Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lạng Sơn - pdf 17

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lạng Sơn



Luật pháp cuả mỗi quốc gia tạo nên nền tảng môi trường kinh doanh của nước đó. Các qui định luật pháp của nước nhập khẩu cũng như nước xuất khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước đó.
Quản lý nhà nước về kinh tế là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, trình độ và thái độ làm việc của các cơ quan quản lý Nhà nước tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động xuất khẩu
Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa luật pháp vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi cơ hội có cơ hội cạnh tranh lành mạnh.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vi buôn bán theo pháp luật của nhà nước để ngăn chặn xuất khẩu lậu qua biên giới. Để kiểm tra giấy tờ tránh sai sót giả tạo. Để thống kê số liệu hàng hoá xuất nhập khẩu, việc làm thủ tục hải quan bao gồm các nước sau:
Bước 1: Khai báo hải quan
- Doanh nghiệp phải khai báo theo mẫu hải quan
- Khai báo theo đúng mã số hàng hoá
- Phải khai báo chính xác về mặt số lượng, và theo đúng hướng dẫn của hải quan
Bước 2: áp thuế
- Đối với mặt hàng có biểu giá tính thuế do Tổng cục Hải quan phát hành:
Thuế = Số lượng hàng hoá xuất khẩu * Giá tính thuế * Thuế suất
Đối với mặt hàng không có trong biểu giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định bằng hoá đơn thương mại
+ Nếu gía hoá đơn > 70% giá thị trường thì cho phép lấy giá trên hoá đơn làm giá tính thuế.
+ Nếu giá ghi trên hoá đơn =< 70% giá ghi trên thị trường thì phải áp giá thị trường làm giá tính thuế.
Biểu thuế suất do Tổng cục Hải quan ban hành.
Bước 3: Kiểm tra hải quan
Các hình thức kiểm tra
+ Kiểm tra toàn bộ hay bắt buộc
+ Miễn kiểm tra
+ Hậu kiểm
+ Đối với những lô hàng lớn thường áp dụng kiểm tra hàng mẫu
Mục đích của kiểm tra hải quan nhằm phát hiện sự thành thật trong khai báo của các doanh nghiệp về danh mục hang, số lượng, thuế suất, để tiến hành cho thông quan xuất khẩu
Bước 4: Lên thông báo thuế và nộp thuế
Bộ hồ sơ chủ hàng phải nộp cho cơ quan hải quan theo Quyết định 50/1998/QĐ-TCHQ bao gồm
Tờ khai hàng hoá xuất khẩu
Hợp đồng ngoại thương hay giấy tờ có giá trị như hợp đồng : 01 bản sao
Bảng kê chi tiết hàng hoá (Packing List): ) 03 bản chính
Giấy giới thiệu của doanh nghiệp : 01 bản chính
Qui trình thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu được qui định rõ trong QĐ980/2001/QDD-TCHQ.
Giao hàng lên tầu
Phần lớn số hàng xuất khẩu được vận chuyển bằng đường biển, đường sắt và bằng container. tuỳ từng trường hợp vào phương tiện chuyên chở hàng hoá mà chủ hàng phải làm những công việc khác nhau.
Nếu vận chuyển bằng đường biển, chủ hàng phải căn cứ vào chi tiết xuất khẩu để lập bảng đăng ký chuyên chở cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng, bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp lên tầu, lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển.
Mua bảo hiểm hàng hoá
Khi hợp đồng xuất khẩu qui định người bán phải mua bảo hiểm hay khi xuất khẩu theo điều kiện CIF, CIP thì người xuất khẩu bắt buộc phải mua bảo hiểm cho hàng hoá. Còn khi xuất khẩu theo các điều kiện khác thì người mua và người bán tự quyết định vấn đề mua bảo hiểm.
Để ký hợp đồng mua bảo hiểm cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm. Hiện nay trên thế giới người ta đang áp dụng rộng rãi điều khoản bảo hiểm Luân Đôn (áp dụng từ ngày 1/1/1982) bao gồm các điều khoản:
+ Điều kiện bảo hiểm A (ICCA)
+ Điều kiện bảo hiểm B (ICCB)
+ Điều kiện bảo hiểm C (ICCC)
+ Điều kiện bảo hiểm chiến tranh.
