Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay



MỤC LỤC
 
GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNGI: VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM .
1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CÀ PHÊ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
1.1. Giới thiệu sản phẩm cà phê.
1.2. Điều kiện tự nhiên đối với cây cà phê. .
1.2.1. Đất đai và địa hình.
1.2.2. Khí hậu.
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê thế giới.
1.3.1. Nguồn sản xuất cà phê thế giới.
1.3.2. Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới.
1.3.3. Nhận xét chung về xu hướng thị trường cà phê thế giới.
1.4. Khái quát tình hình cà phê Việt Nam.
2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ.
2.1. Các nhân tố thuộc về vĩ mô.
2.1.1. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế thế giới của Nhà nước.
2.1.2. Cầu và thị trường nước nhập khẩu.
2.1.3. Môi trường cạnh tranh.
2.1.4. Các chính sách của chính phủ.
2.1.5. Yếu tố về sản xuất chế biến.
2.1.6. Các nhân tố thuộc về quản lý.
2.2. Các yếu tố thuộc vi mô.
2.2.1. Kênh và dịch vụ kênh phân phối của doanh nghiệp xuất khẩu.
2.2.2. Giá cả và chất lượng.
2.2.3. Công nghệ chế biến của doanh nghiệp.
2.2.4. Nguồn lực tài chính của công ty.
2.2.5. Nguồn nhân lực của công ty.
2.2.6. Các nhân tố khác.
3. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM.
3.1. Vai trò của xuất khẩu với nền kinh tế xã hội Việt Nam.
3.2. Đặc điểm về kinh doanh cà phê:.
3.3. Tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
3.4. Vai trò của xuất khẩu cà phê với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. a.Vai trò đối với kinh tế:.
b.Vai trò đối với xã hội:.
c. Vai trò đối với môi trường.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
1.1. Tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam trong thời gian qua.
1.2. Thực trạng xuất khẩu của cà phê Việt Nam.
1.3. Kết quả xuất khẩu của cà phê Việt Nam trong thời gian qua.
1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu.
1.3.2. Giá cả.
1.3.3. Cơ cấu và chủng loại.
1.4.Thuận lợi và khó khăn thách thức của xuất khẩu cà phê Việt Nam.
1.4.1. Thuận lợi:.
1.4.2. Những khó khăn và thách thức:.
2. TÓM LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM.
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty.
2.2.1. Chức năng.
2.2.2. Nhiệm vụ.
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh của Tổng công ty.
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty.
2.3.2. Cơ sở vật chất và mạng lưới kinh doanh của Tổng công ty.
3. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA TỔNG CÔNG TY THỜI GIAN QUA.
3.1. Thị trường của Tổng công ty.
3.2. Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu.
3.3. Cơ cấu chủng loại mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam.
3.4. Chất lượng và giá cả cà phê xuất khẩu của Tổng công ty.
4. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
4.1. Những thành tích đã đạt được.
4.2. Những tồn tại và hạn chế.
4.3. Nguyên nhân của những thành tích và tồn tại.
4.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được.
4.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP HIỆN NAY. .
1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ CỦA VINACAFE TRONG THỜI GIAN TỚI.
1.1. Phương hướng phát triển của nghành.
1.1.1. Sản xuất và chế biến.
a. Diện tích và sản lượng.
b. Hạ thấp giá thành sản xuất.
c. Đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến cà phê, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với đòi hỏi của thị trường.
1.1.2. Xuất khẩu. .
a. Số lượng kim nghạch xuất khẩu.
b. Thị trường xuất khẩu.
c. Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu.
d. Phát triển nghành cà phê theo hướng bền vữn.
1.2. Quan điểm phát triển.
1.2.1. Phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê theo hướng dài hạn.
1.2.2. Quan điểm phát triển sản xuất cà phê kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.3. Quan điểm hiệu quả xã hội.
