Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHÀO BÁN 3
CHỨNG KHOÁN 3
1. Khái niệm chứng khoán 3
1.1. Định nghĩa chứng khoán 3
1.2. Đặc điểm của chứng khoán 3
1.3. Phân loại chứng khoán 5
1.4. Vai trò của chứng khoán 7
2. Chào bán chứng khoán 9
2.1. Khái niệm về chào bán chứng khoán 9
2.2. cách chào bán chứng khoán 10
2.3. Vai trò của hoạt động chào bán chứng khoán 12
2.3.1. Đối với thị trường chứng khoán 12
2.3.2. Đối với chủ thể chào bán 12
3. Pháp luật về chào bán chứng khoán 14
3.1. Khái niệm pháp luật về chào bán chứng khoán 14
3.2. Nội dung pháp luật về chào bán chứng khoán 16
3.2.1. Pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp 16
3.2.2.Pháp luật về chào bán chứng khoán của Chính phủ và chính quyền địa phương 20
3.3. Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán 20
CHƯƠNG II 23
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN 23
1. Chủ thể chào bán chứng khoán 23
1.1. Chính phủ 23
1.2. Chính quyền địa phương 24
1.3. Doanh nghiệp 24
1.3.1. Chủ thể chào bán chứng khoán vốn 24
1.3.1.1. Công ty cổ phần 24
1.3.1.2. Công ty Nhà nước cổ phần hoá 25
1.3.1.3. Công ty quản lý quỹ đầu tư 26
1.3.1.4. Công ty đại chúng 26
1.3.2. Chủ thể chào bán chứng khoán nợ 27
2. Các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp 28
2.1. Các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng 28
2.1.1. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng 28
2.1.1.1. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng 29
2.1.1.2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng 31
2.1.1.3. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng 32
2.1.2. Các quy định về thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng 33
2.1.2.1. Hồ sơ chào bán 33
2.1.2.2. Thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng 36
2.2. Quy định về chào bán riêng lẻ 37
2.2.1. Quy định về chào bán cổ phiếu 37
2.2.1.1. Chào bán cổ phiếu của công ty cổ phần 37
2.2.1.2. Chào bán cổ phiếu của công ty Nhà nước cổ phần hoá 40
2.2.1.3. Phát hành cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần 44
2.2.2. Quy định về chào bán riêng lẻ trái phiếu 45
2.2.2.1. Quy định về chào bán riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp 45
2.2.2.2. Quy định về chào bán trái phiếu riêng lẻ của tổ chức tín dụng 48
3. Chào bán chứng khoán của chính phủ và chính quyền địa phương 50
3.1. Trái phiếu Chính phủ 51
3.2. Trái phiếu Chính quyền địa phương 54
4. Quản lý Nhà nước về chào bán chứng khoán ở Việt Nam 55
CHƯƠNG III 58
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN 58
1. Căn cứ để hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán 58
1.1. Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng về phát triển kinh tế thị trường 58
1.2. Căn cứ vào đặc điểm phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam 59
1.3. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta hiện nay 60
2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về chào bán chứng khoán 61
2.1. Bổ sung, sửa đổi một số quy định hiện hành về chào bán chứng khoán ra công chúng theo Luật chứng khoán 2006 61
2.2. Sửa đổi bổ sung Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương 63
2.3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về cổ phần hoá công ty Nhà nước 65
2.4. Xây dựng một cơ chế giám sát thống nhất quản lý Nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán đặc biệt là chào bán chứng khoán riêng lẻ 67
2.5. Hoàn thiện một số quy định khác liên quan đến chào bán chứng khoán 68
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

án ra công chúng 567.235 cổ phần lần đầu; ngày 10/1/2007 công ty xây dựng công nghiệp (vốn điều lệ 38 tỷ đồng) chào bán ra công chúng 1376400 cổ phần [7].
Thứ hai, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đang ký chào bán. Đây là quy định khá hợp lý thay vì quy định hai năm có lãi liên tục như trước đây. Lý do là để một số doanh nghiệp có lãi trong hai năm liên tiếp cần một khoảng thời gian khá dài. Trong khi đó có những doanh nghiệp đang rất cần chào bán chứng khoán để huy động vốn đầu tư. Vì vậy quy định như này là phù hợp, tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng quy định trên là không cần thiết, đặc biệt là các doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ rất cần vốn. Nhưng họ lại gặp phải rào cản là bắt buộc phải lãi trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng.
Thứ ba, có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được đại hội đồng cổ đông thông qua. Có thể nói, điều kiện này là rất cần thiết. Nó là cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư, tạo niềm tin cho họ. Bởi vì, đối với công ty cổ phần, đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất.So với Nghị định 144/200/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003, quy định này có sự cụ thể hoá hơn. Trước đây, pháp luật không yêu cầu phải có phương án sử dụng vốn của tổ chức chào bán phải được đại hội đồng cổ đông thông qua nên không đem đến một sự đảm bảo từ phía tổ chức chào bán cho nhà đầu tư và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vì vậy không khuyến khích họ mua cổ phiếu. Như vậy Luật chứng khoán 2006 đã khắc phục được điểm hạn chế này của Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 . 2.1.1.2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng
Theo quy định tại khoản 2 điều 12 Luật chứng khoán 2006, doanh nghiệp có đủ các điền kiện sau được chào bán trái phiếu ra công chúng.
