Địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Địa vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam



MỤC LỤC
Lời mở đầu. 2
CHƯƠNG I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH THEO LUẬT ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 4
I. KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH THEO LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 4
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH. 9
III - VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 11
CHƯƠNG II - QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP, QUẢN LÝ,
GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 14
I - VỀ VẤN ĐỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 14
II - VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ 23
III - GIẢI THỂ VÀ THANH LÝ DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH. 30
IV - PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH. 33
CHƯƠNG III - QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 35
I. TRONG LĨNH VỰC GÓP VỐN. 35
II. TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CƠ BẢN. 37
III. TRONG LĨNH VỰC TỔ CHỨC KINH DOANH 40
IV. TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH 43
V- TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI. 51
VI. TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN - THỐNG KÊ. 54
VII. TRONG LĨNH VỰC QUAN HỆ LAO ĐỘNG. 59
VIII. TRONG LĨNH VỰC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, BẢO VỆ MỘI TRƯỜNG. 63
IX. TRONG LĨNH VỰC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP. 65
Kết Luận và kiến nghị 68
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. (Điều 53 Luật đầu tư). Thời hạn thanh lý doanh nghiệp không quá 6 tháng kể từ khi hết thời hạn hoạt động hay từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp trước thời hạn. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y, thời hạn này có thể kéo dài hơn, nhưng không quá một năm.
2.1. Thành lập Ban Thanh lý doanh nghiệp liên doanh.
Chậm nhất 6 tháng kể từ khi hết thời hạn hoạt động hay chậm nhất 30 ngày sau khi có quyết định giải thể doanh nghiệp liên doanh trước thời hạn, Hội đồng quản trị có trách nhiệm thành lập Ban Thanh lý doanh nghiệp gồm thay mặt của các bên liên doanh. Các thành viên Ban Thanh lý có thể được chọn trong các nhân viên của doanh nghiệp liên doanh, hay các chuyên gia ngoài doanh nghiệp liên doanh. Hội đồng quản trị quy định quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Thanh lý.
Nếu quá thời hạn nêu trên mà Hội đồng quản trị không tự thành lập được Ban Thanh lý thì cơ quan cấp Giấy phép đầu tư sẽ quyết định thành lập Ban Thanh lý để tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp liên doanh. Khi đó, Ban Thanh lý sẽ có một số quyền hạn và trách nhiệm khác với Ban Thanh lý do Hội đồng quản trị thành lập như: Ban Thanh lý có toàn quyền độc lập với Hội đồng quản trị trong việc tiến hành thanh lý phù hợp với nội dung được quy định trong quyết định thành lập và chịu trách nhiệm trước Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan, Toà án về những hoạt động của mình.
Ban Thanh lý thay mặt cho doanh nghiệp liên doanh đang giải thể, chịu trách nhiệm trước Toà án, các cơ quan Nhà nước cho mọi hành vi thanh lý của mình.
2.2. Hoạt động của Ban Thanh lý.
Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập, Ban Thanh lý phải hợp phiên đầu tiên để thông qua kế hoạch, cách và kinh phí trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Ban Thanh lý có trách nhiệm thông báo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ngày thành lập và ngày chính thức hoạt động của Ban.
Ban Thanh lý có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tiếp nhận và kiểm tra lại toàn bộ sổ sách kế toán của doanh nghiệp, thu lại con dấu của doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết.
- Xác định và liệt kê tài sản của doanh nghiệp.
- Quản lý và đánh giá hiện trạng giá trị còn lại của các tài sản.
- Kiến nghị cách thanh lý và phê chuẩn tài sản còn lại của doanh nghiệp.
- Trong trường hợp được Hội đồng Quản trị uỷ quyền thì Ban Thanh lý có thể đứng ra thực hiện việc thanh lý và phân chia tài sản thanh lý.
2.3. Trình tự thanh lý.
Sau khi kê biên, thẩm định tài sản của doanh nghiệp liên doanh thì Ban Thanh lý tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Tài sản thanh lý sẽ được ưu tiên thanh toán là mọi chi phí về thanh lý doanh nghiệp liên doanh. Các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp liên doanh được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau:
- Lương và các chi phí bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp còn nợ người lao động;
- Các khoản thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp đối với Nhà nước Việt nam.
- Các khoản vay (kể cả lãi)
- Các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp.
Sau khi đã thanh lý tài sản của doanh nghiệp theo trình tự ưu tiên nêu trên, nếu tài sản còn dư lại sẽ được phân chia cho các bên liên doanh theo thoả thuận.
Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc thanh lý, doanh nghiệp liên doanh có trách nhiệm nộp Giấy phép đầu tư, báo cáo thanh lý, hồ sơ hoạt động cho cơ quan cấp Giấy phép đầu tư và nộp con dấu cho cơ quan cấp dấu. Báo cáo thanh lý phải được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thu hồi Giấy phép đầu tư và thông báo cho các cơ quan hữu quan.
Trong trường hợp có tranh chấp giữa các bên liên doanh, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư vẫn quyết định chấm dứt hoạt động thanh lý nếu đã hết thời hạn thanh lý theo quy định của pháp luật các vấn đề tranh chấp về việc thanh lý giữa các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh với nhau trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải giữa các bên. Nếu hoà giải không thành thì các bên tranh chấp có thể thoả thuận một trong các cách giải quyết sau đây:
- Toà án Việt Nam.
- Trọng tài Việt Nam hay Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế.
- Trọng tài do các bên thoả thuận thành lập.
IV - Phá sản doanh nghiệp liên doanh.
Phá sản doanh nghiệp là một hiện tượng phổ biến trên thế giới, là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phá sản hết sức đa dạng. Đó có thể là do đặc điểm của nền kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh; do sự yếu kém về năng lực tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do nhà đầu tư không thích ứng được với những biến động của nền kinh tế thị trường; cũng có thể là do nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ dự án đầu tư ... Ngoài những nguyên nhân chủ quan nói trên, thực tế cũng cho thấy cũng có thể do những nguyên nhân bất khả kháng gây ra.
Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng vậy, các doanh nghiệp cũng có thể bị rơi vào tình trạng phá sản là điều không thể tránh khỏi, điều này dẫn đến doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động. Do vậy sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng trước hết là người lao động làm việc trong doanh nghiệp đó, các chủ nợ cũng như toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết phá sản doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp đã được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/1994.
Theo quy định tại Điều 2 Luật phá sản doanh nghiệp “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hay bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính mà vẫn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn”.
Tuy hình thức đầu tư doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng là một pháp nhân Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Do vậy có thể hiểu “Doanh nghiệp liên doanh lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hay bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn”.
Theo quy định của pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam, dấu hiệu để xác định doanh nghiệp gặp khó khăn hay bị thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh là:
- Doanh nghiệp liên doanh kinh doanh bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn. Thể hiện sau 30 ngày mà chủ nợ gửi Giấy đòi nợ mà không trả được thì bị coi là mất khả năng thanh toán.
- Doanh nghiệp liên doanh không đủ trả lương cho người lao động trong 3 tháng liên tiếp có nghị quyết của công đoàn hay đại hiện người lao động (nơi chưa có tổ chức công đoàn) yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Khi xuất hiện một hay các dấu hiệu nói trên thì doanh nghiệp liên doanh phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết. Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì bị coi là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status