Nhượng quyền thương mại - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Nhượng quyền thương mại



Nhượng quyền thương hiệu đã có lịch sử hàng trăm năm ở châu Âu và 30 năm ở châu Á. Ở Việt Nam nhượng quyền thương mại mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây, nhưng nhiều nhà kinh doanh cho rằng đây đang là một "xu hướng" và chắc chắn sẽ bùng nổ trong vài năm tới.
Phở 24 đang tiến hành theo cách thực hiện nhượng quyền riêng lẻ (Single Unit Franchise), về tốc độ phát triển nó sẽ không bằng so với việc lựa chọn hình thức Master Franchise và Area Development Franchise nhưng nó lại dễ dàng kiểm soát tính đồng bộ và chất lượng của các cửa hàng nhượng quyền. Ngược lại, nó đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý cực kỳ chuyên nghiệp và khá là đồ sộ. Chính vì thế các DN cần xây dựng cho mình một mô hình quản lý chặt chẽ và đồng bộ trong toàn hệ thống.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

khoai tây và táo, và tiếp xúc với báo giới, khách hàng để tăng thêm lòng tin cậy của người dân Việt Nam đến KFC, vì thị trường Việt Nam đang tiêu thụ ngày càng nhiều khoai tây của vùng Washington.
KFC hoạt động tại thị trường Việt Nam ngày càng mạnh, thể hiện qua sự ra đời liên tiếp của các cửa hàng KFC, đặc biệt là tại Tp.HCM. Sau đây là 1 số địa điểm cửa hàng của KFC:
01. KFC Sài Gòn Superbowl
A43 Trường Sơn, Q. Tân Bình
02. KFC Big C Đồng Nai
Long Bình Tân, Biên Hòa Đồng Nai
03. KFC Diamond Plaza
34 Lê Duẩn, Q.1
04. KFC Siêu Thị Sài Gòn
34 Đường 3/2, Q. 10
05. KFC Maximark Cộng Hòa
15-17 Cộng Hòa, Q. Tân Bình
06. KFC An Dương Vương
20 An Dương Vương, Q. 5
07. KFC Hai Bà Trưng
74/2 Hai Bà Trưng, Q. 1
08. KFC Chợ Bình Tây
80 Tháp Mười, Q. 6
09. KFC Coop Nguyễn Kiệm
571 Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận
10. KFC Xa Lộ Hà Nội
191 Quang Trung, Q. 9
11. KFC Lê Lai
78 Lê Lai, Q. 1
12. KFC Phạm Ngọc Thạch
14 Phạm Ngọc Thạch, Q. 3
13. KFC Đinh Tiên Hoàng
127C-127N Đinh Tiên Hoàng, Q. BìnhThạnh
14. KFC Văn Lang
1 Quang Trung, Q. Gò Vấp
15. KFC Ngô Quyền
99 Ngô Quyền, Q. 5
16. KFC Trần Hưng Đạo
330 Trần Hưng Đạo, Q. 1
17. KFC Lê Văn Sỹ
407 C-D, Lê Văn Sỹ, Q. 3
Như vậy, riêng tại thị trường Tp.HCM, KFC đã có tổng cộng 17 cửa hàng, chủ yếu tập trung ở các địa điểm đông dân và có nhu cầu cao về mặt hàng thức ăn nhanh như quận 1, 3, 5,…Đây cũng là đều dễ hiểu, vì các khu vực này tập trung phần lớn những người bận rộn vì công việc, nên có nhu cầu cao về sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là thức ăn nhanh. Đồng thời, những nơi này cũng quy tụ khá cao khách nước ngoài vốn quá quen thuộc với loại thực phẩm này.
Hình thức nhượng quyền của KFC:
KFC vào Việt Nam cũng áp dụng cách nhượng quyền và rất thành công. Các cửa hàng KFC đều được đặt ở những vị trí tốt nhất: KFC Hai Bà Trưng, KFC Diamond Plaza, KFC Lê Lai… để đảm bảo chuỗi cửa hàng của mình luôn là sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng mỗi khi nghĩ đến thức ăn nhanh.
Yêu cầu đầu tư để có 1 cửa hàng KFC như sau: KFC có một số qui định về việc đầu tư để mở 1 chi nhánh KFC. Chi phí để mở 1 chi nhánh KFC là 25000 USD. Theo qui định tất cả đều được thanh toán bằng tiền mặt. Bên thuê (franchisee) có thể đầu tư vốn trong phạm vi tài chính của mình, đầu tư ban đầu có thể thấp hơn so với bảng báo giá dưới đây:
Hạng mục
Phí thành lập mức 1
Phí thành lập mức 2
Lệ phí nhượng quyền
25.000$
25.000$
Quảng cáo
5.000$
5.000$
Thiết bị
250.000$
250.000$
Tồn kho ban đầu
10.000$
10.000$
Bất động sản
832.000$
1.357.000$
Phí đào tạo
2.300$
2.300$
Những chi phí và quỹ khác (cho 3 tháng)
42.850$
33.000$
Tổng đầu tư
1.142.300$
1.732.300$
Ngoài lệ phí nhượng quyền, bên thuê còn phải chi trả 1 số khoản đầu tư ban đầu như đã nêu trong bảng trên. Và với 1 khoản chi phí tổng cộng này, bên thuê có thể mở 1 chi nhánh chính thức mang thương hiệu KFC.
