Thiết kế hệ thống xữ lí khí bụi bằng phương pháp lọc cho nhà máy sản xuất bột mỳ với năng suất 15000m3/h. - pdf 17

Chia sẻ miễn phí cho các bạn đồ án

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BỤI VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ
1.1. TỒNG QUAN VỀ BỤI
1.1.1. Khái niệm chung về bụi
Các phần tử chất rắn thể rời rạc (vụn) có thể được tạo ra trong quá trình nghiền, ngưng kết và các phản ứng hóa học khác nhau. Dưới tác dụng của dòng khí hay không khí, chúng chuyển thành trạng thái lơ lửng và trong những đều kiện nhất định chúng tạo thành thứ vật chất mà người ta gọi là bụi.
Bụi là một hệ thống gồm hai pha: pha khí và pha rắn rời rạc - các hạt có kích thước nằm trong khoảng từ kích thước nguyên tử đến kích thước nhìn thấy được bằng mắt thường, có khả năng tồn tại ở dạng lơ lửng trong thời gian dài ngắn khác nhau.
Khi những hạt bụi lơ lửng trong không khí người ta gọi là aerozon, còn khi chúng đã lắng đọng lại trên bề mặt vật thể gọi là aerogen.
Bụi thu giữa được hay bụi đã lắng động thường đồng nghĩa với khái niệm “ bột”, tức là loại vật chất vụn, rời rạc.
Kích thước của hạt bụi được hiểu là đường kính, độ dài cạnh của hạt hay lổ ray kích thước lớn nhất của hình chiếu hạt.
Đường kính tương đương tđ của hạt có hình dạng bất kỳ là đường kính hình cầu có thể tích bằng thể tích hạt bụi.
Vận tốc lắng chìm vc của hạt bụi là vận tốc rơi của hạt trong môi trường tĩnh dưới tác dụng của trọng lực. Vận tốc lắng chìm phụ thuộc vào kích thước của hạt, hình dáng và khối lượng đơn vị của nó cũng như khối lượng đơn vị và độ nhớt môi trường.
Đường kính chìm vc của hạt bụi là đường kính hạt bụi hình cầu mà vận tốc rơi và khối lượng đơn vi của nó bằng vận tốc rơi và khối lượng đơn vị của hạt bụi có hình dáng ghi chuẩn đang xét.
Bụi trong không khí được đánh giá bằng nồng độ – trọng lượng bụi trong một đơn vị thể tích của không khí, mg/l hay mg/m3. Ngoài ra người ta còn đánh giá bằng số lượng hạt bụi cũng như sự phân bố kích thước của chúng trong một đơn vị thể tích không khí.
1.1.2. Phân loại
 Theo nguồn gốc: bụi được phân biệt thành bụi hữu cơ (nguồn gốc động, thực vật), bụi vô cơ (bụi kim loại và bụi khoáng chât) và bụi hỗn hợp.
 Theo hình dáng: có thể phân bụi thành 3 dạng
+ Dạng mảnh ( mỏng)
+ Dạng sợi.
+ Dạng khối.
 Theo kích thước
+ Bụi thô cát bụi: là những hạt rắn có kích thước hạt d > 75 được hình thành trong quá trình cháy tự tự nhiên hay cơ khí như nghiền, tán, đập…
+ Bụi: hạt chất rắn có kích thước hạt d = (5 75) được hình thành như bụi thô.
+ Khói: gồm các hạt thể rắn hay lỏng, đươc tạo ra trong quá trình đốt chảy nhiên liệu hay quá trình ngưng tụ, có kích thước hạt d = (1 5) . Đặc điểm quan trọng là có đặc tính khuếch tán rất ổn định trong khí quyển.
+ Khói mịn: gồm những hạt rắn có kích thước d < 1 .
+ Sương: hạt chất lỏng có kích thước d < 10 . Loại hạt này ở một nồng độ nhất định làm giảm tầm nhìn, còn gọi là sương giá.
 Theo tính kết dính của bụi
+ Bụi không kết dính: xỉ khô, thạch anh, đất khô…
+ Bụi kết dính yếu: bụi từ lò cao, tro bụi…
+ Bụi có tính kết dính: bụi kim loại, than bụi tro mà không chứa chất cháy, bụi sữa, mùn cưa…
+ Bụi có tính kết dính mạnh: bụi xi măng, thạch cao, sợi bông, len…
 Theo độ dẫn điện
+ Bụi có điện trở thấp: nhanh trung hòa điện, dễ bị lôi cuốn trở lại dòng khí.
