Toàn cầu hoá - pdf 17

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Toàn cầu hoá
2
thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với các sản phẩm có tính cạnh tranh của các nước ngoài Liên minh rõ ràng mang tính chất bảo hộ của chủ nghĩa bảo hộ.Thứ ba, biện pháp ưu đãi mậu dịch có tính khu vực “đẻ” ra nhân tố ngăn cản tự do hoá thương mại toàn cầu, tức là sự di chuyển mậu dịch có lợi cho nước xuất khẩu với giá thành rẻ và giảm hiệu ứng sáng taọ mậu dịch. Việc các nước châu Phi đã từng đi thuyết phục EU giảm thuế cho các sản phẩm nhiệt đới của họ là một bằng chứng.Hoàn toàn đối lập với quan điểm này, quan điểm thứ hai cho rằng: khu vực hoá là một bộ phận và là quá trình trung gian, là hòn đá lát đường cho toàn cầu hoá và còn có thái độ khẳng định đối với nó. Những căn cứ để hậu thuẫn cho quan điểm này là:Thứ nhất, khu vực hoá là một bộ phận của toàn cầu hoá nền kinh tế. Thực hiện lưu động tự do các yếu tố trong nội bộ khu vực sẽ đẩy nhanh sự xâm nhập lẫn nhau về vốn, làm sâu sắc sự phụ thuộc lẫn nhau về phân công quốc tế giữa các quốc gia thành viên từ đó thúc đẩy tiến trình nhất thể hoá sản xuất và tư bản toàn cầu.Thứ hai, các tổ chức có tính khu vực có tính bài tha nhất định, nhưng không phải là các tổ chức khép kín. Tính bài tha của chúng chỉ biểu hiện ở chỗ các nước thành viên trong tổ chức sẽ được ưu đãi hơn so với các nước bên ngoài nhưng vẫn mở rộng cửa đối với ngoài khu vực, tạo cho các nước đó sự đãi ngộ mà GATT (nay là WTO) quy định. Do đó, chúng “gạt bỏ có giới hạn, khép cửa nhưng không đóng kín”. Cả hai quan điểm đều nghe có vẻ hợp lý nhưng xét về căn cứ đưa ra thì hai quan điểm đều phiến diện. Theo tôi, đã có câu trả lời xác đáng: cần đánh giá tổng hợp hiệu ứng cuối cùng của khu vực hoá đối với nền kinh tế toàn cầu. Về mặt lượng, cần khảo sát hai chỉ tiêu: khu vực hoá có làm tăng mức mậu dịch thương mại toàn cầu và mậu dịch của khu vực này với ngoài khu vực hay không ? Ta đã biết thương mại là một khâu quan trọng không thể thiếu của tái sản xuất. Mở rộng tổng lượng thương mại thế giới tự nhiên sẽ thúc đẩy gia tăng tổng sản lượng thế giới. Đây là một chỉ tiêu đánh giá chính xác hiệu ứng của khu vực hoá đối với toàn cầu hoá. Ngoài ra tiêu chuẩn đánh giá trình độ khu vực hoá là mức độ tăng tỷ trọng thương mại trong khu vực trong tổng giá trị mậu dịch quốc tế của các nước thành viên khu vực này. Nhưng sự gia tăng giá trị tương đối của thương mại trong khu vực không nhất thiết có nghĩa là sự giảm thiểu giá trị tuyệt đối của thương mại khu vực này với ngoài khu vực. Nếu giá trị tuyệt đối của thương mại khu vực này với ngoài khu vực có thể gia tăng với tốc độ cao hơn so với trước khi toàn cầu hoá thì điều đó nói lên rằng khu vực có đóng góp toàn cầu hoá kinh tế. Sau đây vài con số minh chứng sự đóng góp này.Kể từ cuối những năm 50, từ khi mà các tổ chức liên kết kinh tế dần dần xuất hiện, thương mại quốc tế tăng 6% hàng năm. Đến 1980, 43% thương mại thế giới diễn ra trên cơ sở khu vực và 10 năm sau (1990), mậu dịch khu vực chiếm 52% thương mại thế giới. Thương mại của các khu vực với ngoài khu vực chỉ giảm về tỷ trọng chứ vẫn giữ ổn định, thậm chí tăng về số lượng chẳng hạn, mặc dù tỷ trọng của mậu dịch ASEAN với Nhật có giảm xuống giá trị mậu dịch vấn tăng đều hàng năm.Như vậy, thực tiễn về tình hình buôn bán giữa các khu vực và trên toàn cầu cho thấy khu vực hoá hoàn toàn có hiệu ứng tích cực đối với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Vì thế, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng quan điểm thứ hai đã nêu lên trên đây là hoàn toàn chính xác nếu như những căn cứ của nó đưa ra đầy đủ hơn.
II-/ NHỮNG CƠ HỘI THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ NỀN KINH TẾ.1-/ Cơ hộiVấn đề toàn cầu hoá cũng gây tranh cãi không ít về các cơ hội và thách thức nó đặt ra cho nền kinh tế thế giới. Tôi xin được bắt đầu bằng những cơ hội:Thứ nhất, toàn cầu hoá thông qua việc tháo bỏ các hàng rào thương mại trên toàn thế giới tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các loại công ty với các quy mô khác nhau tham gia vào thị trường thế giới. Nhờ đó, mức thương mại quốc tế luôn ở mức cao và ngày càng tăng. Và dĩ nhiên, trong gia tăng thương mại phải nhất quán với quán với gia tăng sản xuất. Đây là hai nhân tố quan trọng nhất đánh dấu sự tăng trưởng kinh tế thế giới.Thứ hai, toàn cầu hoá thông qua việc mở rộng tối đa đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo ra khả năng tài trợ cho công nghệ mới trong các ngành tin học và điện tử ở các nước công nghiệp phát triển giúp giảm bớt những chi phí trung lặp mà trước đây mỗi nước đơn lẻ phải tiến hành nghiên cứu và sản xuất, đồng thời tạo khả năng về vốn và công nghệ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước đang phát triển.Thứ ba, toàn cầu hoá thông qua việc tự do hoá các thị trường tài chính và thị trường tiền tệ, giúp cho Chính phủ và các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tiết kiệm toàn cầu và tham gia vào quá trình thu hút vốn khổng lồ mà họ chưa bao giờ thực hiện được trước đây, vì các thị trường này có đặc điểm nổi bật là có tính cơ động cao và khối lượng lớn.Thứ tư, toàn cầu hoá thông qua việc quốc tế hoá các phương tiện thông tin đại chúng, INTERNET ngày càng trở nên phổ biến, các chương trình truyền hình quốc tế ngày càng nhiều, các tờ báo quốc tế cũng tăng số
Ở những thập niên trước, nhiều quốc gia tìm cách bảo vệ nền kinh tế trong nước chống lại các lực lượng bên ngoài và hạn chế thặng dư chạy ra ngoài bằng những độ
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status