp luật thời gian gần đây đã có những thay đổi nhất định đưa ra cơ chế mới để xử lý các tồn tại về tài chính của doanh nghiệp.
Nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, lành mạnh hoá quá trình này, Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã bổ sung quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp CPH trong việc xử lý tồn tại về tài chính ngay tại phần đầu tiên, theo đó “Các doanh nghiệp CPH có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan chủ động xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp CPH và trong quá trình CPH, trường hợp có vướng mắc hay vượt quá thẩm quyền thì doanh nghiệp CPH phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết”.
Trong việc thực hiện xử lý tài chính, Nghị định 187/2004/NĐ-CP tiếp tục ghi nhận quy định hợp lý tại Nghị định 64/2002/NĐ-CP: Khi nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm kê phân loại tài sản mà mình đang quản lý, sử dụng. Tài sản được phân chia cụ thể thành nhiều loại và mỗi loại quy định các cách thức xử lý khác nhau như: Đối với tài sản do doanh nghiệp thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh không tính vào giá trị của doanh nghiệp, các tài sản thuộc công trình phúc lợi; nhà trẻ, mẫu giáo,… đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi thì chuyển giao cho công ty cổ phần quản lý. Tuy nhiên, đối với đối tượng là tài sản không cần dùng, ứ đọng cần thanh lý, Nghị định 187/2004/NĐ-CP quy định triệt để hơn. Nghị định 64/2002/NĐ-CP quy định “doanh nghiệp thanh lý nhượng bán hay báo cáo cơ quan có thẩm quyền để điều chuyển cho đơn vị khác,… Trường hợp đến thời điểm CPH chưa kịp xử lý thì không tính vào giá trị doanh nghiệp, và uỷ quyền cho công ty cổ phần tiếp tục bảo quản, xử lý hay chuyển cho tổ chức của nhà nước có chức năng tiếp nhận giải quyết”. Quy định này tạo ra sự tuỳ tiện trong xử tài sản của CTNN khi CPH, gây thất thoát tài sản của Nhà nước. Về vấn đề này pháp luật hiện hành quy định rõ ràng hơn, theo đó “đến thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp” nếu chưa kịp xử lý tài sản tồn đọng thì CTNN “phải chuyển giao cho công ty mua - bán nợ và tài sản tồn đọng để xử lý theo quy định”.
Nghị định 187/2004/NĐ-CP và Thông tư 126/2004/TT-BTC tiếp tục quy định chi tiết các khoản nợ phải thu, khoản nợ phải trả, các khoản dự phòng lỗ hay lãi, vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp. Quy định về việc xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp CPH tại các doanh nghiệp khác theo hướng: Doanh nghiệp được quyền lựa chọn việc kế thừa hay không các hoạt động đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp khác. Trong trường hợp doanh nghiệp CPH kế thừa thì toàn bộ số vốn được tính vào giá trị doanh nghiệp để CPH, việc đánh giá căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm định giá nhưng không thấp hơn giá trị ghi trong sổ sách kế toán. Quy định này nhằm khắc phục tình trạng các doanh nghiệp liên doanh trong những năm đầu thường thua lỗ (theo kế hoạch) có trường hợp đối tác cố tình thua lỗ, thông qua việc chuyển giá để mua lại phần vốn của doanh nghiệp.
Có thể nói chính sách pháp luật về xử lý tài sản doanh nghiệp CPH hiện nay đã tương đối hoàn chỉnh, rõ ràng. Tuy nhiên để thực hiện trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, muốn đẩy nhanh quá trình CPH một vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp phải chủ động lập phương án và cơ cấu tổ chức, từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ, nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp thiếu tính chủ động này và hậu quả khiến cho việc xác định giá trị doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, làm chậm lại quá trình CPH, ảnh hưởng đến việc tạo hàng cho TTCK.
5. Quy định về xác định giá trị doanh nghiệp
Xác định giá trị doanh nghiệp là vấn đề khó khăn nhưng quan trọng nhất trong quá trình CPH, đòi hỏi phải hợp lý và hiệu quả để từ đó tạo cơ sở đảm bảo quyển lợi của các bên tham gia trong hoạt động của doanh nghiệp, góp phần xác định triển vọng của doanh nghiệp CPH. Doanh nghiệp CPH được đánh giá quá cao so với thực tế sẽ không có khả năng thu hút đầu tư, ngược lại nếu định giá thấp sẽ gây thất thoát ngân sách và gia tăng tham nhũng, hay nếu việc định giá kéo dài, phức tạp lại làm giảm tiến độ CPH.
Ở Việt Nam, nhận thức được vai trò quan trọng của việc xác định giá trị doanh nghiệ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status