1.2.4. Quan điểm kết hợp phát huy nguồn lực trong nước với tận dụng nguồn lực từ bên ngoài.
1.2.5. Quan điểm xuất khẩu cà phê phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam.
1.3. Phương hướng và nhiệm vụ của Tổng công ty cà phê Việt Nam.
1.3.1. Phương hướng phát triển trong giai đoạn 2006-2010.
1.3.2. Nhiệm vụ năm 2006 của Tổng công ty.
2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM.
2.1. Về phía Tổng công ty.
2.1.1. Các giải pháp về sản phẩm.
2.1.2. Các nhóm giải pháp về thị trường.
2.1.3. Các giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh.
2.1.4. Nhóm biện pháp về tài chính.
2.1.5. Nhóm biện pháp về nhân lực.
2.1.6. Giải pháp về tổ chức quản lý ngành hàng và tham gia tổ chức quốc tế.
2.2. Về phía nhà nước.
2.2.1. Biện pháp về chính sách tài chính.
2.2.2. Biện pháp về chính sách thị trường.
a. Thị trường trong nước.
b. Chính sách với thị trường nước ngoài.
2.2.3. Các biện pháp và kiến nghị khác.
KẾT LUẬN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

kho trong nước (nội địa) để nhận hàng tại kho theo hợp đồng ngoại và thủ tục xuất hàng đi chỉ được thực hiện sau một thời hạn dài thậm chí hơn một năm gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
- Các công ty nước ngoài cũng đã thu hút một số lượng đáng kể nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn khá, kinh nghiệm làm việc lâu năm của các đơn vị xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty về làm việc dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, tiết lộ bí quyết kinh doanh và thiếu hụt nguồn cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty.
- Tại Việt Nam, do tính chất tự phát và manh mún nên hầu như không hình thành được những kênh riêng biệt cho việc thu mua, xuất khẩu từ người sản xuất - đại lý thu mua - người xuất khẩu - người nhập khẩu. Điều này làm cho thị trường cà phê trong nước bất ổn định và các nhà xuất khẩu cũng không thể trực tiếp ký được hợp đồng với các hãng rang xay nước ngoài để cung cấp cà phê với số lượng lớn, chất lượng ổn định trong thời hạn dài do không chắc chắn về nguồn nguyên liệu.
- Vốn cho kinh doanh xuất khẩu cà phê là một vấn đề bức xúc của nhiều đơn vị. Hầu hết các đơn vị kinh doanh cà phê phụ thuộc 100% vào nguồn vốn vay ngân hàng. Cho nên khi gặp rủi ro bị thua lỗ vụ này thì vụ sau sẽ rất khó có thể vay được vốn hay vay được rất ít so với nhu cầu. Do không đủ vốn nên nhiều đơn vị không tận dụng được cơ hội kinh doanh khi thị trường diễn biến có lợi cho thu mua hàng xuất khẩu.
- Hậu quả của tình trạng giật nợ, xù nợ từ những vụ trước chưa được giải quyết dứt điểm, các khoản nợ khó đòi, mất khả năng thanh toán,... đang ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều đơn vị kinh doanh không đủ trả nợ, trả lãi vay ngân hàng nhưng vẫn phải duy trì để đảm bảo công ăn việc làm và trả lương cho người lao động.
- Giá các loại vật tư, hàng hóa đều tăng, cước vận chuyển, tiền lương tối thiểu, giá nhân công tăng làm cho chi phí lưu thông tăng lên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của tất cả các đơn vị cũng như của Tổng công ty.
- Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên phải cam kết mở rộng thị trường, nới lỏng tiến tới loại bỏ các hàng rào thuế quan. Việc giảm thuế này tuy không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân nhưng sẽ gây nhiều khó khăn cho mặt hàng cà phê chế biến.
- Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cam kết gia nhập WTO... đòi hỏi chính phủ phải hạn chế tối đa việc hỗ trợ các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp không còn cách nào khác phải tự mình khẳng định mình, không nên trông đợi nhiều ở Nhà nước, phải chủ động hội nhập, chủ động cạnh tranh.
