10 câu hỏi ôn tập Triết học - pdf 17

Download miễn phí 10 câu hỏi ôn tập Triết học



MỤC LỤC
Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. 1
Câu 2: Bằng lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, hãy phân tích và chứng minh luận điểm của Lênin: “ Không có lý luận cách mạng thì cũng không có phong trào cách mạng” 2
Câu 03: Vì sao trong nhận thức và hành động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan. 3
Câu 4: Vì sao trong nhận thưc và hoạt động thực tiễn phải đứng trên Quan điểm toàn diện; Quan điểm lịch sử – cụ thể và quan điểm phát triển. 4
Câu 5: Trình bày quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vân dụng quy luật này của Đảng ta trong công cuộc đổi mới. 6
Câu 6: Vì sao Sự pht triển của các HTKT-XH l quá trình LS - TN 9
Câu 7: Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế – xã hội vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. 9
Câu 8: Phân tích nội dung đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay, mà đại hội lần thứ 9 của Đảng khẳng định. 10
Câu 9: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người 11
Câu 10: Tại sao nói quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử? Ý nghĩa của vấn đề này trong việc quán triệt bài học “lấy dân làm gốc”. 13
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"
- Ý thức là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần diễn ra trong óc người, phản ánh thế giới vật chất bên ngoài, được hình thành trong quá trình vận động và được diễn đạt nhờ phương tiện ngôn ngữ.
- Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức .
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức.
+ Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất sinh ra và quyết định ý thức, còn ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong bộ não con người. Thể hiện trong xã hội thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
+ Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức, không có sự tác động của thế giới khách quan vào trong bộ não người thì sẽ không có ý thức. Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Thế giới vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức.
+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức.
+ Vật chất quyết định cách, kết cấu của ý thức.
Trong hoạt động thực tiễn:
- Những mục đích, chủ trương mà chúng ta đặt ra cho hoạt động thực tiễn là đúng đắn, là hiện thực, phải xuất phát từ điều kiện vật chất khách quan; Nếu không chú ý đến tính quy định của điều kiện vật chất khách quan, thì sẽ trở thành mục tiêu không hiện thực, không tưởng.
- Những biện pháp thực tiễn mà con người dùng để cải tạo TGVC không phải là sự sáng tạo thuần túy của ý thức mà là phải dựa vào những gì đang có trong hiện thực.
- Bản thân tư tưởng, dù là tư tưởng lành mạnh đến mấy, tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Lực lượng VC phải được đánh bại bằng lực lượng VC. Cho nên muốn thực hiện tư tưởng phải có lực lượng VC.
- Ý thức tư tưởng chỉ có thể duy trì và phát triển trên cơ sở những quan hệ VC nhất định. Cũng không thể dùng ý thức để duy trì những quan hệ vật chất trong lịch sử được. Vì rằng những quan hệ VC tồn tại theo những quy luật khách quan vốn có của nó không phụ thuộc vào ý thức, tư tưởng.
Cho nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất:
- Ý thức có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự vận động, phát triển của những điều kiện vật chất ở những mức độ khác nhau.
- Nếu ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển của các điều kiện vật chất.
- Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm kìm hãm sự phát triển của các điều kiện vật chất. Song sự kìm hãm đó chỉ mang tính chất tạm thời, bởi sự vật bao giờ cũng vận động theo những quy luật khách quan vốn có của nó, nên nhất định phải có ý thức tiến bộ, phù hợp thay thế cho ý thức lạc hậu, không phù hợp.
- Sự tác động của ý thức với vật chất phải thông qua hoạt động của con người.
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù có đến mức độ nào đi nữa thì nó vẫn dựa trên cơ sở phản ánh thế giới vật chất. Cho nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải phát huy chức năng động chủ quan.
Như vậy từ cơ sở lý luận là MQH biện chứng giữa VC và YT mà Đảng ta đã rút ra bài học: Trong nhận thức và hành động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan đồng thời phải phát huy chức năng động chủ quan
Câu 4: Vì sao trong nhận thưc và hoạt động thực tiễn phải đứng trên Quan điểm toàn diện; Quan điểm lịch sử – cụ thể và quan điểm phát triển.
Trả lời: Là vì từ nội dung của 2 nguyên lý: Nguyên lý về MLH phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, mà chúng ta rút ra 3 quan điểm trên:
Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến .
Liên hệ là gì? Là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự phụ thuộc gắn bó không tách rờ nhau, sự quy định làm tiền đề cho sự tồn tại cho nhau, sự tác động qua lại, sự xâm nhập lẫn nhau trong sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Đặc điểm của mối liên hệ.
Tính khách quan: Xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới - Cho nên mối liên hệ là bản chất, là tất yếu của thế giới vật chất - tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Tính phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng đều liên hệ với nhau, không có sự vật - hiện tượng nào tồn tại một cách cô lập, xét trên tất cả các lĩnh vực: Tự nhiên - xã hội và tư duy.
Nội dung nguyên lý:
Thứ nhất: Các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhua, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau, vì bản chất của thế giới là VC, thống nhất ở tính VC của nó…
Thứ hai: Mỗi sự vật là một thể thống nhất của các mặt, các bộ phận tạo nên. Cho nên giữa các mặt, các bộ phận của sự vật liên hệ ràng buộc nhau
Thứ ba: Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trải qua nhiều giai đoạn, thì các giai đọan đó có liên hệ với nhau.
Thứ tư: Tính nhiều vẻ của mối liên hệ: Trực tiếp - Gián tiếp, Bên trong - bên ngoài, bản chất - không bản chất...
Thứ năm: Mối liên hệ diễn ra trên 2 mặt không gian và thời gian.
Không gian: Là sự tác động qua lại, sự phụ thuộc vào nhau khi chúng ở những vị trí, địa điểm kác nhau.
Thời gian: Là sự tác động qua lại sự phụ thuộc vào nhau khi xét chúng ở những các quá trình, các giai đoạn phát triển khác nhau (quá khứ, hiện tại, tương lai).
Sự phân biệt mối liên hệ bên trong, bên ngoài chỉ có ý nghĩa tương đối, tùy theo phạm vi xem xét. Chỉ có mối liên hệ bên trong, bản chất, trực tiếp mới quyết định sư tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Song không được xem nhẹ mối liên hệ bên ngoài, gián tiếp...
Muốn nhận thức đúng sự vật thì phải xây dựng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể.
Nội dung của nguyên lý về sự phát triển.
Khái niệm vận động và phát triển:
Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến gắn liền với nguyên lý về sự phát triển.
Hai nguyên lý này thống nhất hữu cơ với nhau, bởi vì liên hệ cũng tức là vận động, không có vận động sẽ không có bất cứ sự phát triển nào.
Khi nghiên cứu về nguyên lý về sự phát triển, cần phân biệt giữa khái niệm vận động và khái niệm phát triển.
Khái niệm vận động: Khái niệm vận động khái quát mọi sự biến đổi, biến hóa nói chung, dù nó có tính chất, khuynh hướng và kết quả như thế nào.
Khái niệm phát triển: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hòan thiện hơn.
Theo khái niệm này, phát triển không khái quát mọi sự vận động mà phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động.
+ Nó chỉ khái quát những vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ. Sự vận động đi lên đó có thể diễn ra theo các chiều hướng: từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ hòan thiện đến hoàn thiện hơn.
+ Trong qu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status