Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam - pdf 17

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I . THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
1. Khái quát chung về lực lượng lao động ở Việt Nam.
2. Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam thời kì từ năm 2001 đến năm 2010
3. Những hạn chế của xuất khẩu lao động ở Việt Nam
4. Nguyên nhân
II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
1. Những thành công và khó khăn ở thị trường truyền thống
2. Những khó khăn và bước đầu xâm nhập thị trường lao động mới
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1 Các giải pháp với cơ quan quản lý Nhà nước
1.1 Sửa đổi bổ sung cơ chế quản lý
1.2 Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp trong xuất khẩu lao động
1.3 Công tác thanh tra, kiểm tra
1.4 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động trên nhiều lĩnh vực
2 Các giải pháp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động
3 Các giải pháp đối với công tác đào tạo xuất khẩu lao động
4 Các giải pháp hậu xuất khẩu lao động
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO








PHẦN MỞ ĐẦU

Trong hơn 10 năm trở lại đây thế giới đã chứng kiến các cuộc khủng hoảng kinh tế làm suy giảm đáng kể nền kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 và mới đây là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009. Trong thời gian gần đây nền kinh tế của các nước chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi trở lại, tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn còn diễn ra với số lượng lớn. Và cần có một hướng giải quyết cho những lao động thất nghiệp này.
Một trong những hướng giải quyết đó là: Xuất khẩu lao động. Nắm bắt được thời cơ thuận lợi đó trong những năm qua Việt Nam đã đề ra những chính sách, mục tiêu phương hướng cho việc xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Với định hướng xuất khẩu lao động rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế đã được Đảng và Nhà nước xác định như là một trong những lĩnh vực đối ngoại đặc biệt, một trong những chiến lược để phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy vậy việc xuất khẩu lao động của nước ta còn gặp một số hạn chế về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kỉ luật lao động… Đòi hỏi sự nhập cuộc của các nhà quản lý, doanh nghiệp, người lao động đi xuất khẩu để cùng “chung tay” giải quyết vấn đề trên.
Chính vì lý do trên em xin chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam”.
Hoàn thành bài tiểu luận này , em xin chân thành Thank cô giáo GV. Phan Thị Vinh đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình xây dựng đề tài.
Em xin chân thành Thank !
Sinh viên:
Vũ Thị Vân










I - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
1. Khái quát chung về lực lượng lao động ở Việt Nam.
Theo số liệu thống kê năm 2009 dân số Việt Nam là 85.789.573 người, là một nước đông dân thứ 3 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong những nước đông dân nhất thế giới. Theo báo cáo thì dân số của nước ta đã đạt đến “cơ cấu dân số vàng” với tỉ trọng dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 25%, tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động là 66% và dân số trên độ tuổi lao động là 9%. Điều đó cho thấy nước ta đang sở hữu một lực lượng lao động tương đối dồi dào và đây cũng chính là tiềm năng lớn để phát triển đất nước. Tuy nhiên vấn đề giải quyết việc làm là một trong những vấn đề nóng bỏng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trình độ học vấn của lao động của Việt Nam đang được nâng lên từng ngày. Theo số liệu thống kê ngày 01/4/2009 cho thấy tỉ lệ người từ 5 tuổi trở lên đã đi học là 94,9%: Trong đó có 16,4 triệu người chưa tốt nghiệp tiểu học (chiếm 20,8%), 20,2 triệu người tốt nghiệp tiểu học (chiếm 25,7%) 17,2 triệu người tốt nghiệp trung học cơ sở (chiếm 21,2%), 12,2 triệu người tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm 15,5%), 1,7 triệu người tốt nghiệp sơ cấp (chiếm 2,1%), 3 triệu người tốt nghiệp trung cấp (chiếm 3,9%), 1,1 triệu tốt nghiệp cao đẳng (chiểm 1,3%), 2,7 triệu tốt nghiệp đại học (chiếm 3,4%), 141 nghìn người có học vị trên đại học (chiếm 0,2%). Chỉ có 4 triệu người chưa đi học (chiếm 5,1%) so với dân số từ 5 tuổi trở lên. Tỉ lệ này so với năm 1999 đều tăng lên với tỉ lệ đáng kể nhất là tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học. Đó là một điều khả quan cho lực lượng lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
Có thể khái quát cơ bản về đặc điểm của lực lượng lao động của nước ta như sau:
Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, nhanh nhẹn cần cù và có khả năng nắm bắt công việc nhanh, có thể nói thương hiệu “lao động Việt Nam” đã và đang được đánh giá cao trên thị trường lao động quốc tế.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên rõ rệt, hiện nay nước ta tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của nước ta chiếm khoảng hơn 25,3% trong đó tỉ lệ qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật chiếm khoảng 16,8% lực lượng lao động. Điều này chứng tỏ rằng lực lượng lao động Việt Nam ngày càng được củng cố về chất lượng.
Lực lượng lao động nước ta chưa có tác phong công nghiệp còn thấp, tính kỉ luật trong quá trình làm việc chưa cao.
Nhìn chung, nước ta là một nước có nguồn lao động dồi dào, tốc độ phát triển tương đối cao tuy nhiên lao động nước ta còn yếu về kĩ năng và trình độ lao động, một cơ cấu lao động bất hợp lý nên đã tạo ra một khó khăn lớn trong quá trình giải quyết việc làm.
2. Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam thời kì từ năm 2001 đến năm 2010
Tổng kết kinh nghiệm của 20 năm xuất khẩu lao động nước ta đã rút ra nhiều bài học mới về công tác đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động và mở rộng thị trường xuất khẩu nên ở giai đoạn 2001 -2010 này đã thu được nhiều thành tựu đáng kể và cao gấp nhiều lần so với các thời kì trước. Số liệu được tổng hợp dưới đây sẽ cho ta thấy điều đó.

2q3gpQH80XV353x
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status