Giao tiếp thông tin VINASAT-1 với trạm mặt đất - pdf 17

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:

CHƯƠNG 1
THÔNG TIN VỆ TINH VINASAT-1
1.1. Giới thiệu chung
Đối với hệ thống thông tin vô tuyến mặt đất nếu hai trạm muốn thông tin cho
nhau thì các anten của chúng phải nhìn th
ấy nhau, đó gọi là thông tin vô tuyến trong tầm nhìn thẳng. Tuy nhiên do Trái
Đất có dạng hình cầu nên khoảng cách giữa hai trạm sẽ bị hạn chế để đảm bảo điều
kiện cho các anten còn trông thấy nhau. Đối với khả năng quảng bá cũng vậy, các khu
vực trên mặt đất không nhìn thấy anten của đài phát sẽ không thu được tín hiệu nữa.
Trong trường hợp bắt buộc phải truyền tin đi xa, người ta có thể dùng phương pháp
nâng cao cột anten, truyền sóng phản xạ tầng điện ly hay xây dựng các trạm chuyển
tiếp.
Trên thực tế thì cả ba phương pháp trên đều có nhiều nhược điểm. Việc nâng
độ cao của cột anten gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế và kỹ thuật mà hiệu quả thì
không được bao nhiêu. Nếu truyền sóng phản xạ tầng điện ly thì cần có công suất phát
rất lớn và bị ảnh hưởng rất mạnh của môi trường truyền dẫn nên chất lượng tuyến
không cao. Việc xây dựng các trạm chuyển tiếp giữa hai trạm đầu cuối sẽ cải thiện
được chất lượng tuyến, nâng cao độ tin cậy nhưng chi phí lắp đặt các trạm trung
chuyển lại quá cao và không thích hợp khi có nhu cầu mở thêm tuyến mới. Tóm lại,
để có thể truyền tin đi xa người ta mong muốn xây dựng được các anten rất cao nhưng
lại phải ổn định và vững chắc. Sự ra đời của vệ tinh chính là để thoả mãn nhu cầu đó,
với vệ tinh người ta có thể truyền sóng đi rất xa và dễ dàng thông tin trên toàn cầu
hơn bất cứ một hệ thống thông tin nào khác. Thông qua vệ tinh VINASAT-1, có thể
phủ sóng rộng lớn nên vệ tinh rất thích hợp cho các cách truyền tin đa điểm
đến đa điểm, điểm đến đa điểm (cho dịch vụ quảng bá) hay đa điểm đến một điểm
trung tâm HUB (cho dịch vụ thu thập số liệu).
1.2. CÁC DẠNG QUỸ ĐẠO CỦA VỆ TINH



lKN2RpvOTX40pRT
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status