Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động tại doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động tại doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền



MỤC LỤC
NỘI DUNG *** TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU: 01
2. Lý do chọn đề tài: 01
3. Mục tiêu nghiên cứu: 02
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu : 02
5. Phương pháp nghiên cứu: 03
6. Cơ cấu đề tài: 03
2. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THẬT HIỀN . .04
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp . 04
2.1.1. Quá trình hình thành. 04
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ. 04
1.1.3.Cơ cấu quản lý. 05
1.1.4.Khái quát về tình hình kinh doanh. 06
1.1.5.Kết quả hoạt động kinh doanh . 09
1.2Phân tích hiệu quả sử dụng lao động. 14
1.1.5 Phân tích tình hình biến động về số lượng và cơ cấu lao động. 15
1.2.2Phân tích về chất lượng lao động. 18
1.2.3.Tình hình phân bố và sử dụng lao động. 18
1.1.4.Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. 18
2. CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN. 21
1.1 Hợp đồng lao động trong Doanh Nghiệp. 21
1.1.1. Khái niệm, và đặc điểm của hợp đồng lao động. 21
1.1.1.1 Khái niệm. 21
1.1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng lao động. 21
1.1.2 Ý nghĩa của hợp đồng lao động. 21
1.1.3 Đối tượng và phạm vi áp dụng: 25
1.1.4 Giao kết hợp đồng lao động: 25
1.1.4.1 Nguyên tắc, điều kiện, cách thức giao kết hợp đồng 25
1.1.4.2 Các loại hợp đồng. 26
1.1.4.3 Hình thức của hợp đồng lao động. 26
1.1.4.4 Nội dung của hợp đồng lao động. 26
1.1.4.5 Hiệu lực của hợp đồng. 27
1.1.4.6 Hợp đồng lao động vô hiệu. 27
1.1.4.7 Thử việc. 27
1.1.5 Thực hiện, thay đồi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng: 28
1.1.5.1 Thực hiện hợp đồng. 28
1.1.5.3 Thay đổi nội dung hợp đồng. 28
1.1.5.4 Tạm hoãn hợp đồng. 38
1.1.5.5 Chấm dứt hợp đồng. 39
1.1.5.6 Giải quyết hậu quả khi chấm dứt hợp đồng 30
1.2Các quy định về thỏa ước lao động tập thể. 31
1.1.5 Khái niệm. 31
1.1.5 Nội dung thỏa ước tập thể. 31
1.1.5 Đại diện thương lượng thỏa ước tập thể. 32
1.1.5 Ký kết thỏa ước tập thể. 32
1.1.5 Thực hiện thỏa ước. 32
2.3. Chế độ quản lý lao động tại Doanh nghiệp. 33
1.1.5 Tiền lương, phụ cấp và tiền thưởng. 33
2.3.1 Tiền lương. 33
2.3.2 Phụ cấp. 34
2.3.3 Tiền thưởng. 35
1.1.5 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. 35
2.3.1 Thời giờ làm việc. 35
2.3.1.1. Khái niệm. 35
2.3.1.2. Ý nghĩa thời gian làm việc. 36
2.3.1.3. Phân loại thời gian làm việc. 36
2.3.1.4. Thời gian làm thêm giờ. 36
2.3.1.5. Thời gian làm việc ban đêm. 37
2.3.2 Thời giờ nghỉ ngơi. 37
1.1.5 Chế độ bảo hộ lao động. 39
2.3.1 Chế độ trang bị phương tiện cá nhân. 39
2.3.2 Chế độ khám sức khỏe cho người lao động. 39
2.3.3 Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. 40
2.3.4 Bảo hộ lao động bằng thời gian làm việc. 40
1.1.5 Về lao động nữ. 40
2.3.1 Những ưu đãi đối với lao động nữ. 40
2.3.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động nữ. 41
2.4. Pháp luật về kỷ luật lao động tại Doanh nghiệp . 43
1.1.5 Khái niệm kỷ luật lao động. 43
1.1.5 Ý nghĩa kỷ luật lao động. 44
1.1.5 Nội dung kỷ luật lao động. 42
