Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 - Những vấn đề pháp lý cơ bản - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 - Những vấn đề pháp lý cơ bản



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3
I- Quá trình hình thành và phát triển của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 4
1. Đầu tư nước ngoài - vai trò của đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam 5
1.1. Khái niệm đầu tư nước ngoài 5
1.2. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nền kinh tế Việt Nam 7
2. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - các văn bản pháp lý trong tiến trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài 11
3. Kết luận 14
II- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2000 - bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 15
1. Nội dung khái quát 15
2. Các giải pháp trong tương lai nhằm hiện thực hoá sức thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 16
CHƯƠNG II: LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NĂM 2000 - NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN 20
I- Phạm vi đối tượng điều chỉnh và các biện pháp đảm bảo đầu tư 22
1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh 22
2. Các biện pháp đảm bảo đầu tư 23
2.1. Đảm bảo đối xử công bằng với mọi nhà đầu tư 24
2.2. Các biện pháp đảm bảo quyền sở hữu tài sản và quyền sở hữu công nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài 27
2.3. Biện pháp bảo đảm trong trường hợp thay đổi pháp luật gây thiệt hại cho đầu tư nước ngoài 30
2.4.Biện pháp bảo đảm liên quan tới chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thanh toán khác ra nước ngoài 32
II- Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 33
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh 34
2. Doanh nghiệp liên doanh 35
3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 37
4. Hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT 38
III- Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 39
1. Bên nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh 40
2. Doanh nghiệp liên doanh 41
3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 42
IV- Quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài 43
1. Nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài 43
2. Các cấp quản lý đầu tư nước ngoài 45
V- Giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 48
1. Phạm vi các tranh chấp phát sinh trong đầu tư nước ngoài 48
2. Thẩm quyền giải quyết và luật được áp dụng 49
CHƯƠNG III: LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NĂM 2000-NHỮNG QUY ĐỊNH BỔ XUNG VÀ SỬA ĐỔI 52
I- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 52
1. Nội dung quy định bổ xung 53
2. Các quy định sửa đổi Luật đầu tư năm 1996 54
2.1. Những quy định chung 55
2.2. Hình thức đầu tư 55
2.3. Biện pháp đảm bảo đầu tư 55
2.4. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 56
2.5. Quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài 60
3. Đánh giá chung 62
II- Nâng cao hiệu quả điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài - những vấn đề cần quan tâm 64
1. Môi trường chính trị, xã hội và kinh tế 64
1.1. Môi trường chính trị xã hội 64
1.2. Môi trường kinh tế 66
2. Môi trường pháp lý 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ờng, luôn có sự vận động và thay đổi xảy ra mà các nhà làm luật không thể lường trước được, nên các quy định trên đã tạo ra sự yên tâm tin tưởng cho các nhà đầu tư khi Nhà nước trước yêu cầu phải thay đổi bổ xung, đề ra các chính sách pháp luật mới cũng không gây thiệt hại tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, đảm bảo cho các nhà đầu tư là một biện pháp nhằm thu hút FDI ngày càng nhiều vào Việt Nam góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển.
Qua đó ta thấy Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 là rất thông thoáng, có tính canh tranh cao so với Luật đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực, đồng thời những quyền lợi của các nhà đầu tư được Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm và bảo hộ chặt chẽ.
2.4- Biện pháp đảm bảo liên quan tới chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thanh toán khác ra nước ngoài.
Bản chất của FDI và các hoạt động đầu tư quốc tế là tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Khi đã thu được lợi nhuận, đương nhiên các chủ đầu tư có toàn quyền sử dụng khoản lợi nhuận đó theo các hướng khác nhau. hay là chuyển lợi nhuận về nước hay là tái đầu tư để đạt lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên hoạt động chu chuyển này không được tiến hành tuỳ tiện mà vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước sở tại thông qua các quy định của Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản khác có liên quan điều chỉnh lĩnh vực này.
Nói chung Nhà nước Việt Nam rất cởi mở trong việc quy định cho phép các chủ đầu tư chuyển ra nước ngoài các khoản thu nhập hợp pháp của họ. Cụ thể như sau:
Điều 22 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 quy định: Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được chuyển ra nước ngoài:
1- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh
2- Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật dịch vụ.
