Tìm hiểu pháp luật về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I. Khái quát về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài 2
1.1. Khái niệm về đầu tư ra nước ngoài 2
1.2. Vai trò của hoạt động đầu tư ra nước ngoài 2
1.3. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài 3
Chương II. Thực trạng pháp luật về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài 5
2.1. Chủ thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài 5
2.2. Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài 6
2.3. Hình thức đầu tư 6
2.4. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài 7
2.5. Điều kiện cấp giấy phép chứng nhận đầu tư 9
2.6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài 10
Chương III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về đầu tư Việt Nam ra nước ngoài 12
1. Những khó khăn của doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài 13
2. Những hạn chế của pháp luật đối với DN DTRNN 17
KẾT LUẬN 19
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tư, trong 8 tháng đầu năm 2007, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 18 dự án với số vốn đăng ký gần 287 triệu USD, nâng tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam lên con số 200 với tổng số vốn trên 1 tỉ USD. Trước tính cấp thiết của xã hội về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài nên để hiểu rõ về nội dung và thực trạng của các vấn đề liên quan cụ thể đến bộ Luật này, tui đã chọn đề tài “Tìm hiểu pháp luật về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài” làm tiểu luận Môn học Pháp luật về đầu tư.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI
KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Ðầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Năm 2006, Luật Đầu tư đã được ban hành và tiếp theo sau đó trong cả năm 2007 thì các Nghị định hướng dẫn đầu tư ra nước ngoài đã được xây dựng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài thuận lợi hơn. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thêm vào đó Đề án khuyến khích đầu tư ra nước ngoài đã được Bộ Kê hoạch Đầu tư xây dựng trình Chính phủ ban hành trong đầu năm 2007. Đề án đã cụ thể hoá các chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các địa bàn và lĩnh vực.
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đầu tư vào 33 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với 200 dự án. Ngoài một số dự án tại các thị trường như Nam Phi, Australia, Hàn Quốc, hầu hết các dự án còn lại đề tập trung vào Lào, Campuchia, Singapore...Trong số 200 dự án đó, 70 dự án được triển khai tại Lào với số vốn 461 triệu USD, chiếm 44,7% tổng số vốn, Algeria chiếm 23,5%, tiếp theo là Iraq, Campuchia và Nga.
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng mà phát triển nhất là thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất và chế biến hàng gia dụng. Sản xuất vật liệu xây dựng chiếm gần một nửa số dự án và gần 70% số vốn kế đến là nông nghiệp và dịch vụ.
Việt Nam hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Lào. Trên thực tế, Việt Nam góp một lượng lớn vốn đầu tư lớn vào Lào là nhờ những dự án tầm cỡ giữa hai nước, như Thuỷ điện Xekaman III với 247 triệu USD, dự án trồng cao su 32 triệu USD của Tổng công ty Cao su, dự án trồng cao su 24 triệu USD của Công ty Cao su Đăk Lăk. Về phía Lào, Lào đang rất cần nhiều dự án đầu tư khác như xây dựng trung tâm chẩn đoán ý khoa, trung tâm thương mại, sản xuất nhựa, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản xuất gạch ceramic, kính, đầu tư công nghiệp dệt, dịch vụ vận chuyển. Thủ đô Vientiane cũng chưa có bệnh viện chẩn đoán hình ảnh và cũng chưa có đại siêu thị trong khi nhu cầu cho những dịch vụ này ngày càng cao.
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm nay tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt 300 triệu USD. Ngoài các thị trường chính như Lào, Campuchia, các doanh nghiệp đang hướng đến những thị trường khác, cụ thể là các nước Mỹ Latinh để thăm dò, khai thác dầu khí và đầu tư vào một số ngành hấp dẫn khác
Về mặt chính sách, Thủ tướng vừa ban hành Nghị định 121/2007/NĐ-CP qui định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động khai thác dầu khí. Theo đó, Chính phủ sẽ chấp thuận đầu tư với các dự án dầu khí sử dụng vốn Nhà nước từ 1.000 tỉ đồng trở lên hay vốn của các thành phần kinh tế từ 3000 tỉ đồng trở lên. Các dự án không thuộc phạm vi qui định trên sẽ do thay mặt chủ sở hữu hay nhà đầu tư quyết định. Nghị định cũng qui định trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có quyết toán thuế hay văn bản có giá trị pháp lý tương đương qui định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận về Việt Nam, trừ các khoản lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư hay đầu tư cho các dự án dầu khí khác. Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn trên, nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do, trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá 2 lần, mỗi lần không quá 6 tháng
Về phía các doanh nghiệp, sau chuyến tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Mỹ vừa qua, Tổng giám đốc công ty Mitsustar Việt Nam khẳng định Mitsustar Việt Nam sẽ sớm thành lập Công ty Hàng gia dụng Mitsustar trên đất Mỹ và từng bước niêm yết cổ  phiếu tại thị trường này.
Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank) sẽ là ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở văn phòng thay mặt tại Trung Quốc sau khi đã được thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel cũng đang xúc tiến mở văn phòng thay mặt tại Hồng Kông và Mỹ, sau khi triển khai dự án Công ty Cambodia Viettel tại Campuchia. Viettel sẽ nâng Ban dự án Đầu tư ra nước ngoài lên thành công ty cổ phần với sự tham gia của nhiều đối tác.
Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng tăng, dự kiến năm 2008 sẽ lên đến 500 triệu USD.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI
2.1 CHỦ THỂ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
2.1.1 Doanh nghiệp Việt Nam được đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
b) Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
c) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Công ty;
d) Doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân.
(Các doanh nghiệp nêu tại khoản này sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp Việt Nam).
2.1.2 Đầu tư ra nước ngoài của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định riêng của Chính phủ.
2.1.3 Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau:
- Dự án đầu tư ra nước ngoài có tính khả thi;
- Có năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư ra nước ngoài;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
2.1.4 Doanh nghiệp Việt Nam được đầu tư ra nước ngoài bằng:
- Máy móc, thiết bị, bộ phận rời; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu;
- Giá trị quyền sở hữu công nghiệp; bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật;
- Tiền nước ngoài;
- Các quyền tài sản khác trừ những quyền tài sản không được phép chuyển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền, tài sản này phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, quy định về xuất khẩu và chuyển giao công nghệ;
2.2 LĨNH VỰC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Theo điều 74, Nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status