Trách nhiệm dân sự trong pháp luật phong kiến Việt Nam - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Trách nhiệm dân sự trong pháp luật phong kiến Việt Nam



Bộ luật Hoàng Việt Luật Lệ có quy định, các vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường khi đã gây tổn hại, có thể đền bằng vật chất, có thể đền bằng tiền theo mức trung bình, có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, có thể khôi phục quyền sở hữu hay họ tự thoả thuận với nhau (được quy định tại các Điều 23, 87, 91, 134, 137, 138 ) của Bộ luật. Nhìn chung chính quyền chỉ can thiệp khi có tranh chấp mà thôi. Cá biệt có những trường hợp nếu do thiên tai, địch hoạ, lũ lụt có thể miễn giảm trách nhiệm dân sự.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Trách nhiệm dân sự trong pháp luật phong kiến việt nam
I) Giới thiệu chung
Pháp luật phong kiến Việt nam ra đời và ngay lập tức đã thể hiện vai trò đắc lực giúp vua chúa phong kiến trong việc điều hành và quản lý nhà nước. Con đường hình thành của pháp luật cũng đi từ sự kế thừa, sao chép thuần tuý những phong tục tập quán sẵn có trong dân gian, đến từng bước vận dụng xây dựng văn bản pháp luật chính thức. Tại từng triều đại, trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà hoạt động xây dựng pháp luật được quan tâm xây dựng và phát triển ở các mức độ khác nhau. Nhưng, dưới giác độ pháp điển hoá, pháp luật phong kiến Đại việt về căn bản có những bộ luật cơ bản như Bộ hình thư thời nhà Lý; Bộ hình thư thời nhà Trần; Quốc triều hình luật và Quốc triều khám tụng điều lệ thuộc triều hậu Lê và Bộ Hoàng việt luật lệ (Luật Gia Long) của triều Nguyễn…
Suốt thời kỳ Nhà nước phong kiến Đại việt, đặc biệt là giai đoạn từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, pháp luật phong kiến không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Mỗi triều đại thường chỉ ban hành một bộ luật tổng hợp vì vậy mà bộ luật đó có hiệu lực trong suốt thời kỳ tồn tại của triều đại đó. Triều Vua Lê từ Lê Thái Tổ đến Lê Thái Tông và tiếp đến là Lê Thánh Tông hoạt động xây dựng pháp luật có thể nói là phát triển rực rỡ nhất. Trong gần 40 năm trị vì của mình Lê Thánh Tông đã ban hành nhiều luật lệ và còn được lưu lại đến ngày nay. Không chỉ ban hành nhiều luật lệ (qua các chiếu, chỉ, đạo dụ, sắc phong...) mà hoạt động tập hợp hoá, pháp điển hoá pháp luật cũng được chú trọng thích đáng. Hai bộ luật quốc triều hình luật và quốc triều khám tụng triều Lê là kết quả của hoạt động pháp điển hoá nói trên. Bộ quốc triều hình luật là đỉnh cao của thành tựu lập pháp từ thế kỷ 15-18, là bộ luật tiêu biểu nhất trong lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam.
Nhìn chung các bộ luật trong thời kỳ này đều có nội dung tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau. Bố cục của các bộ luật về cơ bản đều mô phỏng theo các bộ luật của Trung quốc, cách trình bày của các bản điều dù trong lĩnh vực hình sự, hay các lĩnh vực hành chính, dân sự, ruộng đất, hôn nhân và gia đình,…..đều phổ biến là dùng các quy phạm pháp luật hình sự để trình bày. Các nhà làm luật phong kiến về cơ bản chưa có khái niệm phân chia pháp luật thành các ngành luật như thời cận hiện đại sau này. Tuy nhiên các bộ luật thuộc các triều đại phong kiến Việt nam đã phần nào điều chỉnh được các mối quan hệ xã hội trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Trong phạm vi chuyên đề nhỏ này, tui chỉ đi sâu nghiên cứu về chủ đề Trách nhiệm dân sự trong pháp luật phong kiến Việt Nam mà cụ thể là nó được thể hiện trong Bộ quốc triều hình luật và trong Luật Gia Long.
Bộ quốc triều hình luật và Bộ Hoàng Việt luật Lệ là kết quả của hoạt động pháp điển hoá pháp luật, nó là kết quả qua nhiều đời vua: từ soạn thảo đến bổ sung và hoàn chỉnh. Hai Bộ luật này là thành tựu lập pháp của triều Lê và triều Nguyễn, qua nhiều đời vua kế tiếp nhau trong đó nó được bổ sung hoàn chỉnh nhất là thời Lê Thánh Tông đối với Bộ Quốc Triều Hình Luật (Luật Hồng Đức) và thời Gia Long đối với Bộ Hoàng Việt luật Lệ (Luật Gia Long).
