Quan điểm triết học Mác-Lênin về quá trình hình thành nhà nước ở Việt Nam - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Quan điểm triết học Mác-Lênin về quá trình hình thành nhà nước ở Việt Nam



Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đòi hỏi ngày càng bức thiết phải làm công tác thủy lợi, khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác, cư dân lúc bấy giờ đã biết sử dụng biện pháp tưới tiêu “theo nước thủy triều lên xuống”. Với những công cụ bằng kim khí, cư dân Đông Sơn đã mở rộng địa bàn cư trú, khai khẩn đất đai, trồng lúa trên các loại ruộng nước, bãi và các nương rẫy với những hình thức canh tác phù hợp. Ngoài ra, người đương thời còn phát triển nghề làm vườn, cây ăn quả để làm phong phú cho nguồn lương thực. Điều đó chứng tỏ sự phổ biến và phát triển mạnh mẽ của nghề nông trồng lúa nước thời Hùng Vương.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
---------------
TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
I. QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ NGUỒN GỐC NHà NƯỚC
Lịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội nguyên thủy, do kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp, cho nên chưa có nhà nước. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra, quyền lực của người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng những quy tắc chung. Trong tay họ không có và không cần một công cụ đặc biệt nào.
Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thảm họa đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời. Do đó nhà nước. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu tranh không điều hòa giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Tiếp đó là nhà nước phong kiến nhà nước tư sản.
Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Đúng như V.I.Lênin nhận định: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: Sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể dcdiều hòa được”. Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất khi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa.
Nhà nước là một phạm trù lịch sử xã hội có giai cấp. Điều kiện quan trọng số một để nhà nước có thể ra dời được là trên cơ sở sức sản xuất phát triển dẫn đến tình trạng phân hóa xã hội. Nhà nước ra đời là sản phẩm tất yếu của một xã hội mà mâu thuẫn giai cấp đã phát triển đến mức không thể điều hòa được. Đây là quy luật chung của tất cả các nhà nước trên thế giới, không loại trừ bất cứ một kiểu nhà nước nào dù có là nhà nước Aten, Hy Lạp, Giecmanh hay nhà nước mang tính đặc thù phương Đông.
Riêng đối với loại hình nhà nước phương Đông. Ph.Erghen đã nêu rõ luận điểm mâu thuẫn, giải thích về quá trình ra đời của nhà nước ở đây như sau: “Trên cơ sở phân hóa xã hội là tiền đề vật chất không thể thiếu được, yêu cầu tổ chức công trình tưới nước và yêu cầu đấu tranh tự vệ làm cho Nhà nước lúc ban đầu vốn là “chức năng xã hội” tiêu biểu cho lợi ích chung của cộng đồng, rồi chuyển sang địa vị độc lập với xã hội” và cuối cùng “vươn lên thành thống trị đối với xã hội”. Như vậy, nghiên cứu sự ra đời của nhà nước phương Đông, ngoài đi sâu nghiên cứu sự phân hóa xã hội, chúng ta không thể không quan tâm đúng mức đến sự tác động của hai nhân tố khác là thủy lợi và tự vệ. Nhà nước Văn Lang ra đời cũng không nằm ngoài quy luật này.
II. SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM - NHÀ NƯỚC VĂN LANG
Qua hàng chục vạn năm gian khổ lao động và sáng tạo, từ những công cụ bằng đá cũ thô sơ đến sự phát minh ra kĩ thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước dùng cày có sức kéo là trâu bò, đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy Việt Nam ngày càng được nâng cao, từng bước làm thay đổi bộ mặt xã hội, đưa đến hình thành một lãnh thổ chung, một nền văn hóa, văn minh chung và một tổ chức chính trị, xã hội chung, đó là quốc gia và nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản tropng lịch sử xã hội Việt Nam, mở ra một thời đại mới - thời đại dựng nước. Thời đại lịch sử quan trọng này đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu, đã có nhiều tài liệu đề cập tới.
Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, trong một số tác phẩm đã có đề cập đến thời đại này dưới dạng truyền thuyết, lịch sử hay địa lí. Đó là các tác phẩm Việt Nam thế chí, Việt sử lược, Việt diện u linh, Lĩnh Nam chích quái. Đại việt sử kí toàn thư, Dư địa chí, Việt sử thông giám, Lịch chiều hiến chương loại chí… Tuy vậy, nhiều nhà sử học của nước ta thời bấy giờ còn tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của thời kì lịch sử này mà ngun của sự hoài nghi đó là bởi thiếu các cứ liệu đáng tin cậy.
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là từ năm 1954, sau khi thực dân Pháp bại trận ở Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, ngành sử học và khảo cổ học Việt Nam chính thức ra đời và ngày càng phát triển. Việc nghiên cứu một cách toàn diện về thời đại Hùng Vương - Dan Dương Vương được chú trọng và đẩy mạnh, do đó đạt được các thành tựu to lớn với các công trình nghiên cứu có giá trị như: văn hóa Đông Sơn hay văn hóa Lạc Việt, Văn hóa đồ đồng và trống đồng Lạc Việt của Đào Duy Anh, Lịch sử chế độ cộng sản ở Việt Nam, xã hội nước Văn Lang và Âu Lạc, Hùng Vương dựng nước. Trên cơ sở nhiều di tích văn hóa Đông Sơn được khai quật ở nhiều địa phương như di tích Núi Nấp, Quỳ Chữ, Đồng Ngầm ,Đồng Vừng, Bái Tê, Côn Cầu (Thanh Hóa), Làng Vạc (Nghệ An), Làng Cả (Phú Thọ), Đình Chông (Hà Nội).
Dựa vào các nguồn tư liệu mới phát hiện và kết quả nghiên cứu, nhiều nhà khảo cổ học và sử học cho rằng thời kì dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam - thời Hùng Vương đã trải qua 4 giai đoạn phát triển nối tiếp nhau liên tục và ngày càng cao trên cơ sở kế thừa thành quả giai đoạn trước. 4 giai đoạn đó phản ánh quá trình hình thành và phát triển của nhà nước và quốc gia Văn Lang - Âu Lạc.
- Giai đoạn Phùng Nguyên tồn tại vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ II TCN, thuộc sơ kì thời đại đồng thau. Giai đoạn này chưa có công cụ bằng đồng.
- Giai đoạn Đồng Đậu ở vào khoảng nửa sau thiên niên kỷ II TCN, thuộc trung kì thời đại đồng thau. Thời kì này kỹ thuật làm gốm và luyện kim phát triển hơn.
- Giai đoạn Gò Mun tồn tại vào nửa đầu thiên niên kỉ I TCN. Thời kì này đồ đã giảm sút rõ rệt. Đây là giai đoạn hậu kì thời đại đồng thau.
- Giai đoạn Đông Sơn: tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ I sau công nguyên. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ sự phát triển rực rỡ của đồ đồng sang sơ kì đồ sắt của người Việt cổ thời Hùng Vương.
* Địa bàn cu trú: Căn cứ vào các di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Đông Sơn đã phát hiện được, có thể xác định địa bàn cư trú của người Việt cổ ở nước Văn Lang ứng với vùng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ của nước ta ngày nay, mà chủ yếu tập trung trong các đồng bằng thuộc lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả, một số ít sống rải rác dọc miền núi theo các thung lũng của m...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status