3- Tiền gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài trong quá trình hoạt động
4- Vốn đầu tư
5- Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Việc quy định các biện pháp đảm bảo trên thể hiện sự quan tâm ưu đãi của Nhà nước Việt Nam tới lợi nhuận và tài sản của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Giúp cho các nhà đầu tư sử dụng vốn, lợi nhuận của mình một cách có hiệu quả nhất. Các biện pháp bảo đảm này còn giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển vốn nhanh, đáp ứng nhu cầu cần thiết tránh được rủi ro trong kinh doanh.
Điều 23 Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 còn quy định:
"Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay làm việc cho các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, sau khi nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật được chuyển ra nước ngoài khoản thu nhập hợp pháp của mình".
Như vậy bên cạnh những biện pháp bảo đảm về quyền sở hữu tài sản và quyền sở hữu công nghiệp thì biện pháp bảo đảm đối với việc chuyển vốn, lãi và các khoản thu nhập hợp pháp khác về nước, thực sự đã loại bỏ được những tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường pháp lý đang phát triển như ở Việt Nam.
II- các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay hầu hết chính sách thu hút trực tiếp nước ngoài của các nước trên thế giới đều phải dựa trên hai yếu tố đó là tình hình kinh tế trong nước và luật pháp đầu tư phải phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
Bước vào thập kỷ 90, nhờ thực hiện chính sách đổi mới do Đại hội Đảng VII đề ra, nên tình hình nước ta có một số chuyển biến tích cực. Kết quả đã tạo ra động lực mới trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giải quyết căn bản vấn đề lương thực và từng bước đẩy lùi lực lượng lạm phát. Đây là thuận lợi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế đối ngoại, đồng thời nhờ thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, nước ta từng bước phá thế bị động,bao vây cấm vận, vượt qua nhiều khó khăn và thách thức để mở rộng các quan hệ hợp tác với bên ngoài. Cho đến nay nước ta đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với trên 160 quốc gia, trong đó có tất cả các cường quốc và trung tâm kinh tế lớn trên thế giới, kể cả 5 nước thường trực hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Thời gian qua nước ta cũng đã tích cực tham gia quá trình hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế thông qua việc ra nhập ASEAN, ký Hiệp định hợp tác chung với liên minh Châu Âu (EU), là quan sát viên tổ chức thương mại quốc tế (WTO), tham gia các cuộc họp cấp cao á - âu (ASEM) và tham gia các diễn đàn quốc tế về hợp tác tiểu vùng, khu vực và toàn cầu. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN Việt Nam đã chính thức gia nhập khu vực Mậu dịch tự do (AFTA) sự kiện này tạo cho Việt Nam một thị trường rộng lớn, tạo ra những khả năng tăng cường hợp tác thương mại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh của đất nước.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 được ban hành trong bối cảnh toàn cầu hóa, đã giành những quy định rất ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình đầu tư vào Việt Nam. Điều 1 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 có quy định:" Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi..." các hình thức đầu tư được đánh giá là đa dạng và đều là những hình thức phổ biến. Trên thế giới hiện nay bao gồm:
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Doanh nghiệp liên doanh
+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
+ Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO)
Hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT)
1- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí kết giữa hai bên hay nhiều bên (sau đây là gọi là các bên hợp doanh) quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên, để tiến hành đầu tư ở Việt Nam mà không thành lập pháp nhân. Như vậy đặc điểm của hình thức đầu tư này là:
- Hợp đồng sản xuất kinh doanh, thực hiện phân chia lợi nhuận, hay kết quả kinh doanh.
- Không thành lập pháp nhân
- Hình thành các quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau trên cơ sở hợp đồng. Bên nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước.
Trên thực tế đây không phải là một hình thức phổ biến ở Việt Nam dù hình thức này có đặc điểm là đơn giản hóa quá trình đầu tư. Mỗi bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau và mỗi bên có nghĩa vụ độc lập với Nhà nước và pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên hình thức hợp tác kinh doanh có hạn chế là tạo ra những khó khăn trong việc các bên kiểm soát hoạt động của nhau như về chi phí sản xuấ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status