Thứ nhất, doanh nghiệp có mức vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Quy định này là sự kế thừa của nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003. Mức vốn tối thiểu mà pháp luật ấn định cho các tổ chức chào bán trái phiếu ra công chúng là hoàn toàn phù hợp. Mục đích là để đảm bảo chất lượng trái phiếu chào bán ra công chúng bởi vì mức vốn này đòi hỏi tổ chức chào bán phải là những doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính dồi dào. Đồng thời với mức vốn tối thiếu như vậy, doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo khả năng trả nợ cho người sở hữu trái phiếu.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có khoản nợ quá hạn trên một năm. So với quy định trước đây, điều kiện này có sự sửa đổi theo hướng cụ thể hơn, từ đó củng cố niềm tin ở nhà đầu tư. Với bản chất là chứng khoán nợ, chủ thể sở hữu trái phiếu là chủ nợ của doanh nghiệp phát hành. Khả năng được hoàn trả số tiền đầu tư luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư. Vì vậy, Luật chứng khoán 2006 phần nào thắt chặt điều kiện này là hoàn toàn hợp lý.
Thứ ba, có phương án phát hành phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được hội đồng quản trị, hay hội đồng thành viên hay chủ sở hữu thông qua. Quy định này góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào tổ chức chào bán, từ đó doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục đích huy động vốn.
Thứ tư, có cam kết thực hiện những nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư. Trên đây là những điều kiện để doanh nghiệp có thể chào bán trái phiếu ra công chúng. Những quy định này nhằm đảm bảo tính thanh khoản, chất lượng chứng khoán, đảm bảo tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư và khả năng thanh toán của tổ chức phát hành. So với quy định trước đây, các quy định bắt buộc phải có tổ chức bảo lãnh phát hành và việc xác định thay mặt người sở hữu trái phiếu đối với việc phát hành trái phiếu ra công chúng không được đề cập trong Luật chứng khoán 2006. Việc loại bỏ các quy định bắt buộc này sẽ tạo ra một cơ chế mở thông thoáng hơn cho các chủ thể chào bán trái phiếu. Thực tế, trong năm 2007 một số doanh nghiệp lớn như: Vinashin, Petro Việt Nam, EVN đã có kế hoạch huy động vốn thông qua chào bán trái phiếu ra công chúng lên đến hàng nghìn tỷ đồng [7].
2.1.1.3. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng
Chứng chỉ quỹ đầu tư là loại chứng khoán không phát hành riêng lẻ mà chỉ có hình thức phát hành ra công chúng. Việc chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư có những điểm khác biệt so với chào bán cổ phiếu và trái phiếu. Đó là chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư lần đầu bao giờ cũng gắn với việc thành lập quỹ đầu tư chứng khoán. Nói cách khác, quỹ đầu tư chứng khoán chỉ được thành lập nếu đợt chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư kết thúc thành công với số lượng, tỷ lệ theo quy định của pháp luật. Chứng chỉ quỹ đầu tư do công ty quản lý quỹ đầu tư phát hành. Việc chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng được quy định tại khoản 3 điều 12 Luật Chứng khoán 2006.
Thứ nhất, tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu là 50 tỷ đồng Việt Nam. Có thể nói, đây là bước thay đổi đáng kể theo hướng cụ thể hoá của Luật, nhằm một mặt tạo ra một khung pháp lý cần thiết cho nhiều tổ chức chào bán, mặt khác đảm bảo chất lượng của chứng chỉ quỹ được chào bán. Trước đây, tại điều 9 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003, quy định về điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng là: “1. Việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ra công chúng lần đầu thực hiện đồng thời với thủ tục xin phép lập quỹ đầu tư chứng khoán. 2. Việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán để tăng vốn của quỹ đầu tư chứng khoán phải được uỷ ban chứng khoán chấp nhận”. Quy định chưa rõ ràng như trên gây lúng túng cho chủ thể phát hành, nhưng đồng thời lại là kẽ hở cho nhiều chủ thể khác lợi dụng. Vì vậy việc Luật chứng khoán đã cụ thể hoá điều kiện chào bán là điều cần thiết.
Thứ hai, có phương án phát hành và phương án đầu tư vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật chứng khoán 2006.
Trên đây là toàn bộ những điều kiện mà pháp luật về chứng khoán đòi hỏi một tổ chức chào bán phải có khi muốn chào bán chứng khoán ra công chúng. Tuy mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 nhưng những quy định này thực sự góp phần tạo ra một thị trường chứng khoán an toàn, có hiệu quả, thực hiện đúng chức năng đối với nền kinh tế.
2.1.2. Các quy định về thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng
2.1.2.1. Hồ sơ chào bán
Nếu như Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 chỉ dành một điều luật (điều 10) để q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status