Khi đã đi vào hoạt động, Chi nhánh KFC (bên thuê) phải trả cho công ty tiền bản quyền khoảng 4% hay 600 USD/tháng, phí quảng cáo trong khu vực 3% và quảng cáo toàn quốc khoảng 2% trong tổng thu nhập.
Và khi đã chính thức trở thành 1 chi nhánh KFC, chi nhánh đó sẽ được xem như là một đội “những khách hàng kỳ quặc”, mà mục đích của họ là đảm bảo thực khách luôn luôn nhận được sự phục vụ tốt nhất. Sở giao dịch và hệ thống đảm bảo chất lượng cũng sẽ cung cấp cho các chi nhánh nguồn thực phẩm an toàn, sự huấn luyện chu đáo với các cách thức kiểm tra sổ sách. Đồng thời, công ty KFC sẽ đồng ý bảo trợ độc quyền trong bán kính 1,5 dặm với số dân khoảng 30.000 người.
Kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa công ty và các franchisee là các đại lý KFC có quyền tự do chọn lựa và chuyển nhượng các chi nhánh với nhau.Các đại lý đa chi nhánh không chỉ có nhiều loại thực đơn thu hút thực khách mà họ còn không ngừng đẩy mạnh tên tuổi của mình và tìm kiếm thị trường đầu tư, chia sẻ những phương sách, không gian và nhân lực giữa những chi nhánh có thu nhập cao để tăng doanh thu cho họ. KFC gần đây tập trung vào mở rộng các chi nhánh như là phương tiện truyền bá chính để phát triển trong tương lai.
MC DONALD’S
Giới thiệu về công ty.
Được thành lập bởi 2 anh em nhà Mc Donald, Dick và Mac vào năm 1940 ở San Bernardino, Caliornia. Đến khi Ray Kroc - một người bán hàng gốc Chicago có năng khiếu marketing - cùng hợp tác với 2 anh em này thì công việc kinh doanh của họ mới thực sự phát đạt. Ray Kroc nhận ra rằng chìa khóa để thành công là nhanh chóng mở rộng kinh doanh, và cách tốt nhất để đạt được là thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu ngày nay. Hơn 70 % cửa hàng McDonald’s được điều hành theo cách này. Tại Anh Quốc, nhà hàng được chuyển nhượng đầu tiên mở vào năm 1986. Hiện nay tại đây đã có trên 1200 nhà hàng cùng với hơn 70.000 nhân công, trong đó có 36 % được quản lý bằng hình thức nhượng quyền.
Hiện nay có hơn 30.000 cửa hàng McDonald’s trên 119 quốc gia. Trong năm 2003, chúng đã phục vụ cho hơn 16 tỉ khách hàng, tương đương một bữa ăn trưa và một bữa ăn tối cho mọi người trên toàn thế giới. Với doanh thu 40 tỉ dollar trên toàn cầu, McDonald’s trở thành công ty cung cấp thực phẩm lớn nhất thế giới.
Hình thức nhượng quyền của Mc Donald’s.
Mc Donald’s là một ví dụ điển hình về nhượng quyền thương hiệu, cho phép bán những mặt hàng mang nhãn hiệu Mc Donald’s cho những người muốn kinh doanh tư nhân, hay còn gọi là người nhận quyền. Những thỏa thuận trong giấy phép cho phép McDonald’s đòi hỏi hình thức sản xuẩt hay những cách quản lý và chất lượng của sản phẩm. Đây là một thỏa thuận mà có thể làm hài lòng cho cả hai bên.
Thông qua việc nhượng quyền, Mc Donald’s có thể sở hữu hay ký hợp đồng thuê vị trí hay một nhà hàng. Những người nhận quyền sẽ mua những vật dụng, thiết bị và quyền sử dụng sự chuyển nhượng này trong vòng 20 năm. Để đảm bảo sự đồng bộ trên toàn thế giới, tất cả những người được chuyển nhượng phải dùng nhãn hiệu Mc Donald’s đã được tiêu chuẩn hóa, các thực đơn, cách bố trí thiết kế và hệ thống quản trị.
Để mở cửa hàng ăn nhanh McDonald’s, người nhận quyền cần mua “quyền kinh doanh” của Công ty McDonald’s. Để có tủ tư cách của một chủ cơ sở nhượng quyền theo quy ước thông thường, người nhận quyền phải có 175 ngàn USD (đây không được là khoản tiền vay mượn). Nhưng toàn bộ chi phí cho việc mở cửa hàng như thuê mặt bằng, xây dựng, trang trí, mua sắm trang thiết bị … sẽ nằm đâu đó trong khoảng từ 430 ngàn đến 750 ngàn USD, và 40% trong số này phải do người nhận quyền tự đầu tư (bằng tiền của bản thân).
Người nhận quyền sẽ trả trực tiếp cho công ty McDonald’s số tiền 45 ngàn USD gọi là “Phí đăng ký nhượng quyền ban đầu”. Những chi phí khác sẽ được thanh toán cho các nhà cung cấp, vì thế đây là loại phí duy nhất người nhận quyền phải trả cho McDonald’s. Sau đó, người nhận quyền sẽ tham gia một khoá huấn luyện nghiêm ngặt kéo dài 9 tháng, được dạy về các phương pháp làm việc theo đúng phong cách đặc trưng của McDonald’s như: tiêu chuẩn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status