Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài 1
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu tiểu luận luận 2
CHƯƠNG 1 3
NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP 3
1.1. Khái niệm giám sát 3
1.1.1.Cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp: 3
1.1.2. Khái niệm giám sát: 5
1.1.3. Mục đích giám sát: 9
1.2. Nội dung giám sát 9
1.2.1. Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân 9
1.2.2. Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân 10
1.2.3. Giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương 10
1.3. Hình thức thực hiện quyền giám sát 11
1.3.1.Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân: 11
1.3.2. Giám sát của thường trực Hội đồng nhân dân 13
1.3.3. Hoạt động giám sát của các Ban của Hội đồng nhân: 14
1.3.4. Hoạt động giám sát của Đại biểu Hội đồng nhân dân: 16
CHƯƠNG 2 18
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 18
2.1. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. 18
2.1.1. Những thành tựu đạt được từ hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân: 18
2.1.2. Những tồn tại trong hoạt động giám sát của Hội đông nhân dân các cấp: 24
2.2. Phương hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong giai đoạn hiện nay. 28
2.2.1. Cần sớm ban hành luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân để thể chế hoá chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân trong một văn bản thống nhất: 28
2.2.2. Đổi mới cách hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân để hoạt động giám sát đạt hiệu quả cao: 29
2.2.3. Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp, giám sát cuả Thường trực Hội đồng nhân dân, giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân và giám sát của các đại biểu Hội đồng nhân dân: 32
2.2.4.Tăng cường mối quan hệ gắn bó, sự phân công hợp lý, phối hợp điều hoà giữa các cơ quan thực hiện hoạt động giám sát để hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thực sự phát huy hiệu quả: 37
2.2.5. Đảm bảo tính quyền lực thực tế của Hội đồng nhân dân ở địa phương. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước: 41
KẾT LUẬN 44
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ộng giám sát - Cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND.
So với các văn bản pháp luật trước đó, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 quy định: “Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương”( Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003).
Như vậy giám sát được xác định là một trong ba chức năng của HĐND, được quy định trong Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của việc thực hiện chức năng giám sát và mối quan hệ giữa chức năng giám sát với chức năng còn lại của HĐND các cấp trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở các quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND 1994 cùng các văn bản có liên quan, từ thực tiễn về hoạt động giám sát của HĐND trong thời gian qua cho thấy yêu cầu đặt ra phải xác định rõ phạm vi, cách và cơ chế giám sát của HĐND.Trước tình hình đó, việc sửa đổi và ban hành Luật tổ chức của HĐND và UBND mới tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động giám sát của HĐND đạt hiệu quả là yêu cầu cấp thiết. Qua một thời gian lấy ý kiến của nhân dân (đặc biệt là những người làm công tác thực tiễn trong cơ quan chính quyền địa phương ), ngày 26-11-2003 Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức HĐND và UBND mới trong đó bổ sung Chương III quy định về: “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân ”(Gồm 25 điều).
Theo quy định Chương III Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 thì phạm vi, thẩm quyền giám sát của mỗi chủ thể được xác định rõ ràng. Song hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi chủ thể thực hiện tốt hoạt động giám sát của mình tạo điều kiện cho các chủ thể khác hoàn thành nhiệm vụ giám sát trong lĩnh vực được giao. Hiệu quả giám sát của HĐND phụ thuộc vào hiệu quả giám sát của từng chủ thể trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát.
Những quy định cụ thể về chức năng, quyền hạn, phạm vi giám sát của HĐND trong Chương III Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hoạt động giám sát của HĐND muốn đạt hiệu quả cao thì trước hết các cơ quan, bộ phận thực hiện nhiệm vụ đó phải đồng bộ, thống nhất nội tại với nhau tạo nên một hệ thống chỉnh thể. Đồng thời khi xác định rõ thẩm quyền hoạt động của từng cơ quan, bộ phận, từng khâu trong giám sát thì giữa chúng nhất thiết phải có một đầu mối chỉ đạo tập trung cho mọi sự liên hệ, phối hợp. Quy định mới của Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 đã đáp ứng về cơ bản các yêu cầu này. Hơn thế để tránh sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giám sát của từng chủ thể giám sát thì pháp luật phải phân biệt rõ phạm vi thẩm quyền mỗi chủ thể giám sát. Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 đã đáp ứng yêu cầu đó mà trước hết thể hiện quy định về: Thành lập Thường trực Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã). Theo quy định Luật tổ chức HĐND và UBND 1994 thì: Thường trực HĐND chỉ được thành lập ở HĐND cấp tỉnh và cấp huyện. Ở cấp xã không có Thường trực HĐND. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của HĐND trong nhiều năm qua cho thấy: Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND cấp xã mặc dù không phải là thành viên Thường trực HĐND nhưng về chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật thì về cơ bản, đã thực hiện nhiệm vụ của Thường trực HĐND. Song chính vì Luật chưa có quy định về việc thành lập Thường trực HĐND ở cấp xã nên hoạt động của HĐND cấp xã còn mờ nhạt, nhất là hoạt động giám sát. Để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, tại kỳ họp thứ IX Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật tổ chức HĐND và UBND mới trong đó bổ sung quy định Thường trực HĐND được thành lập ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã. Từ đây thẩm quyền hoạt động của HĐND cấp xã được đề cao. Điều đó có nghĩa là pháp luật đã bổ sung một hình thức giám sát của HĐND cấp xã - giám sát thường xuyên thông qua Thường trực HĐND.
Thành phần Thường trực HĐND theo Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 có sự thay đổi. Theo Luật tổ chức HĐND và UBND 1994 thì thành phần Thường trực HĐND cấp tỉnh và cấp huyện bao gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND. Vì thế trong cơ cấu Thường trực HĐND ở các địa phương chỉ có một thành viên hoạt động chuyên trách. Trong khi đó bí thư (hay phó bí thư) cấp uỷ kiêm Chủ tịch HĐND, do đó Thường trực HĐND không thể bao quát hết công việc, càng không thể đa năng và có đủ thời gian để thực hiện hoạt động giám sát của mình. Hoạt động giám sát của HĐND thông qua Thường trực cũng vì thế mà bị hạn chế rất nhiều. Theo Điều 52 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 thì: “Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và Uỷ viên thường trực. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp”.
Như vậy, thành phần Thường trực HĐND cấp tỉnh và cấp huyện có sự thay đổi (kế thừa Luật tổ chức HĐND và UBND sửa đổi 30-6-1989) bổ sung chức danh Uỷ viên Thường trực. Việc tăng số lượng thành viên Thường trực HĐND cấp tỉnh và cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động giám sát. Cùng với quy định: “Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp” nhằm đảm bảo cho hoạt động giám sát được khách quan hơn, góp phần từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND cho tương xứng với vị trí, vai trò của HĐND trong giai đoạn hiện nay.
Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 đề cao vai trò của Thường trực HĐND các cấp, nhất là cấp xã là cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Là cơ sở pháp lý quan trọng để thông qua Thường trực, HĐND thực hiện quyền giám sát thường xuyên của mình đối với UBND, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân ở địa phương, đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả.
b. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đã đạt được những thành tựu sau:
- Đảm bảo thực hiện Nghị quyết của HĐND, chủ trương, chính sách của Nhà nước ở địa phương.
Giám sát việc chấp hành pháp luật là chức năng của cơ quan quyền lực Nhà nước. Với vị trí là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, HĐND được Quốc hội trao quyền th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status