Pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA 4
1. Sự cần thiết của việc Nhà nước quản lý đất đai 4
1.1. Vị trí và vai trò của đất đai với con người 4
1.3.1. Khái niệm 7
1.3.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về đất đai 8
2. Khái niệm hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta 9
2.1. Khái niệm hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai 9
2.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta 10
2.2.1. Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước 10
2.2.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền chung 11
2.2.3. Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai 11
2.2.4. Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý về SDĐ 12
3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta 14
3.1. Giai đoạn trước năm 2003 14
4. Khái quát về mô hình hệ thống cơ quan quản lý đất đai của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 17
4.1. Khái quát về mô hình hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở Trung Quốc 17
4.2. Khái quát về mô hình hệ thống cơ quan quản lý đất đai của Cộng hòa liên bang Đức 18
4.3. Khái quát về mô hình hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở Vương quốc Thái Lan 19
4.5. Bài học kinh nghiệm rỳt ra đối với Việt Nam từ việc nghiên cứu mô hình hệ thống cơ quan quản lý đất đai của một số nước trên thế giới 20
CHƯƠNG II 22
PHÁP LUẬT VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 22
Ở NƯỚC TA 22
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Bộ tài nguyên và môi trường 22
1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường 22
1.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn chung 22
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể 23
1.2. Cơ cấu, tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường 27
1.2.1. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý Nhà nước 27
1.2.2. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ 28
1.2.3. Về biên chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường 29
2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở tài nguyên và môi trường 29
2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường 29
2.2.1. Về lãnh đạo Sở 33
2.2.2. Các tổ chức giúp việc Giám đốc Sở 34
2.2.3. Các tổ chức sự nghiệp 34
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý hà nước về tài nguyên môi trường 34
3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài nguyên và Môi trường 35
3.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường 36
3.2.1. Cơ cấu tổ chức 36
3.2.2. Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ 37
4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính cấp xã 37
4.1. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ địa chính xã 37
4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính xã 38
5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan dịch vụ về đất đai 39
5.1. Văn phòng đăng ký QSDĐ 39
5.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp tỉnh 40
5.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện 41
5.2. Tổ chức phát triển quỹ đất 43
5.2.1. Nhiệm vụ của tổ chức phát triển quỹ đất 43
5.2.2. Quyền hạn của Tổ chức phát triển quỹ đất 44
5.3. Tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và SDĐ 45
5.3.1. Tư vấn về giá đất 46
5.3.2. Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ 46
5.3.3. Hoạt động dịch vụ và tư vấn về đo đạc, lập bản đồ địa chính 46
5.3.4. Hoạt động dịch vụ về thông tin đất đai 47
5.3.5. Trách nhiệm quy định điều kiện và thủ tục cấp phép 47
6. Thực trạng hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta 47
6.1. Những ưu điểm 47
6.2. Những nhược điểm, tồn tại 49
6.3. Sự cần thiết tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta 53
CHƯƠNG III 56
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ 56
HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 56
1. Nững định hướng chủ yếu hoàn thiện pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay 56
1.1. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý đất đai đặt trong tổng thể quá trình cải cách bộ máy hành chính; xác định rõ chức năng, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai 56
1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý đất đai dựa trên nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của cấp trung ương; đồng thời phân cấp cho địa phương trong quản lý đất đai 58
1.3. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai dựa trên cơ sở nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai 59
1.4. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai phải dựa trên việc đáp ứng các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 59
2. Một số giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay 60
2.1. Hoàn thiện cỏc quy định về cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý 60
2.1.1. Giải pháp thứ nhất 60
2.1.2. Giải pháp thứ hai 61
2.1.3. Giải pháp thứ ba 61
2.1.4. Giải pháp thứ tư 62
2.1.5. Giải pháp thứ năm 63
2.2. Hoàn thiện cỏc quy định về nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của cơ quan quản lý đất đai 63
2.2.1 Xây dựng cơ chế “một cửa” 63
2.2.2. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý đất đai 64
2.2.3. Giải pháp khắc phục tình trạng “quy hoạch treo” và quản lý thị trường bất động sản (BĐS) 64
2.3. Hoàn thiện cỏc quy định về đổi mới và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyờn và mụi trường 66
2.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ hiện có 66
2.3.2. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực 67
2.4. Hoàn thiện cỏc quy định nhằm huy động nguồn tài chính cho quá trình hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta 68
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường ở địa phương; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
Thứ tư, tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, quy hoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên và môi trường;
Thứ năm, về tài nguyên đất:
- Giúp UBND cấp tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
- Tổ chức thẩm định, trình UBND cấp tỉnh xét quy hoạch, kế hoạch SDĐ của huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và kiểm tra việc thực hiện;
- Trình UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển QSDĐ, chuyển mục đích SDĐ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh;
- Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật; đăng ký giao dịch bảo đảm về QSDĐ, tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức;
- Tham gia định giá các loại đất ở địa phương theo khung giá, nguyên tắc, phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ quy định;
Thứ sáu, về tài nguyên khoáng sản:
- Trình UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn hay thu hồi giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Giúp UBND cấp tỉnh chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để khoanh vùng cấm hay tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình Chính phủ xem xét quyết định;
Thứ bảy, về tài nguyên nước và khí tượng thủy văn
- Trình UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo phân cấp; kiểm tra việc thực hiện;
- Trình UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động của các công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng tại địa phương; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp phép;
- Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai ở tỉnh;
Thứ tám, về môi trường
- Trình UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo phân cấp;
- Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường tiềm lực trạm quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ sở theo phân cấp;
- Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
Thứ chín, về đo đạc và bản đồ
- Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép hay ủy quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương;
- Trình UBND cấp tỉnh phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dụng của tỉnh;
- Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng, thành lập hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dụng;
- Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản việc đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật;
Thứ mười, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật;
Thứ mười một, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện và cấp xã;
Thứ mười hai, phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ các công trình nghiên cứu, quan trắc về khí tượng thủy văn, địa chất khoáng sản, môi trường, đo đạc và bản đồ;
Thứ mười ba, thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật;
Thứ mười bốn, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiên bộ khoa học, công nghệ về quản lý tài nguyên và môi trường; tham gia hợp tác quốc tế; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật;
Thứ mười năm, tham gia thẩm định các dự án, công trình có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
Thứ mười sáu, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Thứ mười bảy, quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về tài nguyên và môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh;
Thứ mười tám, quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND cấp tỉnh.
2.2. Tổ chức và biên chế của Sở Tài nguyên và Môi trường
UBND cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thành lập Sở Tài Nguyên và Môi trường; trong đó quy định cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở. Như vậy, tuỳ từng địa phương mà cơ cấu tổ chức có sự khác nhau nhằm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Việc thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ dựa trên nguyên tắc bao quát đầy đủ các lĩnh vực công tác của Sở; chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức này phải rõ ràng và không chồng chéo với nhau; phù hợp với tính chất, đặc điểm và khối lượng công việc thực tế ở địa phương;
2.2.1. Về lãnh đạo Sở
Theo Thông tư Liên tịch số 01/2003/TTCT-BTNMT-BNV, thì Sở Tài nguyên và Môi trường có Giám đốc và không quá 3 Phó giám đốc đối với Sở thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, 4 Phó Giám đốc đối với UBND thành phố trực thuộc trung ương. Giám đốc chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công;
Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và các quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý cán bộ. Việc khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Các tổ chức giúp việc Giám đốc Sở
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Các phòng chuyên ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status