2.4.1 Nguyên tắc ban hành nội quy. 42
2.4.2 Nội dung cơ bản của bảng nội quy. 43
1.1.5 Những biện pháp đảm bảo kỷ luật lao động. 43
1.1.5 Trách nhiệm kỷ luật. 44
1.1.5 Trách nhiệm vật chất của người lao động. 45
2.5. Các quy định về Bảo hiểm xã hội tại Doanh nghiệp . 47
1.1.5 Khái niệm. 47
1.1.5 Đối tượng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. 48
1.1.5 Quỹ bảo hiểm xã hội. 48
1.1.5 Các chế độ bảo hiểm xã hội. 49
2.6. Pháp luật công đoàn và giải quyết tranh chấp lao động. 56
1.1.5 Pháp luật về Công đoàn 50
1.1.5 Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại Doanh nghiệp . 51
3. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT. 54
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật lao động của Doanh nghiệp . 54
1.1.5 Pháp luật về công tác tuyển dụng lao động tại Doanh nghiệp 54
1.1.5 Sắp xếp tổ chức và bố trí lao động tại Doanh nghiệp . 55
1.1.5 Chất lượng lao động tại Doanh nghiệp . 56
1.1.5 Môi trường, điều kiện làm việc tại Doanh nghiệp . 57
1.1.5 Pháp luật về lao động và tiền lương của Doanh nghiệp . 58
1.1.5 Việc xử lý kỷ luật tại Doanh nghiệp thời gian qua 60
3.2.1 Ý nghĩa của xử lý kỷ luật 60
3.2.2 Biện pháp đảm bảo xử lý kỷ luật trong Doanh nghiệp 60
3.2.3 Nguyên tắc mà Doanh nghiệp áp dụng để xử lý trách nhiệm kỷ luật đối với người lao động vi phạm 62
3.2.4 Những căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật đối vời người lao động vi phạm bị kỷ luật 62
3.2.5 Những hình thức kỷ luật lao động 63
1.1.5 Vai trò, vị trí của Công đoàn cơ sở trong Doanh nghiệp . 64
3.3. Hướng giải quyết thực trạng thực hiện pháp luật lao động tại Doanh nghiệp . 65
1.1.5 Kết quả thực hiện pháp luật lao động của Doanh nghiệp 65
3.3.1 Về công tác tuyển dụng. 65
3.3.2 Pháp luật lao động có ảnh hưởng đến công tác sản xuất và bố trí lao động tại Doanh nghiệp . 66
3.3.3 Áp dụng pháp luật lao động có ảnh hưởng đến chất lượng lao động của Doanh nghiệp . 67
1.1.5 Hướng giải quyết những vấn đề sau khi áp dụng pháp luật. 68
3.3.1 Về tuyển dụng. 68
3.3.2 Về ký kết hợp đồng lao động 69
3.3.3 Ý nghĩa của việc hiểu và áp dụng pháp luật lao động cho toàn thể người lao động trong Doanh nghiệp . 74
3.3.4 Hoàn thiện việc thực hiện pháp luật lao động tại Doanh nghiệp 75
3.3.5 Nâng cao vai trò, vị trí của Công đoàn cơ sở 76
PHẦN KẾT LUẬN: 78
-------
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo tự do của pháp luật quy định.
Chế độ quản lý lao động tại Doanh nghiệp .
Tiền lương, phụ cấp và tiền thưởng.
Tiền lương.
- Khái niệm: Tiền lương của người lao động làm công ăn lương là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động phù hợp với pháp luật lao động.
- Bản chất của tiền lương: Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương của người lao động giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và người thuê mướn, sử dụng sức lao động đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu.
- Các nguyên tắc cơ bản của tiền lương:
+ Tiền lương phải căn cứ vào năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Yêu cầu đảm bảo sao cho sức lao động là thước đo của công việc trả lương. Lao động có trình độ, lao động thành thạo phải trả lương cao hơn lao động giản đơn, lao động kém thành thạo.