+ Bụi có điện trở cao: hiệu quả xử lí không cao.
+ Bụi có điện trở trung bình: thích hợp cho các phương pháp xử lí.
 Theo tác hại của bụi
+ Ảnh hưởng đến thực vật: bụi làm giảm khả năng diệp lục hóa quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước. Dẫn đến cây sinh trưởng kém, làm năng suất cây giảm, làm thất thu mùa màng…
+ Ảnh hưởng đến động vật: bụi làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của động vật làm kích thích với các bệnh ho, dị ứng.
+ Ảnh hưởng đến con người
- Bụi gây ra bệnh bụi phổi, do sự xâm nhập của những hạt có đường kính d = ( 1 2 ) vào sâu trong phổi và bị lắng động trong đó, đối với những hạt d < 0.5 bị đẩy ra ngoài khi thở. Khi đó chúng gây nhiễm độc hay dị ứng bằng sự co thắt đường hô hấp đó là bệnh hen suyễn.
- Loại bụi của vật liệu ăn mòn hay độc tính tan trong nước mà lắng động ở mũi, miệng, đường hô hấp có thể gây tổn thương làm rách ngăn mũi, vách miệng…
- Bụi có thể gây ra nhiều loại bệnh như: bệnh dị ứng, viêm niêm mạc, nổi ban (bụi bông, gai, phân hóa học), bệnh gây nhiễm độc chung (chì, thủy ngân, bengen...), bệnh nhiễm trùng ( bụi bông, tóc, vi khuẩn), bệnh xơ phổi ( bụi SiO2, bụi amiang), bệnh ung thư ( bụi quặng phóng xạ, hợp chất Crom…)
Ngoài ra bụi cỏn ảnh hưởng đến các công trình dân dụng, mỹ quan đô thị, làm tăng khả năng ăn mòn các công trình dân dụng, công nghiệp, máy móc…và ảnh hưởng tới nguồn nước.
1.1.3. Tính chất của bụi
1.1.3.1. Độ phân tán các phân tử
Kích thước hạt là một thông số cơ bản của nó. Việc lựa chọn các hạt bụi phụ thuộc vào thành phần phân tán của các hạt bụi tách được. Các thiết bị đặc trưng cho kích thước hạt bụi là đại lượng vận tốc lắng của chúng cũng như đại lượng đường kính lắng. Các hạt bụi công nghiệp có đường kính rất khác nhau, nên nếu cùng khối lượng sẽ lắng với các vận tốc khác nhau, hạt càng gần vơi hình cầu thì lắng càng nhanh.
Các kích thước lớn nhất và nhỏ nhất của khối hạt bụi đặc trưng cho khoảng phân bố độ phân tán của chúng.
1.1.3.2. Tính dính kết của bụi
Các hạt có xu hướng kết dính vào nhau, với độ kết dính cao bụi có thể dẫn tới tình trạng bệ nghẹt một phần hay toàn bộ thiết bị tách bụi. Do đó đối với các thiết bị lọc, người ta thường thiết lập giới hạn sử dụng theo độ kết dính của hạt bụi.
Kích thước hạt bụi càng nhỏ thỉ chúng càng dễ bị bám vào bề mặt thiết bị. Với những bụi có (60-70) % hạt có đường kính nhỏ hơn 10 thì rất dễ dẫn đến dính bết, còn bụi có nhiều hạt trên 10 thì dễ trở thành tơi xốp.
1.1.3.3. Độ mài mòn của bụi
Độ mài mòn của bụi đặc trưng cho cường độ mài mòn kim loại khi cùng vận tốc khí và cùng nồng độ bụi.
Độ mài mòn của bụi phụ thuộc vào độ cứng, hình dạng, kích thước và mật độ của hạt.
Khi tính toán thiết kế phải tính đến độ mài mòn của bụi.
1.1.3.4. Độ thấm ướt của bụi
Độ thấm ướt bằng nước của các hạt bụi có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các thiết bị tách bụi kiểu ướt, đặc biệt là các thiết bị làm việc ở chế độ tuần hoàn.
Theo tính chất thấm ướt các vật liệu rắn, được chia làm 3 nhóm:
- Vật liệu lọc nước: dễ thấm nước (canxi, thạch cao, phần lớn silicat và khoáng vật được oxy hóa, halogenua của kim loại kiềm).
- Vật liệu kỵ nước: khó thấm nước (grafit, than, lưu huỳnh).
- Vật liệu kỵ nước tuyệt đối: (paraffin, nhựa Teflon, bitum).
1.1.3.5. Độ hút ẩm của bụi


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status