- Các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, EU ngày càng tăng cường áp dụng các rào cản phi thuế quan: đạo luật chống khủng bố sinh học của Hoa Kỳ, áp dụng quy định về giới hạn Ochratoxin A trong cà phê, các quy định về tiêu chuẩn cà phê khi xuất vào thị trường Nhật,... gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng. Ngoài việc áp đặt hợp đồng cà phê Châu Âu với nhiều điều khoản bất lợi cho người xuất khẩu, hiện tại Châu Âu đang xây dựng Bộ nguyên tắc cho cộng đồng cà phê, trong đó có quy định các tiêu chuẩn về môi trường, kinh tế và xã hội cho cà phê được lưu thông trên thị trường.
2. Tóm lược về tổng công ty cà phê việt nam.
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng công ty cà phê Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Chính phủ, có trụ sở tại số 5 Ông ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội. Tổng công ty có tên giao dịch quốc tế là VINACAFE (Vietnam National Coffee Corporation) được thành lập theo quyết định 251/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động trên cơ sở Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số : 44- CP ngày 15/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty cà phê Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/1995 mà tiền thân của nó là Liên hiệp các Xí nghiệp cà phê Việt Nam thành lập ngày 13/10/1982 theo quyết định 174/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng(nay là Thủ tướng Chính phủ).
Hiện nay, Tổng công ty có 60 đơn vị thành viên gồm các nông trường sản xuất, các nhà máy chế biến, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và các đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hoạt động trên cơ sở hạch toán độc lập, đồng thời có các quan hệ mật thiết với nhau và với các đơn vị sự nghiệp để hỗ trợ nhau trong tổ chức, nghiên cứu và phát triển với mục đích thực hiện sản xuất và kinh doanh cà phê có hiệu quả. Tất cả các đơn vị thành viên hoạt động độc lập về hạch toán và tuân thủ chấp hành điều lệ của Tổng công ty. Được hưởng lợi ích và chia lợi nhuận theo phần đóng góp vào Tổng công ty và đều chịu sự điều tiết của Tổng công ty về giá cả.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Tổng công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển. Hiện nay, Tổng công ty chiếm thị phần lớn của cà phê xuất khẩu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu cà phê của Tổng công ty chiếm hơn 25 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Đóng góp đáng kể vào việc thực hiện nhiệm vụ của ngành cà phê Việt Nam và góp phần thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển xuất nhập khẩu cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty.
2.2.1. Chức năng.
Tổng công ty cà phê Việt Nam được thành lập để sản xuất chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Vì vậy, Tổng công ty có 3 chức năng chính là sản xuất chế biến, thương mại và dịch vụ.
- Sản xuất và chế biến: Sản xuất chế biến cà phê, các mặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản và hàng tiêu dùng.
- Thương mại: Xuất khẩu cà phê, nông, lâm, thuỷ hải sản, các vật tư. máy móc trang thiết bị và hàng hoá tiêu dùng.
- Dịch vụ: Nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đào tạo và mở rộng phát triển nông nghiệp, xây dựng và vận tải...
2.2.2. Nhiệm vụ.
- Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước giao, tổ chức phân bổ vốn cho các đơn vị thành viên.
- Tổ chức, chỉ huy, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, nguồn hàng xuất nhập khẩu... Nhằm đạt được mục đích chiến lược của Tổng công ty và các đơn vị thành viên là:
+ Tìm kiếm thị trường xuất khẩu cà phê, nông sản, nhập vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành.
+ Phân bổ thị trường cung ứng hay tiêu thụ cho các đơn vị thành viên trên cơ sở có lợi nhất.
+ Tổ chức cung cấp chính xác và kịp thời về thông tin, thị trường, giá cả trong nước và thế giới cho các đơn vị thành viên.
+ Quản lý giá xuất nhập khẩu của Tổng công ty và công bố giá xuất khẩu cà phê và giá nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành trong từng thời điểm để các đơn vị thành viên phối hợp thực hiện, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán.
+ Giúp đỡ cho các doanh nghiệp thành viên tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
+ Tạo điều kiện giúp đỡ người nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
2.3. Cơ cấu tổ chứ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status