+ Tiền lương phải căn cứ vào điều kiện lao động cụ thể. Trong quá trình thực hiện công việc, ngoài trình độ lành nghề nhất định phải căn cứ vào điều kiện lao động để thỏa thuận trả lương hợp lý hay thông qua chế độ phụ cấp nhằm bù đắp hao phí lao động người lao động.
+ Tiền lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định cho từng thời kỳ, từng khu vực và từng ngành nghề.
+ Dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động. Lao động có tay nghề, năng suất và chất lượng cao thì được trả công cao và ngược lại. Tiền lương được trả ngang nhau cho công việc ngang nhau, không phân giới tính, dân tộc, tôn giáo.
- Tiền lương tối thiểu: Là số tiền nhất định trả cho người lao động tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất diễn ra trong điều kiện lao động bình thường. Số tiền đó đảm bảo nhu cầu tiêu dùng các tư liệu sinh hoạt ở mức tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bàn thân người lao động.
Đặc điểm của tiền lương tối thiểu:
+ Được xác định tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất.
+ Người lao động làm việc trong điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường, không có yếu tố độc hại nguy hiểm, không căng thẳng về thần kinh, mệt mỏi về cơ bắp.
+ Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu cần thiết.
+ Tương ứng giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.
Như vậy tiền lương tối thiểu không chỉ áp dụng cho lao động giản đơn mà còn là khung pháp lý quan trọng, là nền tảng để trả công cho người lao động toàn xã hội, là mức lương mang tính chất bắt buộc người sử dụng lao động phải trả ít nhất là bằng chứ không được thấp hơn.
- Hình thức trả lương:
+ Người sử dụng lao động có quyền chọn hình thức trả lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng), sản phẩm, khoán nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong thời gian nhất định và phải thông báo cho người lao động biết.
+ Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc ấy hay được trả gộp do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất phải 15 ngày trả gộp một lần. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương cả tháng 01 lần hay nửa tháng 01 lần.
+ Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, được trả lương theo thỏa thuận hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
+ Khi phải trả lương chậm, thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.
+ Lương được trả bằng tiền mặt. Việc trả lương một phần bằng séc hay ngân phiếu do Nhà nước phát hành, do hai bên thỏa thuận với điều kiện không gây thiệt hại, phiền hà cho người lao động.
+ Người lao động có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình. Trước khi khấu trừ tiền lương của người lao động, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở; trường hợp khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng.
+ Người sử dụng lao động không được áp dụng xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động.
- Tiền lương làm thêm giờ: Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hay tiền lương của công việc đang làm như sau:
+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
+ Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;
+ Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%;
Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì người sử dụng lao động chỉ trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hay tiền lương của công việc đang làm của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm việc ban đêm từ 22 giờ hay từ 21 giờ đến 05 giờ, tùy theo vùng khí hậu theo quy định, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương theo đơn giá tiền lương hay tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.
- Trả lương trường hợp người lao động phải ngừng làm việc: Trường hợp phải ngừng làm việc, người lao động được trả lương như sau:
+ Nếu không phải do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương.
+ Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
+ Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi người sử dụng lao động hay vì những nguyên nhân bất khả kháng thì tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Nếu sáp nhập, chia tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hay quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động kế tiếp phải trả lương và các quyền lợi khác cho người lao động từ doanh nghiệp cũ chuyển sang. Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, BHXH và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết là những khoản nợ ưu tiên thanh toán trước hết.
Phụ cấp.
Chế độ phụ cấp gồm những quy định của Nhà nước bổ sung cho chế độ tiền lương nhằm tính đến những yếu tố không ổn định thường xuyên trong điều kiện sinh hoạt mà khi xác định lương chưa tính hết, bao gồm những loại phụ cấp sau:
- Phụ cấp khu vực: Nhằm bù đắp cho người làm việc ở những vùng có điều kiện khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh đi lại, sinh hoạt khó khăn, góp phần ổn định lưc lương lao động ở những cùng có địa lý tự nhiên không thuận lợi.
- Phụ cấp thu hút: Nhằm khuyến khích lao động đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status