Tính toán thiết kế trang bị điện mô hình điều khiển cầu trục dung PLC – 7-300 - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài.
- Nhu cầu thực tế.
Khoa học kỹ thuật phát triển nâng cao năng suất lao động hiệu quả công việc đặc biệt đã góp phần rất lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đắt nước.
Với sự ra đời của cầu trục thì những công việc như di chuyển hàng hoá, vật tư, thiết bị từ vị trí này tới vị trí khác được thực hiện một cách đơn giản nhưng cho hiệu quả và năng suất lao động cao. Trong công nghiệp cầu trục có nhiệm vụ nâng các thiết bị công nghệ từ mặt đắt lên cao để lắp ráp. Trong các nhà máy luyện kim cầu trục vận chuyển các cuộn thép, phôi thép hay các thùng kim loại nóng chảy đổ vào khuôn đúc. Trong các nhà mày cơ khí cầu trục vận chuyển các phôi gia công để gá lắp lên máy hay vận chuyển các chi tiết gia công sang các công đoạn mới. Trong cảng biển cầu trục bốc dỡ hàng hoá từ trên tàu xuống kho bãi hay ngược lại.
Như vậy cầu trục đã giúp con người cơ khí hoá, tự động hoá khâu bốc xếp làm giảm sức lao động tăng năng suất hiệu quả công việc.
Với những vốn kiến thức nhất định về truyền động điện, trang bị điện, PLC, khí cụ điện, tự động hoá quá trình điều khiển, và những kiến thức cơ sở khác. Với nhu cầu tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Với xu hướn hội nhập chung của đất nước. Để phần nào hoàn thiện kiến thức của mình nhà trường đã giao cho em thực hiện đồ án môn học với đề tài. “Tính toán thiết kế trang bị điện mô hình điều khiển cầu trục dung PLC – 7-300”. Với sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Đức Hỗ.
2. Mục đích thực hiện.
- Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo của nhà trường
- Hệ thống lại đượctoàn bộ kiến thức đã học
- Biết cách trình bày lôgíc sáng tạo, dễ hiểu về một sáng kiến khoa học kỹ thuật
- Tạo ra khả năng tư duy nhạy bén trong thiết kế sáng tạo kỹ thuật
3. Nội dung thực hiện.
Để cho ra sản phẩm dưới dạng mô hình em phải nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các chức năng của cầu trục từ đó tính toán lựa chọn và trang bị điện cho các bộ phận của hệ thống. Để trắc chắn sự lựa chọn của mình là tối ưu hay không cần có sự kiểm tra lại theo đúng quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật mới đạt yêu cầu.
4. Phương pháp thực hiện.
Để đạt được những mục đích đã nêu trên em phải thực hiện nhưng phương pháp sau:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Đi thăm quan thực tế cầu trục ở nhà máy bia NaDa, cảng biển Ninh Phúc để có cái nhìn thực tế hơn về cầu trục
- Phương pháp tính toán, lựa chọn và kiểm tra. Đây là phương pháp rất quan trọng, nó cho ta nhưng thông số chính xác sau khi thiết kế.
- Do vốn kiến thức còn hạn chế. Hiểu biết thực tế còn ít kinh nghiệm thiết kế còn chưa có nên sự tư vấn, giúp đỡ của giáo và những người có chuyên môn về cầu trục là rất cần thiết.
5. Cấu trúc đồ án.
Bố cục đồ án gồm 3 phần.
- Phần mở đầu: Trình bày lý do thực hiện đề tài, mục đích thực hiện, phương pháp thực hiện.
- Phần nội dung: Được bố cục theo chương.
Chương 1: Khái quát về cầu trục.
Chương 2: Trang bị điện và tính toán cho cầu trục.
Chương 3: Thiết kế và chọn mô hình cho cầu trục.
- Phần kết luận: Những kết quả mà đồ án đã đạt được và chưa đạt được. Hướng phát triển của đề tài.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ CẦU TRỤC
1.1. Đặc điểm.
1.1.1. Đặc điểm cơ bản của hệ truyền động và trang bị điện cho cầu trục.
Phần lớn các cơ cấu cầu trục được trang bị bởi các động cơ điện. Cung cấp điện cho hệ thống có 3 dạng.
- Cung cấp điện từ lưới qua các thanh góp điện cố định. Loại này thường là cầu trục phân xưởng.
- Cung cấp điện từ lưới qua các cuộn cáp điện. Loại này thường dùng cho cầu trục dịch chuyển theo đường ray trên mặt đất.
- Cung cấp điện từ máy phát điện diezen. Loại này thường dùng cho cầu trục di chuyển trên ô tô.
Phần lớn môi trường làm việc của cầu trục rất khắc nghiệt. Thí dụ trong nhà máy luyện kim môi trường làm việc của cầu trục là nóng ẩm và nhiều bụi. Trên bến cảng cầu trục phải làm việc ngoài trời. Chế độ làm việc của cầu trục là ngắn hạn lặp lại, khởi động và hãm thường xuyên.
Tất cả các truyền động cho cơ cấu phải điều chỉnh tốc độ, lực và gia tốc. Hàng hoá được dịch chuyển theo quỹ đạo không gian nhất định cho nên thường phải phối hợp 2 hay 3 truyền động cùng 1 lúc.
1.1.2. Khái quát các yêu cầu cho hệ thống điều khiển truyền động cầu trục.
- Cần đảm bảo tốc độ nâng chuyển với tải trọng định mức.
Tốc độ chuyển động tối ưu của hàng hoá được nâng chuyển là điều kiện trước tiên để nâng cao năng suất bốc xếp hàng hoá đưa lại hiệu quả kinh tế kĩ thuật cao nhất cho sự hoạt động của cầu trục. Nếu tốc độ nâng hạ thiết kế quá lớn sẽ đòi hỏi kích thước, trọng lượng của các bộ truyền cơ khí lớn. điều này dẫn tới giá thành chế tạo cao. Mặt khác tốc độ nâng hạ tối ưu đảm bảo cho hệ thống

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status