Về bố cục của bộ luật Quốc Triều Hình Luật: Theo bản dịch của Viện sử học, bộ luật này có 13 chương, tổng cộng có 722 điều. Ngoài ra, trước khi đi vào chương, điều mở đầu có các biểu đồ quy định các hạng để tang và tang phục về kích thước và các hình (roi, trượng, gông, dây sắt).
Về bố cục của bộ luật Hoàng Việt luật Lệ: Bộ Hoàng Việt luật Lệ gồm 398 điều, chia thành 22 quyển căn cứ vào chức năng, thẩm quyền của Lục bộ. Mở đầu bộ luật là lời tựa của Hoàng đế Gia Long, tiếp sau là Tổng mục về luật, lệ của vua Việt Nam.
II) trách nhiệm dân sự trong pháp luật phong kiến
Trong luật pháp phong kiến nói chung, Bộ Quốc triều hình luật và Bộ Hoàng Việt Luật Lệ nói riêng hình luật là nội dung trọng yếu và có tính chủ đạo. Đặc biệt là bộ Quốc triều hình luật thì ngay cái tên đã phản ánh tính chất luật hình của nó. Vì thế, trong cả 2 bộ luật này, ngoài một số điều khoản quy định trách nhiệm dân sự không liên quan đến chế tài hình sự, còn lại, chế tài dân sự luôn gắn chặt với chế tài hình sự. Các nhà làm luật sử dụng trách nhiệm dân sự chỉ là biện pháp hỗ trợ cho trách nhiệm pháp luật hình sự, biến trách nhiệm dân sự thành một biện pháp chế tài.
1. Trách nhiệm bồi thường dân sự do vi phạm khế ước (hợp đồng)
Trong Quốc triều hình luật quy định rất rõ về nguyên tắc ký kết các loại hợp đồng: Hợp đồng thực hiện phải trên cơ sở tự nguyện, phải bình đẳng phải trung thực, tài sản đem giao dịch phải là tài sản hợp pháp của chủ sở hữu.
Hợp đồng thường là văn khế (Văn tự) giữa hai bên tham gia hợp đồng, trong đó phải có sự chứng thực của một viên quan trong làng xã. Tại điều 366 (Tức điều 25 - Chương điền sản) quy định trách nhiệm dân sự của những người làm chúc thư, văn khế như sau: " Những ai làm chúc thư, văn khế mà không do quan trưởng làng viết thay và chứng kiến thì bị tội đánh 80 trượng, phạt tiền theo việc nặng nhẹ. Chúc thư văn khế ấy bị coi như không có giá trị. Biết chữ thì cho phép tự viết lấy"...
Trong bộ Quốc triều hình luật quy định 4 loại Hợp đồng chủ yếu:
- Hợp đồng mua bán ruộng đất (Thời bấy giờ gọi là bán đứt). Ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản, là tài sản chính trong gia đình. Vì thế đây là loại hợp đồng chiếm số lượng lớn trong các loại hợp đồng dân sự phong kiến. Hợp đồng mua bán ruộng đất được coi là hợp pháp khi có đủ hai điều kiện: ruộng đất đem ra bán là của mình và không được ức hiếp để mua ruộng đất. Ví dụ: Điều 355: “Người nào ức hiếp để mua ruộng đất của người khác thì phải biếm hai tư và cho lấy lại tiền mua”, điều 378: “Cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản, con trai thì xử phạt 60 trượng, biếm hai tư, con gái thì xử phạt 50 roi, biếm một tư; phải trả nguyên tiền cho người mua, điền sản trả cha mẹ.... Người biết sự việc mà mua thì mất số tiền mua...”
- Hợp đồng thuê mướn ruộng đất (Thời bấy giờ được gọi là cấy rẽ ruộng hay tá điền cấy nhờ ruộng). Việc cho thuê ruộng đất là có thời hạn, hay có thể tiếp tục năm này qua năm khác (Tuỳ theo sự thoả thuận của chủ ruộng và ngươi thuê ruộng). Vì vậy các nhà làm luật đã dự liệu các tá điền sinh lòng tham muốn chiếm ruộng đất của chủ. Trong điều 356 (Điều 15 - Chương Điền sản) quy định như sau: " Tá điền cấy nhờ ruộng nhà kẻ khác mà trở mặt nói là của mình thì phạt 60 trượng, biếm hai tư. nếu chủ ruộng có văn tự xuất trình ra thì tá điền ấy phải đền gấp đôi tiền ruộng đất. Không có văn tự thì trả nguyên tiền là đủ"
- Hợp đồng về cầm cố ruộng đất: đây loại hợp đồng rất thông dụng vì ruộng đất đối với nông dân là nguồn sống, là máu ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status