+ Điều kiện bảo hiểm đình công
Ngoài ra ở Việt Nam hiện nay còn có điều kiện bảo hiểm của Bảo Việt bao gồm các điều kiện sau:
+ Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng (FPA)
+ Điều kiện bảo hiểm có tổn thất riêng (WA)
+ Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (AR) nhưng loại trừ những rủi ro đặc biệt như chiến tranh, đình công, bạo loạn
Làm thủ tục thanh toán
Tuỳ theo cách thanh toán mà hai bên đã thoả thuận mà hoạt động thanh toán được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Đối với trường hợp sử dụng thư tín dụng chứng từ, người xuất khẩu sau khi giao hàng lập xong bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng mà người mua đã mở gửi đến ngân hàng thay mặt của người nhập khẩu thông qua ngân hàng thay mặt cuả mình để được thanh toán tiền hàng.
Giải quyết khiếu nại nếu có
Trong trường hợp có phát sinh khiếu nại thì hai bên có thể tự thoả thuận giàn xếp hay đưa vụ việc ra cơ quan trọng tài hay toà án kinh tế để giải quyết.
3.6. Một số chỉ tiêu đánh gía hiệu quả kinh doanh của hoạt động xuất khẩu
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó là một số chỉ tiêu :
Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu
Công thức tính:
Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu = Tổng chi phí cho xuất khẩu (nội tê)
Tổng doanh thu xuất khẩu (ngoại tệ)
Tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu là số tiền Việt Nam bỏ ra để thu được một đồng ngoại tệ trên cơ sở so sánh với tỷ giá hiện hành trên thị trường để quyết định xem có nên xuất khẩu hàng hoá hay không. Nếu tỷ suất nhỏ hơn tỷ giá hối đoái thì doanh nghiệp nên xuất khẩu .
Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho tái sản xuất mở rộng
Công thức: Lợi nhuận từ hoạt = Tổng DT - Tổng chi phí cho
động xuất khẩu từ xuất khẩu hoạt động xuất khẩu
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất LN/CF = Tổng LN XK
Tổng CF XK
Đây là chỉ tiêu phản ánh khi bỏ ra một đồng chi phí thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doănh nghiệp
4.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.
4.1.1. Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các yếu tố kinh tế không chỉ bao gồm các yếu tố thuộc môi trường kinh tế quốc dân mà còn chịu ảnh hưởng nặng bởi môi trường kinh tế quốc tế, đặc biệt là môi trường kinh tế tại nước mà doanh nghiệp đó thực hiện việc xuất khẩu. Dưới đây là một số yếu tố chủ yếu.
Thứ nhất, đó là phải kể đến mức độ thinh vượng của nền kinh tế: mức độ thịnh vượng của nền kinh tế thể hiện thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển như GDP, nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân bình quân đầu người hàng năm, các chỉ tiêu về tiêu dùng.. khi nền kinh tế ở thời kỳ thịnh vượng cầu tiêu dùng đa dạng, phong phú hơn, tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư và phổ biến là theo xu hướng tăng nhanh, như vậy làm tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu. Như thế tạo cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp của nước khác.
Thứ hai, sự thay đổi trong buôn bán quốc tế: Các thay đổi trong quan hệ buôn bán quốc tế đang diễn ra ở nhiều hoạt động khác nhau, với nhiều mức khác nhau. Những yếu tố này tác động không nhỏ đến cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia sau khi ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ thì thuế suất nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ giảm trung bình 10 lần (giảm từ 40% đến 4%). Hiệp định này sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, thuỷ sản… sang thị trường đầy tiềm năng này. Song ngược lại, Việt Nam cũng phải để cho các doanh nghiệp Mỹ vào kinh doanh tại Việt Nam, sẽ đe doạ trước hết đối với một số lĩnh vực mà ta đang duy trì cạnh tranh ở mức hạn chế như ngân hàng, viễn thông..
Thứ ba, tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến hoạt độn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status